Làm thế nào để Google không thêm website vào URL blocklist?
03/04/2021 08:54 | Comments
Với sự thay đổi liên tục các thuật toán của Google thì tình trạng các website của doanh nghiệp bỗng nhiên bị thêm vào Google Url Blocklist là điều không còn hiếm gặp. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến lượt traffic và hiệu suất tổng thể của trang web. Dưới đây chúng tôi xin gợi ý các bạn cách ngăn chặn tình trạng này xảy ra hoặc xóa trang web khỏi Url blocklist.
Nội Dung Chính
Google URL Blocklist là gì?
Google URL Blocklist (Danh sách chặn URL của Google) là một tập hợp các địa chỉ web được các công cụ tìm kiếm vô hiệu hóa vì nhận thấy rằng chứa những yếu tố đáng ngờ hoặc nguy hiểm. Trang web được liệt kê trong danh sách chặn sẽ không xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google để bảo vệ người dùng khỏi bất kỳ phần mềm độc hại tiềm ẩn nào hoặc các plugin không an toàn. Mặc dù hầu hết các trang web bị đưa vào danh sách chặn đều thực sự vi phạm quy tắc nào đó của Google, tuy nhiên cũng có rất nhiều quản trị viên các website phản ánh rằng dù họ không vi phạm, website cũng bị vô hiệu hóa. Đôi khi họ thậm chí không biết điều đó đã xảy ra và chỉ nhận ra khi thu nhập của họ bắt đầu giảm hoặc lưu lượng truy cập đột nhiên thấp kỷ lục. Trên thực tế, Google chặn khoảng 10.000 trang web mỗi ngày, vì vậy, sai số là điều dễ dàng xảy ra. Để ngăn điều này xảy ra, bạn cần đảm bảo rằng bảo mật trang web của bạn đủ chặt chẽ để đáp ứng các quy tắc và quy định nghiêm ngặt của Google.
Làm thế nào để Google không thêm website của bạn vào URL blocklist?
URL có thể bị chặn vì nhiều lý do khác nhau như:
1. Plugin không an toàn
Plugin là công cụ được chủ sở hữu trang web, quản trị viên web và nhà phát triển web thường xuyên sử dụng để thêm các tính năng bổ sung cho trang web. Chúng có thể cực kỳ hữu ích và có thể nhanh chóng biến một trang web thông thường thành một công cụ hấp dẫn và tiện dụng hơn đối với người dùng. Tuy nhiên, vì plugin có thể được phát triển và phát hành bởi bất kỳ ai nên có thể khá khó khăn để biết plugin nào sẽ an toàn để cài đặt trên trang web của bạn. Theo dữ liệu về các vấn đề tồn tại trên WordPress, gần 18% là lỗ hổng plugin. Các plugin không an toàn có thể bị kẻ gian lợi dụng để đưa phần mềm độc hại vào và thường được tin tặc sử dụng để dễ dàng truy cập vào trang web của bạn.
2. Chứa các thông tin lừa đảo
Theo báo cáo của Google, chỉ trong tháng 3 năm 2020, có đến hơn 60.000 trang web lừa đảo đã được người dùng báo cáo. Nhiều kẻ gian sử dụng các website để truy cập vào thông tin cá nhân của người dùng, chẳng hạn như chi tiết thẻ ngân hàng bằng cách lừa họ nhấp vào một liên kết gây hiểu lầm. Những vụ hack tài khoản ngân hàng ngày càng trở nên cực kỳ phổ biến trên toàn cầu và gióng lên hồi chuông xét duyệt website với Google để ngăn chặn tình trạng này. Chính vì những lý do này mà các công cụ tìm kiếm đang vô hiệu hóa bất kỳ trang web nào có nghi vấn chứa các liên kết lừa đảo. Điều tồi tệ nhất là nhiều chủ sở hữu trang web thậm chí không biết rằng trang web của họ có chứa các liên kết lừa đảo và tin tặc thường cố gắng kiểm soát một trang web trước khi đăng các liên kết độc hại của họ lên đó.
3. Trojan horse
Trojan horse là một loại virus hoặc phần mềm độc hại được ngụy trang thành một thứ gì đó tưởng như bình thường và vô hại. Tội phạm mạng thường ẩn một tệp độc hại bên trong một phần mềm, sau đó lây nhiễm vào máy tính khi phần mềm được tải xuống. Trojan Horse cũng là một dạng lừa đảo mạng vì chúng được thiết kế đặc biệt để lừa ai đó cài đặt phần mềm có hại mà họ không biết.
4. Website defacement (Phá hoại website)
Website defacement được hiểu đơn giản là cuộc tấn công của hacker muốn thay đổi nội dung hoặc giao diện trang web thông qua một điểm yếu nào đó. Thông thường, các hacker sẽ tận dụng các lỗ hổng qua các link lừa đảo, virus trojan horse hay các phần mềm độc hại nào đó. Một số tin tặc sẽ có thể tạo nội dung gần giống với nội dung trên website của bạn, có nghĩa là người dùng thậm chí có thể không nhận thấy bất cứ điều gì khác biệt.
5. SEO Spam
SEO hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đã không còn xa lạ với những ai xây dựng website như một kênh thông tin chính thống của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lạm dụng SEO có thể có tác động tiêu cực đến thứ hạng của một trang web. Một hình thức spam SEO phổ biến là nhồi nhét từ khóa. Google sử dụng các từ khóa từ truy vấn của người dùng để đối sánh với nội dung các trang web có liên quan nhất để xếp hạng. Một số người nghĩ rằng càng ôm đồm nhiều keyword, trang web của họ sẽ càng có nhiều cơ hội xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm dẫn đến tình trạng SEO spam và bị Google phạt khá nặng.
Cách kiểm tra website đã bị thêm vào URL blocklist
Có nhiều công cụ có thể cho bạn biết liệu trang web của bạn có bị chặn hay không. Họ cũng sẽ cho bạn biết các URL cụ thể đang gây ra sự cố, sau đó bạn có thể xử lý, sửa chữa hoặc xóa khi cần thiết.
- Kiểm tra trên Google Search Console
- Xem có bất kỳ sự sụt giảm lớn nào về traffic thông qua tài khoản Google Analytics
- Công cụ sitechecker: kiểm tra xem domain hoặc IP của mình có bị liệt kê trên cơ sở dữ liệu chống thư rác hay không
Như đã đề cập, việc một trang web bị liệt vào blocklist của Google sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới traffic. Khá dễ dàng để thấy rằng sự sụt giảm lưu lượng truy cập lớn như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến hoạt động kinh doanh, tăng trưởng và lợi nhuận của công ty vì nhiều doanh nghiệp đã sử dụng website như một kênh bán hàng chính. Không quan trọng bạn đang sử dụng trình duyệt nào, cho dù đó là Chrome, Internet Explorer. URL được liệt kê trong danh sách chặn sẽ không bao giờ hiển thị nội dung khi bạn tìm kiếm. Cách duy nhất để tránh khỏi danh sách chặn là đảm bảo rằng không có gì sai phạm xảy ra trên trang web của bạn.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn một lời cảnh báo khi đăng tải bất kỳ nội dung gì thông qua website doanh nghiệp đang phát triển.
Bài viết liên quan
- Doanh nghiệp nhỏ nên làm SEO hay Google Ads trước?
- Google ngày càng thẳng tay hơn trong vấn đề quyền riêng tư
- Muốn tăng thứ hạng trên Google cần đáp ứng được Core Web Vitals
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn
Nguồn: chinmedia.vn