Nhiều chuyên gia dự đoán, năm 2023 là một năm khó khăn của thị trường quảng cáo. Theo thống kê của WARC Media, mức tăng trưởng quảng cáo sẽ giảm xuống chỉ còn 2,6% trong năm 2023, con số này là 8,3% vào năm 2022. Khi ngân sách quảng cáo được thắt chặt, các nhóm tiếp thị trên thế giới nhận thấy rằng họ cần tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo để đảm bảo mọi khoản chi tiêu đều tạo được hiệu quả tối ưu. Vì vậy, MarcomCentral đã đề xuất 6 xu hướng tiếp thị toàn cầu trong năm 2023, giúp marketer và doanh nghiệp lập kế hoạch hiệu quả.

1. Nhấn mạnh mục tiêu thương hiệu

Với sự phát triển của tiếp thị kỹ thuật số, các thương hiệu trên thị trường có cơ hội tiếp cận bình đẳng với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và phát triển một mục tiêu thương hiệu (Brand Purpose) khác biệt, xác thực, đáng tin cậy để trở nên nổi bật trên thị trường cạnh tranh. Một tuyên bố sứ mệnh rõ ràng, mạnh mẽ giữ vai trò nền tảng cho sự phát triển của mọi thương hiệu. Mục tiêu thương hiệu chi phối cách một thương hiệu định vị trên thị trường cạnh tranh, định hình giá trị thương hiệu và nhận thức của công chúng về chính thương hiệu đó.

Nhấn mạnh mục tiêu thương hiệu.

Nhận thấy tầm quan trọng của mục tiêu thương hiệu, nhiều doanh nghiệp ngày nay đã đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) bằng việc tạo ảnh hưởng tích cực đến nhân viên, khách hàng; nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong cộng đồng và xã hội. Điển hình như các chiến dịch CSR của LEGO trong thời gian vừa qua. Thương hiệu đã hợp tác cùng nhiều tổ chức phi chính phủ như Quỹ Động vật hoang dã Thế giới, Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc,… để đẩy mạnh các hoạt động có ích cho cộng đồng. Ngoài ra, LEGO cũng cam kết giảm lượng khí thải carbon và hướng tới mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2030. Thương hiệu thành lập nhà máy trung hoà carbon đầu tiên tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam và dự kiến bắt đầu sản xuất vào năm 2024. Thông qua các hoạt động thân thiện với môi trường, LEGO đã nhận được những phản hồi, hưởng ứng tích cực từ người tiêu dùng.

2. Tận dụng nội dung do người dùng tạo

Tính xác thực là đặc điểm chính mà người dùng tìm kiếm ở một thương hiệu. Trong một cuộc khảo sát thị trường, khoảng 90% người tiêu dùng tiết lộ rằng tính xác thực là yếu tố then chốt khi họ lựa chọn một thương hiệu. Số liệu này cũng góp phần lý giải cho sự phát triển của nội dung do người dùng tạo (user-generated content hay UGC).

Bằng việc sử dụng nội dung do người dùng tạo như những đánh giá, phản hồi của khách hàng, thương hiệu tăng được tính xác thực cho thông tin mà không cần đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực vào việc sản xuất nội dung. Đồng thời, loại nội dung này cũng chứng minh hiệu quả trong trong việc thúc đẩy sự tham gia và tương tác của người dùng trên phương tiện truyền thông xã hội góp phần tăng chuyển đổi và gia tăng doanh thu.

Tận dụng nội dung do người dùng tạo.

Hàng năm vào dịp ra mắt sản phẩm mới, GoPro sẽ phát động thử thách mang tên GoPro Million Dollar Challenge. Thử thách này khuyến khích người dùng GoPro mua sản phẩm mới nhất vào tạo ra những nội dung UGC chất lượng để nhận được giải thưởng lên đến hàng triệu USD. Trong năm 2019, đã có 42 nghìn video và 45 nhà sáng tạo chiến thắng giải thưởng. Số lượng nội dung người dùng tạo khổng lồ giúp GoPro duy trì nhịp đăng bài đều đặn trên YouTube với tần suất xuất bản gấp 4 lần so với các đối thủ cạnh tranh.

3. Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Trải nghiệm khách hàng là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Thống kê cho thấy, 86% người mua sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có được trải nghiệm tốt. Đồng nghĩa rằng khi khách hàng được cung cấp một trải nghiệm tốt, họ có khả năng chi tiêu nhiều hơn và xác suất quay lại với thương hiệu cao hơn.

Ngày nay, các thương hiệu có xu hướng nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng cách ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, máy học và thực tế ảo/tăng cường. Ví dụ, chuỗi cửa hàng bách hoá cao cấp của Mỹ Nordstrom đã triển khai hoạt động “Gương ảo của Nhà tạo mẫu sắc đẹp” tại chi nhánh New York. Hoạt động này cho phép khách “thử” các xu hướng trang điểm được hỗ trợ bởi công nghệ AR trước khi mua sản phẩm.

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

4. Triển khai tiếp thị hội thoại

Tiếp thị hội thoại là hình thức mà doanh nghiệp đối đáp trực tiếp, theo thời gian thực với khách hàng. Với mục đích nâng cao sự tương tác và trải nghiệm của khách hàng bằng cách cung cấp những giải pháp tức thời, tiếp thị hội thoại giúp tăng mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.

Hình thức tiếp thị hội thoại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho công ty phần mềm tài chính Ellie Mae. Bằng cách sử dụng các chatbot (hộp trò chuyện) để tư vấn khách hàng, Ellie Mae đã tăng 165% số yêu cầu demo hàng ngày.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

5. Áp dụng tiếp thị đa kênh

Tiếp thị đa kênh là việc doanh nghiệp bán hàng trên các kênh khác nhau (cửa hàng, website, sàn thương mại điện tử, ứng dụng điện thoại,…) theo một cách nhất quán, liên tục, giúp quá trình mua hàng của khách hàng được tiện lợi, thông suốt thực hiện bằng bất kỳ hình thức nào. MarcomCentral đánh giá những doanh nghiệp nào trao quyền cho khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm phù hợp với từng khách hàng sẽ là những “người chiến thắng” trong năm 2023.

Áp dụng tiếp thị đa kênh.

6. Giải đáp thắc mắc của khách hàng qua nội dung tiếp thị

Một thống kê từ công ty dữ liệu Jumpshot cho biết 50,33% tìm kiếm trên Google không dẫn đến hành động nhấp. Điều này đồng nghĩa khi người dùng tìm kiếm một thông tin nào đó trên Google, phần lớn trong số họ đã không nhấp vào bất kỳ đường link, liên kết hay kết quả nào.

Vì vậy, MarcomCentral khuyến cáo thương hiệu nên phát triển chiến lược tiếp thị nội dung theo hướng giải đáp thắc mắc cho khách hàng thay vì dựa trên kiến thức hay phương pháp quảng cáo truyền thống: “Các thương hiệu nên phát triển những nội dung giải đáp trực tiếp thắc mắc của khách hàng mà không yêu cầu họ phải nhấp vào liên kết website để tìm hiểu thêm. Điều này là do sự lên ngôi của các nền tảng mạng xã hội khuyến khích nội dung gốc. Vì vậy, những thương hiệu tạo ra nội dung thú vị, súc tích và đáng nhớ sẽ có được thứ hạng cao trong lòng khách hàng mục tiêu.” 

Nguồn: Advertisingvietnam

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.