Các thương hiệu hàng đầu của Việt Nam đã làm những gì để thấu hiểu được khách hàng của minh? Đó là câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp đang trên con đường khởi nghiệp và phát triển. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những câu chuyện dưới đây nhé!

hoc-cach-thau-hieu-khach-hang-tu-cac-thuong-hieu-viet

Đã qua rồi cái thời phải kích thích tiêu dùng nội địa bằng cách hô hào “Người Việt dùng hàng Việt”, khi chấp nhận mở cửa thị trường, chúng ta chấp nhận bước vào một cuộc chiến lớn và cam go hơn, nơi người tiêu dùng toàn quyền đưa ra quyết định mua sắm của mình dựa trên nhu cầu và khả năng đáp ứng của riêng họ. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong quá trình hội nhập và cạnh tranh chính là việc gặp khó khăn khi tiếp cận với khách hàng trên chính thị trường của mình, cụ thể hơn là chưa chủ động trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng dẫn tới định hướng kinh doanh chưa tạo ra sức ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của họ. Về phía người tiêu dùng, ngoài tâm lí sính ngoại, họ muốn chủ động kiểm định chất lượng sản phẩm, ví dụ tìm hiểu về xuất xứ, thành phần trong sản phẩm, hay thông qua các danh hiệu uy tín và được xây dựng dựa trên lợi ích của họ như Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Vậy hãy cùng xem, các thương hiệu Việt đã tìm cách thấu hiểu khách hàng của mình như thế nào và các danh hiệu như HVNCLC có vai trò ra sao trong công cuộc đưa thương hiệu tới gần hơn với tập khách hàng mục tiêu của mình.

Vinfast – Nhanh nhạy mở ra hướng đi mới

Chúng ta sẽ bắt đầu với một thương hiệu Việt có tuổi đời non trẻ nhất, bởi chính sự ra đời của nó, là cả một bài học về khả năng “nhạy bén” mới có thể đưa ra một bước đi chiến lược như vậy. Vingroup đang ở đỉnh cao của sự phát triển khi sở hữu hàng loạt thương hiệu trong nhiều lĩnh vực: bán lẻ, bất động sản, hệ thống khu vui chơi giải trí cấp cao. Tuy nhiên, việc tung ra Vinfast khiến nhiều người nghi vấn về khả năng của họ trong việc sản xuất ô tô – một ngành công nghiệp nặng cần rất nhiều tiềm lực về mặt kĩ thuật cũng như tài chính.

hoc-cach-thau-hieu-khach-hang-tu-cac-thuong-hieu-viet2

Mặc dù vậy, kì vọng vào Vinfast là hoàn toàn có cơ sở. Noi gương các thương hiệu toàn cầu trên thế giới, áp dụng outsourcing (thuê làm bên ngoài) và insourcing (thuê bên ngoài làm) để giảm thiểu áp lực về chi phí, nhân công và các nguồn lực khác. Nỗ lực xây dựng một thương hiệu ô tô của Việt Nam luôn song hành với nỗ lực tạo ra một sản phẩm chất lượng, vì thế Vingroup đã tập trung xây dựng các trung tâm R&D, hợp tác với các tập đoàn hàng đầu thế giới như Siemens, Bosch, Credit Suisse, Magna Steyr với mong muốn đạt được chất lượng kĩ thuật và công nghệ cao từ các nước tiên tiến trên thế giới về sản xuất ô tô.

Tuy con đường phía trước sẽ còn dài với bài toán chiến lược tiếp thị và bán hàng sao cho hiệu quả, đặc biệt với tâm lí sính ngoại của đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận rằng chính sự nhanh nhạy với thị trường, thấu hiểu nhu cầu về ô tô của các nước đang phát triển như Việt Nam ngày càng tăng cũng như khả năng tiếp nhận mô hình và phương thức quản lí trên thế giới đã tạo động lực để Vinfast ra đời trong rất nhiều kì vọng và tự hào về một thương hiệu ô tô Việt.

Biti’s – Nhanh nhạy chuyển hướng tập khách hàng

Biti’s chắc chắn không thể vắng mặt trong danh sách này. Bám chắc vào câu slogan “Nâng niu bàn chân Việt” trong rất nhiều năm, Biti’s dần nhận ra nhiều lỗ hổng của một thương hiệu già cỗi và chậm tiến, trên cả một sự thay đổi, họ cần có một cuộc cách mạng cho thương hiệu của mình. Khách hàng ngày nay không chỉ đi giày để giữ ấm hay cho các mục đích cụ thể khác, với họ, đôi giày còn giống như một món đồ trang sức, giúp khẳng định đẳng cấp, giá trị và phong cách sống của riêng họ.

Nhận thấy tâm lí khách hàng đã thay đổi cũng như vấn đề trong việc định vị dàn trải và không tập trung, Biti’s nhanh chóng hướng tới tập khách hàng mục tiêu là giới trẻ với một dòng sản phẩm hoàn toàn mới Biti’s Hunter – mang thiết kế hiện đại, trẻ trung và đa dạng mẫu mã để đáp ứng được phong cách của nhiều người. Việc xác định rõ tập khách hàng cũng giúp chiến lược marketing trở nên dễ dàng hơn, bằng chứng là hiện tượng “Đi để trở về” hồi đầu năm đã trở thành một trong những case truyền thông ấn tượng nhất của thị trường quảng cáo Việt Nam, đưa Biti’s trở lại vị thế “Ông Hoàng”. Đó là bằng chứng cho khả năng nhạy bén để thay đổi chính mình, đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời để chớp lấy cơ hội.

Khải Silk – Bài học nuối tiếc khi đánh đổi chất lượng

Khải Silk là một trường hợp rất đặc biệt, khi mà sự nhạy bén của họ dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của thương hiệu và sự quay lưng của người tiêu dùng. Niềm tin và niềm tự hào về một thương hiệu lụa do người Việt làm ra đã biến mất chỉ sau một đêm. Thay thế bằng sản phẩm Trung Quốc có giá chỉ bằng 1/10, Khải Silk đã đánh cược toàn bộ công sức xây dựng thương hiệu của mình để đổi lấy lợi nhuận trước mắt bằng việc kinh doanh trái phép.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Sai lầm của Khải Silk, có lẽ nằm ở việc họ đã “nhạy bén” chưa đúng chỗ, thay đổi yếu tố cốt lõi làm lên thương hiệu của mình: chất lượng sản phẩm. Khách hàng tìm đến Khải Silk, trên cả việc tìm một tấm lụa đẹp mặc lên người hay để làm quà tặng, họ còn tìm kiếm một trải nghiệm tiêu dùng cao cấp. Và ngay khi thương hiệu lụa Khải Silk đủ mạnh để khách hàng chấp nhận trả giá cho thương hiệu đó chứ không chỉ là giá trị sản phẩm, Khải Silk lại dùng bàn đạp thương hiệu để đổi lấy lòng tin từ những khách hàng của họ.

hoc-cach-thau-hieu-khach-hang-tu-cac-thuong-hieu-viet3

Cốt lõi chung của tất cả các sản phẩm, không kể là sản phẩm Việt, để có được khách hàng trung thành, không nằm ở những yếu tố truyền thông, xây dựng thương hiệu, mà nằm ở chính chất lượng sản phẩm.

Ngược với Khải Silk, có rất nhiều sản phẩm hàng Việt khác, trông thì có vẻ đơn giản, tầm thường, thậm chí là không có nhiều cải tiến. Nhưng thực ra họ đã liên tục thay đổi, phát triển và hoàn thiện bộ máy R&D của mình để đưa ra các sản phẩm tốt hơn.

Đơn cử như bút máy Thiên Long đã có những cải tiến đáng kể để sáng chế ra loại mực không có vi khuẩn, viết được ổn định trong khoảng nhiệt từ 0-40 độ C. Hay hệ thống nhà máy của Gốm sứ Minh Long, tới thời điểm hiện tại, gốm sứ Minh Long là nơi duy nhất tại Việt Nam có được lò nung đạt nhiệt độ 1830 độ C, một con số gấp tới 2- 3 lần nhiệt độ cao nhất của các lò nung thông thường nhằm đạt được yếu tố chất lượng hoàn hảo.

Đó là câu chuyện về sự nhanh nhạy của thương hiệu Việt trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng của họ, có những thương hiệu thành công khi sử dụng tâm lý đó làm đòn bẩy để tạo ra thương hiệu, hay làm mới thương hiệu của mình, cũng có những thất bại đầy nuối tiếc khi đánh mất thương hiệu vì bỏ quên chất lượng sản phẩm. Xây dựng thương hiệu không đơn giản chỉ là tạo ra một cái tên, đó là cả câu chuyện về niềm tin, về sự cố gắng trong nội tại của thương hiệu đó để phát triển một cách bền vững. Có lẽ thấu hiểu khách hàng chưa phải tất cả, nhưng là không thể thiếu để một thương hiệu Việt tồn tại trên chính thị trường của mình và vươn tầm ra thế giới. Các danh hiệu như Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao đã và đang đóng vai trò rất lớn trong việc kết nối thương hiệu và khách hàng mục tiêu của họ, từ đó dẫn đến những định hướng đúng đắn hơn trong việc bổ sung và cải tiến chất lượng sản phẩm, giúp nâng cao mặt bằng chung của thị trường hàng hóa trong nước. Sau cùng, chúng ta, những người tiêu dùng Việt Nam có quyền tin tưởng và luôn cần tin tưởng vào các thương hiệu nội địa, dựa trên những nỗ lực thay đổi nghiêm túc của họ nhằm thích nghi và cạnh tranh với thương hiệu ngoại nhập.

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo camnest.vn