Khi tracking website qua Google Analytics bạn cần chú ý những thông số nào?
25/07/2020 09:43 | Comments
Công cụ Google Analytics giúp các marketer rất nhiều trong việc đánh giá và đo lường độ hiệu quả của website. Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi đến với 4 thông số cơ bản khi bạn sử dụng Google Analytics nhé!
1. USER
Có thể nói, trong tháp dữ liệu Google Analytics thì chỉ số người dùng (User) đóng vai trò tối quan trọng. User cho biết số lượng người dùng truy cập vào website trong một thời điểm nhất định. Mỗi người dùng khi truy cập vào website sẽ được GA gắn cho một Client ID tương tự số chứng minh cho mỗi người dân.
Vậy Client ID là gì? Client ID là một dãy số duy nhất được đặt cho mỗi người truy cập website trên một thiết bị hay trình duyệt web. Và vì Client ID chỉ được dùng cho duy nhất một thiết bị hay trình duyệt nên khi người dùng truy cập vào website từ một thiết bị khác hoặc từ những nền tảng web khác thì một ID mới sẽ được tạo ra và được tính là một User mới. Đây được coi là một khuyết điểm của Google Analytics và nó đã được khắc phục khi Google tung ra bản Universal Analytics.
Chúng ta có hai loại User: New User và Returning User. Trong đó, New User là những người lần đầu tiên truy cập vào trang web của bạn còn Returning User là những người dùng quay trở lại website của bạn.
2. SESSION
Session hay còn được gọi là Phiên hành động chính là những tương tác của người dùng lên website trong một khoảng thời gian cụ thể. Khi người dùng bắt đầu truy cập vào website thì đó được tính là một session. Phiên truy cập này sẽ kết thúc nếu như sau 30 phút người dùng không có thêm bất kỳ tương tác nào với website.
Session cho bạn biết được tổng số lần người dùng tương tác với website. Việc session tăng lên hay giảm đi cũng giúp người quản lý website tìm ra lý do và cách điều chỉnh trang web của mình. Cũng bởi lý do đó mà session nên được so sánh theo tuần, tháng đều đặn để bạn có thể đưa ra những thay đổi hợp lý. Ví dụ như khi so sánh session theo tuần sẽ biết được rằng nguồn Facebook có lượng session nhiều hơn so với Instagram, từ đó có thể có những chiến lược tối ưu nguồn Facebook nhiều hơn để gia tăng lượng truy cập.
3. SESSION DURATION
Session duration chính là thời gian hoạt động trên website của người dùng. Một user có thể chỉ ở lại website của bạn từ 0-10 giây, nhưng cũng có user ở lại trong website của bạn từ 1-2 tiếng. Chính vì thời lượng ở lại website khác nhau mà người ta có thể phân chia ra các nhóm Users khác nhau, từ đó sử dụng những chiến lược khác nhau để tiếp cận các nhóm khách hàng đó.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Ví dụ, từ hình trên ta có thể nói thời gian truy cập trung bình là 3 phút 05 giây. Ngoài ra, khi đã biết được thời lượng truy cập trang web của khách hàng, bạn cũng có thể tự đánh giá xem content đó đã đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng hay chưa và từ đó tiếp tục cải thiện hơn.
4. BOUNCE RATE
Bounce rate chính là phần trăm số lượng người vào website và rời đi. Họ không có bất kỳ một thao tác nào khác nữa trên trang web của bạn. Ví dụ: bounce rate website của bạn là 60%, nghĩa là trong 100 người vào website, chỉ có 40 người xem thêm nội dung khác, còn lại 60 người là rời đi.
Bounce rate là chỉ số có ở tất cả mọi website, tuỳ vào loại hình và lĩnh vực website hoạt động mà bounce rate sẽ cao hoặc thấp. Tuy nhiên bounce rate nên nằm trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 60%. Đối với những website tin tức, bounce rate của họ sẽ rất thấp vì người dùng dừng lại đọc hết tin này đến tin khác, họ hiếm khi kén chọn tin tức. Còn lại hầu hết là những website được tìm kiếm trên Google, hoặc thấy trên các trang quảng cáo, thì bounce rate sẽ cao hơn rất nhiều.
Ngoài ra, một số website với hình ảnh, bài viết kém chất lượng và không hấp dẫn cũng sẽ là lý do để bounce rate tăng cao. Vì vậy mà một website nên đảm bảo không quá nặng để có thể load dễ dàng nhanh chóng, nội dung phải đầy đủ hấp dẫn, hình ảnh và ngôn từ sáng tạo cũng như luôn có những liên tưởng ví dụ trong bài viết để có thể giữ chân khách hàng.
Kết
Có thể nói, với nền tảng Digital Marketing như hiện tại, mỗi chúng ta nên trang bị cho bản thân những kiến thức bổ ích cũng như không ngừng tìm hiểu, áp dụng cái mới vào công việc. Có như vậy thì công việc của chúng ta sẽ trở nên đơn giản hơn mà kết quả thì luôn rất đáng mong đợi. Và với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin như hiện nay, mỗi người nên tự trang bị cho bản thân những công cụ, những “trợ thủ” đắc lực như Google Analytics.
Bài viết liên quan
- Cách làm marketing với dữ liệu Google analytics data
- In-Page Analytics: Công cụ giúp phân tích website một cách trực quan nhất
- Tổng quan về Digital Analytics
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn
Theo camnest.vn