Khái niệm và cách đo lường giá trị thương hiệu doanh nghiệp
09/03/2023 08:46 | Comments
Giá trị thương hiệu (brand value) không những là tài sản mà nó còn là yếu tố quyết định quan trọng để khách hàng chọn mua hàng của ta hay đối thủ.
Đánh giá sự phát triển của một doanh nghiệp không chỉ dựa vào yếu tố tài sản sở hữu mà còn dựa vào brand value (giá trị thương hiệu). Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức và đầu tư lớn cho việc phát triển này. Bài viết sau sẽ giải thích cho bạn đọc brand value là gì, cùng chúng tôi khám phá để hiểu hơn về cách đo lường giá trị thương hiệu.
Nội Dung Chính
Brand value là gì?
Brand value hay còn được gọi là giá trị thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Đo lường giá trị thương hiệu cần trải qua một quá trình đánh giá phức tạp và dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
Nếu một công ty được hợp nhất hay được doanh nghiệp khác mua lại, họ sẽ trả tiền để được sử dụng tên, biểu tượng và đặc điểm nhận dạng thương hiệu của bạn. Hiểu theo một cách khác, giá trị thương hiệu là số tiền mà bạn bỏ ra để thiết kế, quảng bá và đầu tư để đẩy một thương hiệu mới lên thị trường.
Các thành phần của giá trị thương hiệu
Để đo lường giá trị thương hiệu, doanh nghiệp cần dựa trên 4 yếu tố cơ bản dưới đây.
Hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu là những dấu ấn mà người tiêu dùng hay công chúng đến một hay một số đặc trưng của thương hiệu. Nó xuất phát từ cảm nhận, niềm tin và kiến thức mà khách hàng có được sau khi tiếp xúc với thương hiệu, cả hình ảnh tốt và hình ảnh xấu.
Hình ảnh này có liên quan trực tiếp tới lợi ích, công dụng và thuộc tính hữu ích trong sản phẩm của công ty. Hình ảnh tạo ra mối liên hệ tốt giúp người tiêu dùng khôi phục thông tin về thương hiệu đó. Hình ảnh thương hiệu càng khác biệt và tích cực càng giúp doanh nghiệp mở rộng thương hiệu.
Nhận biết thương hiệu
Nhận biết thương hiệu là một thành phần quan trọng trong giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Nó được đề cập tới khả năng của một khách hàng để nhận dạng, phân biệt các đặc điểm của thương hiệu đó với các thương hiệu khác trên thị trường. Đồng thời giúp tăng tính gợi nhớ tới thương hiệu của người tiêu dùng. Nhận biết thương hiệu được xem như một yếu tố cấu thành của sản phẩm nhất định.
Lòng trung thành thương hiệu
Để đo lường giá trị thương hiệu, doanh nghiệp cần chú ý vào lòng trung thành thương hiệu. Đây là một nhân tố cốt lõi của brand value và thể hiện sự gắn bó của khách hàng.
Sự trung thành với doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất khi khách hàng tìm mua cho bằng được sản phẩm thuộc thương hiệu đó dù bị cạnh tranh bởi giá, chất lượng. Chỉ số lòng trung thành càng cao thì số lượng khách hàng gắn bó càng lớn và khả năng mở rộng tệp khách hàng càng cao.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Nếu duy trì được lòng trung thành của khách hàng, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được lợi nhuận, doanh số và nâng cao chiến lược phát triển trong tương lai. Điều này thể hiện sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn so với các thương hiệu khác trên thị trường. Bạn phải để người tiêu dùng cảm nhận được giá trị của sản phẩm và chất lượng dịch vụ, khách hàng mới quay trở lại ủng hộ cho thương hiệu.
Cảm nhận của khách hàng
Chất lượng cảm nhận của khách hàng là yếu tố đầu tiên mà khách hàng căn cứ vào đó để ra quyết định mua hàng. Các nghiên cứu của các nhà phân tích thị trường của Mỹ đã cho thấy các nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng là nhân tố quan trọng hàng đầu.
Yếu tố này được xếp trên các yếu tố khác như thị phần, hoạt động nghiên cứu, phát triển R&D hay chi phí cho Marketing của doanh nghiệp. Cảm nhận khách hàng tốt giúp doanh nghiệp gia tăng lượng lợi nhuận trên vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Cách đo lường giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp
Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách đo lường giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Giá trị vô hình của thương hiệu
Giá trị vô hình của thương hiệu là một cách để đo lường giá trị thương hiệu. Nhiều khách hàng chịu chấp nhận mua sản phẩm của những thương hiệu có tiếng thay vì một sản phẩm cùng loại của hãng ít nổi tiếng hơn. Trên thực tế, rất khó để tách rời các giá trị vô hình ra khỏi giá trị thương hiệu.
Một khảo sát đã được tiến hành yêu cầu khách hàng định giá cho xe hơi khi chỉ nhìn vào hình ảnh của nó. Chiếc xe được giữ nguyên nhưng phù hiệu mang tên thương hiệu được thay đổi sau mỗi lần khảo sát. Kết quả là nếu chiếc xe được gắn một phù hiệu của hãng nổi tiếng, giá của nó liên tục được đẩy lên cao. Trong tình huống này, giá trị vô hình của thương hiệu đóng góp tới 10% tổng giá trị bán lẻ sản phẩm.
Lợi thế thương mại
Cách thứ hai để đo lường giá trị thương hiệu là lợi thế thương mại. Nó dựa trên năng suất, chất lượng của đội ngũ nhân viên doanh nghiệp và bí quyết kinh doanh, hợp đồng,… Giá trị này bao gồm các yếu tố quan trọng sau:
- Lợi thế tự nhiên như vị thế độc quyền trên thị trường, đặc ân từ chính quyền. Hoặc là doanh nghiệp tiên phong trong một thị trường ngách giàu tiềm năng.
- Tài sản gặp khó khăn trong việc định giá chính xác vì chúng có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực.
- Tài sản vô hình mang tính tách biệt rõ như hệ thống phân phối, đội ngũ nhân sự chủ lực, tệp khách hàng trọng tâm.
Định giá thương hiệu
Trong những năm gần đây, các tổ chức kinh tế toàn cầu thường đưa ra xếp hạng về đo lường giá trị thương hiệu. Một trong những tổ chức uy tín nhất hiện nay là Interbrand, đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Các tiêu chí từ chiến lược mở rộng thương hiệu, phân bổ chi phí Marketing đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp,…
Tuy nhiên cũng không nên quá phụ thuộc vào xếp hạng này bởi nó vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Bởi các chuyên gia khẳng định rằng thương hiệu là tài sản có giá trị và nên được đưa vào bảng cân đối kế toán.
Sản phẩm và dịch vụ không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến sự thành công của một thương hiệu. Doanh nghiệp cần đo lường giá trị thương hiệu và đầu tư xây dựng thương hiệu bằng một chiến lược mạnh mẽ. Có như vậy, doanh nghiệp mới đạt được những mục tiêu dài hạn và bứt phá doanh thu trong quá trình kinh doanh.
Triển khai SEO & Inbound Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu bền vững
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…
Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.
Nguồn tham khảo: Bizfly
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.