Dù là khái niệm rất phổ biết, song ít ai hiểu rõ về URL. Đây là chữ viết tắt của Uniform Resource Locator, nó là cách thức để người dùng truy cập đến một tài nguyên mạng của máy tính với khả năng tạo ra khả năng siêu liên kết cho website.

URL có lẽ là thuật ngữ đã quá đỗi quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người đặc biệt là những người làm SEO. Tuy nhiên, để hiểu một cách rõ ràng và cặn kẽ về khái niệm URL là gì cũng như những lợi ích và ý nghĩa của URL đối với sự phát triển website như thế nào thì không phải ai cũng có thể hiểu và có kiến thức về nó.

Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này tại nội dung dưới đây.

Khái niệm URL là gì?

URL (tên viết tắt của Uniform Resource Locator) là một phương tiện, cách thức giúp người dùng có thể truy cập đến tài nguyên mạng của máy tính với khả năng tạo ra nhiều siêu liên kết cho các website dễ dàng. Mỗi tài nguyên mà người dùng truy cập đều được gán một địa chỉ IP hay đường link cố định. Bạn chỉ cần nhập địa chỉ hay đường link nói trên và tìm kiếm là đã có thể đi đến website mà mình mong muốn.

Ví dụ: Đường dẫn link hoặc địa chỉ website của Inbound Marketing Agencty: https://inboundmarketing.vn/

URL là gì?

Phân loại URL

Hiện nay, hầu hết các trang web trên thế giới đều sẽ có cả 2 loại URL, đó là:

  • URL dạng động (?id=): Đây là URL có khả năng thay đổi thường thấy ở các website diễn đàn hay website được thiết kế với mã nguồn mở. Dạng website này không được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao.
  • URL dạng tĩnh (.html): Đây là dạng URL không thể thay đổi và được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn từ đó website trở nên thân thiện và tối ưu hơn.

Cấu trúc của URL gồm những gì?

Vào đầu năm 1994, cấu trúc URL được xác định bởi một nhà khoa học vĩ đại người Anh, người đã tạo ra trình duyệt web đầu tiên trên thế giới – Sir Tim Berners- Lee. Một URL với đầy đủ các thành phần sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản dưới đây:

Scheme URL

Scheme URL (giao thức kết nối) biểu thị giao thức mà ứng dụng và máy chủ giao tiếp, gồm 3 dạng giao thức chủ yếu sau:

  • Truyền tải siêu văn bản (HTTP): Xác định hành động của máy chủ web và trình duyệt cần thực hiện và đáp ứng một lệnh nào đó.
  • An toàn (HTTPS): Là dạng HTTP hoạt động với lớp bảo mật, mã hoá để đảm bảo mọi thông tin được truyền tải một cách an toàn.
  • Truyền tệp tin (FTP): Là giao thức truyền tải file dữ liệu qua internet.

Hiện nay, việc sử dụng Scheme URL không còn cần thiết như trước nữa bởi trình duyệt có thể tự động lựa chọn giao thức phù hợp với trang web, Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp bắt buộc phải dùng đến.

Cấu trúc của URL gồm những gì?

Authority URL

Authority URL là phần bắt đầu sau 2 dấu gạch chéo nối tiếp giao thức bao gồm World Wide Web và tên miền:

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng
  • Domain: Trong hệ thống phân miền thì đây chính là tên miền cao cấp nhất được sử dụng để lấy địa chỉ IP thành địa chỉ đơn giản và dễ nhớ hơn. Các loại tên miền cao cấp phổ biến hiện nay đó là: .net, .com và .gov
  • Subdomain: Do DNS là một hệ thống phân cấp vì vậy những yếu tố như ‘WWW” là tên miền phụ của tên miền cao cấp nhất “.com”. Ví dụ: tên miền đăng ký Google.com có một số tên miền phụ như “news.google.com” hay “www.google.com”

Thành phần bổ sung của một URL là gì?

Dưới đây là 3 thành phần chính bổ sung của URL mà chúng tôi đưa ra để giúp bạn có thể hiểu hơn về khái niệm này:

  • Path (đường dẫn): Đường dẫn Path sẽ giúp bạn đi đến thư mục hay file trên máy chủ một cách chính xác được bắt đầu bằng dấu gạch chéo và có các dấu gạch chéo nữa giữa các thư mục và thư mục con.
  • Query (truy vấn): Phần truy vấn Query được sử dụng để thực hiện tìm kiếm hay khi website đang phân phối dữ liệu qua các biểu mẫu và xác định những thứ không phải là thành phần của cấu trúc đường dẫn cố định. Phần truy vấn kết thúc sau dấu hỏi chấm và đường dẫn.
  • Fragment (phân mảnh): Bắt đầu bằng một dấu #, phân mảnh được sử dụng để xác định vị trí cụ thể của website và tạo mục lục trang web để dễ dàng điều hướng . Khi sử dụng phân mảnh thích hợp ở cuối URL, trình duyệt của bạn sẽ phải tải trang và chuyển đến liên kết neo được tạo bởi các nhà thiết kế.

Thành phần bổ sung của một URL là gì?

Mối quan hệ giữa URL, URI và URN

Về cơ bản thì URL chính là một dạng của URI. Tuy nhiên, một số tài liệu lại cho rằng URL và URI là 2 từ đồng nghĩa, vậy mối quan hệ giữa các khái niệm này là như thế nào?

URI có thể hiểu là một khái niệm nếu như phân loại theo nhận dạng thì sẽ là URL, nếu phân loại theo tên gọi sẽ là URN hoặc đôi khi là cả hai. Hiểu một cách đơn giản thì URI là việc xác định nhận dạng cho một đối tượng, URN chính là việc đặt tên cho đối tượng và URL chính là phương pháp để ta có thể tìm đối tượng đó.

URL có ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Như đã nói ở trên, URL chính là đường dẫn tới trang web mà người dùng muốn truy cập một cách vô cùng chính xác. Sau đây là những lợi ích, tác động của URL đến hoạt động SEO website của doanh nghiệp:

  • URL giúp người dùng miêu tả một site hay một page, tạo nên URL chính xác, thuyết phục và hấp dẫn, giúp web của bạn tạo được ấn tượng tốt và có vị thế tốt trên thị trường trực tuyến.
  • Giúp website của bạn tăng thứ hạng một cách nhanh chóng.
  • Tăng khả năng thuyết phục khách hàng truy cập vào link bài viết.
  • Giúp khách hàng có thể ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp một cách dễ dàng, tăng tỷ lệ quay lại vào lần sau của khách hàng.

URL có ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Cách tối ưu URL hiệu quả cho SEO website

Việc tối ưu website chuẩn seo onpage là yếu tố cần thiết giúp cho website của bạn có thể giữ vững vị trí trong top từ khóa và thu hút được nhiều khách hàng chất lượng và tiềm năng hơn. Dưới đây là 7 cách tối ưu URL chuẩn SEO bạn có thể tham khảo và thực hiện đối với website của mình:

Số lượng ký tự trong URL

Theo quy định tối ưu URL chuẩn SEO, URL của một bài viết trên website chỉ nên được gói gọn trong hoặc từ hoặc tới 96 ký tự. Nếu trang web của bạn được cài đặt công cụ kiểm tra SEO, hệ thống sẽ báo với bạn để chỉnh sửa lại cho phù hợp. Còn đối với trường hợp không có công cụ hỗ trợ, bạn cần nhớ và lưu ý các quy tắc này để việc SEO web đạt được hiệu quả tốt nhất.

Từ khóa nằm trong URL

Nếu bạn muốn tối ưu hóa URL, bạn cần thêm các từ khóa SEO vào các URL đó. Tuy nhiên, hãy chỉ để URL chứa những từ khóa chính, và từ khóa cũng chỉ nên đặt một lần, tránh việc lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho URL bị dài và vi phạm quy tắc về độ dài của URL.

Cấu trúc URL hợp lý

Bố cục của URL bao gồm các thành phần: giao thức, tên miền, đường dẫn, chuỗi truy vấn.Và việc bạn đưa cấu trúc hợp lý để đảm bảo toàn bộ URL được tối ưu cũng đem lại lợi ích cho SEO. Điều này sẽ đặc biệt có lợi với những website có thiết kế lớn, có nhiều sản phẩm hoặc nhiều bài viết, cần được sắp xếp theo các cấp độ chuyên mục và chuyên mục con.

Cách tối ưu URL hiệu quả cho SEO website.

Cài đặt URL dạng tĩnh

Để cho URL được tối ưu hóa, bạn không nên sử dụng các ký tự như “?, #, =, @, %, $…” hoặc các kí tự có dấu trong URL của mình. Đây được xem là một trong những lỗi rất thường hay mắc phải của những trang web có nội dung tiếng việt, các URL chưa được tối ưu hóa sẽ tự động hiển thị nội dung là tiếng Việt có dấu hoặc các kí tự đặc biệt.

Dùng dấu gạch nối

Dùng dấu “-” phân cách các từ khóa trong URL sẽ giúp các công cụ tìm kiếm dễ hiểu cấu trúc URL trong website của bạn hơn. Việc đặt dấu gạch nối trong URL cũng sẽ giống như khi mà bạn đặt các khoảng trống trong văn bản, nó sẽ giúp cho các từ khóa được nhận diện một cách dễ dàng à hiển thị khi được người dùng tìm kiếm một từ khóa có liên quan đến nội dung website của bạn.

Đơn giản, dễ hiểu

Theo các thống kê mới nhất, những website URL có cấu trúc ngắn, đơn giản đi cùng nội dung dễ hiểu sẽ tăng khả năng click của người dùng hơn 37% so với những URL dài dòng, truyền tải thông tin một cách lan man và không chính xác. Người dùng muốn tìm chính xác những gì mà họ cần, vì thế, hãy thể hiện những điều đó không chỉ ở trong tiêu đề bài viết, thẻ Meta Description mà còn cả ở trong URL của bạn.

URL không viết hoa

Một lưu ý nữa, bạn không nên để URL là chữ viết hoa, bởi đa số các URL nên được viết chữ thường để mang lại hiệu quả cao.

Triển khai SEO & Inbound Marketing giúp doanh nghiệp “tạo” ra khách hàng bền vững

Inbound Marketing là marketing dựa trên giá trị. Điều đó nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng-cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm.

Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…

Triển khai hoạt động Inbound Marketing giúp doanh nghiệp thu hút, thấu hiểu, đáp ứng và giữ chân khách hàng bền vững.

Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.

Nguồn tham khảo: Bizfly

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0  – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.