Một sản phẩm khi được tung ra ngoài bạn cần phải cân đối và đưa ra một giá hợp lý để thỏa mãn tất cả mọi người và chính mình. Giá là yếu tố hết sức quan trọng vào sự thành công của sản phẩm đó. Vậy làm thế nào để có thể xác định giá một cách chính xác thì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nhé.

khi-dinh-gia-san-pham-ban-can-chu-y-nhung-dieu-gi

1. Tạo ra được sản phẩm, dịch vụ rồi, thì bán với giá nào?

Xác định một mức giá bán sản phẩm, dịch vụ để có doanh thu, để khách hàng có thể mua được thì sẽ không quá khó, chẳng hạn như chỉ cần nó không bị quá đắt đỏ. Tuy nhiên, vấn đề là nếu giá bán quá thấp, doanh nghiệp có thể cũng sẽ không có đủ lợi nhuận. Khi ấy, để đảm bảo kinh doanh có lãi, người làm kinh doanh sẽ lại cần định một mức giá cao hơn toàn bộ chi phí hoạt động của doanh nghiệp trên một sản phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn định một mức giá quá cao thì doanh số sẽ sụt giảm mạnh, quá ít khách hàng sẽ mua sản phẩm, dịch vụ. Đây chính là bài toán nan giải với mọi doanh nghiệp, khi mà giá quá thấp thì có thể thua lỗ, mà nếu giá quá cao thì có thể không có đủ doanh thu.
Vậy đâu mới là một mức giá hợp lý cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?

2. Như thế nào là một mức giá hợp lý?

Một mức giá hợp lý cần phải đảm bảo cả 3 tiêu chí:

(1) Đáp ứng được khả năng chi trả của khách hàng;
(2) Đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp;
(3) Phù hợp với định vị.

Bản chất của marketing là việc đi thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, giá của sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ cần phải phục vụ cho điều đó. Giá bán của sản phẩm, dịch vụ sẽ phải đáp ứng được khả năng chi trả của khách hàng. Rõ ràng, nếu định một mức giá quá cao, sẽ rất ít khách hàng có thể mua được. Tuy nhiên, mục tiêu lâu dài của kinh doanh cũng sẽ vẫn là lợi nhuận, chúng ta sẽ không thể định mức giá bán không có lãi trong tầm nhìn dài hạn của mình. Hơn thế nữa, giá bán cũng cần phải tương đương với mức chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta đã chọn để phục vụ phân khúc khách hàng mục tiêu của mình. Nói cách khác, giá bán cần phải phù hợp với chiến lược định vị.

3. Định giá như thế nào là đúng chiến lược?

Hãy nhớ lại, marketing là việc mà doanh nghiệp sẽ cần phải thoả mãn nhu cầu của khách hàng, nhưng không những thế, chúng ta còn phải thoả mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn đối thủ. Xác định một mức giá bán hợp lý cũng chính là một trong những cách, một trong những chiến lược giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các đối thủ của mình.

Rõ ràng, nếu chất lượng sản phẩm dịch vụ của bạn tương đương với đối thủ, nhưng giá lại cao hơn, thì khách hàng sẽ chẳng có lý do gì để lựa chọn bạn. Ngoài ra, nếu bạn định một mức giá cũng lại quá cao so với chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà mình tạo ra, thì khách hàng nếu có mua thì cũng sẽ không bao giờ mua lại lần hai, và có thể sẽ đi chia sẻ trải nghiệm tồi tệ đó cho mọi người xung quanh.

Cụ thể, chúng ta sẽ có 3 lựa chọn về chiến lược định giá, luôn phải đi kèm với chiến lược sản phẩm, dịch vụ như sau:

(1) Chiến lược giá cao, đi kèm với sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao
(2) Chiến lược giá trung bình, đi kèm với sản phẩm, dịch vụ chất lượng trung bình hoặc cao
(3) Chiến lược giá thấp

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Nguyên lý chung của chiến lược định giá ở đây đó là, doanh nghiệp cần phải xác định mức giá tương xứng với chất lượng sản phẩm tạo ra, định giá phù hợp với chiến lược định vị. Nói rộng hơn, mức giá này và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ phải tương ứng với phân khúc khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đã chọn lựa để phục vụ.

4. Cách thức để xác định mức giá cụ thể cho một sản phẩm, dịch vụ như thế nào?

Giá của một sản phẩm, dịch vụ bất kỳ, đương nhiên, sẽ có thể giao động từ mức thấp nhất là 0 đồng (miễn phí), đến mức cao nhất là vô cùng (không giới hạn). Để xác định được mức giá bán hợp lý đảm bảo được cả 3 tiêu chí đã đặt ra từ đầu, chúng ta chỉ cần dần dần thu hẹp lại khoảng giá đó. Tức là, chúng ta sẽ nâng dần mức giá thấp nhất, và hạ dần mức giá cao nhất, để từ đó, tiến sát tới mức giá bán phù hợp nhất cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Cụ thể, quy trình định giá căn bản sẽ có 6 bước như sau:

• Bước 1: Xác định mức giá bù đắp chi phí tạo ra sản phẩm
• Bước 2: Xác định mức giá thấp nhất trong các sản phẩm tương tự trên thị trường
• Bước 3: Xác định mức giá cao nhất trong các sản phẩm tương tự trên thị trường
• Bước 4: Thu hẹp lại khoảng giá dựa theo định vị đã chọn
• Bước 5: Định mức giá bán chuẩn cụ thể, đi một trong 3 cách:

(1) Cộng thêm giá trị của phần khác biệt so với đối thủ
(2) Cộng thêm lợi nhuận trên một sản phẩm mong muốn
(3) Chọn giá theo mức sản lượng có tổng lợi nhuận cao nhất

• Bước 6: Cộng vào các khoản tăng thêm để bán hàng như chiến khấu cho đại lý, hay hoa hồng cho đội ngũ bán hàng.

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo marsal