Đại dịch Covid-19 bùng nổ đã khiến ngành công nghiệp influencer marketing rơi vào tình trạng ảm đạm. Vậy những thay đổi quan trọng nào đã xảy ra trong thế giới influencer marketing sau bão Covid-19? Các thương hiệu và các influencer đã thích nghi như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Influencers tìm kiếm các dòng doanh thu thay thế

Influencers tìm kiếm các dòng doanh thu thay thế

Influencers tìm kiếm các dòng doanh thu thay thế

Lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội đã dẫn đến việc hủy bỏ nhiều sự kiện lớn vào đầu năm và gián đoạn đến công việc của nhiều celeb, influencers. Tuy nhiên, các thương hiệu và những người có ảnh hưởng đã nhanh chóng phản ứng bằng cách chuyển môi trường làm việc từ out house sang in-house và chuyển hướng nội dung liên quan nhiều hơn đến gia đình như cải thiện nhà cửa, nấu ăn, chăm sóc bản thân, thời trang tại nhà…

Với sự gia tăng của việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong thời gian phong tỏa, mức độ tương tác trên các bài đăng cũng theo đó mà đi lên đáng kể.

Nghiên cứu do Shareablee thực hiện cho thấy rằng lượt tương tác với các bài đăng được tài trợ đạt 57 triệu vào tháng 7, gấp gần 5 lần so với tháng 3 năm 2020. Trong khoảng thời gian này, các sự kiện trực tiếp bị hủy bỏ, ảnh hưởng đến influencer. Do đó, nhiều influencer lúc này đã chuyển sang các dòng thu thay thế để bù lại các hao hụt.

Một trong những lĩnh vực này là hàng hóa, thường ở dạng quần áo như áo thun, áo hoodie và mũ. Fanjoy – một công ty cho phép các social creators bán hàng trực tuyến – gần đây đã hợp tác với Mad Engine (một hãng bán lẻ quần áo) để sản xuất các sản phẩm phân phối đến các cửa hàng thực.

Giám đốc điều hành của Mad Engine, Gajiani người Đan Mạch cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi tự tin rằng chúng tôi có thể tạo tiếng vang lớn trong mảng bán lẻ, vừa cho phép người hâm mộ tương tác với mạng xã hội, vừa thu hút khách hàng tới cửa hàng và đồng thời phát triển thương hiệu cá nhân của các creators”.

Cho đến nay, không có cách nào để những người có ảnh hưởng kiếm tiền từ nội dung trên TikTok ngoài cách tài trợ thương hiệu. Điều này không giống như YouTube, nơi Google AdSense cho phép người tạo lấy phần trăm doanh thu quảng cáo từ các video của họ. Tuy nhiên điều này cũng sẽ mang lại cơ hội và tạo các mối quan hệ đối tác có lợi cho các influencer. Các thương hiệu có thể tận dụng có thể tận dụng sự tham gia và sức sáng tạo của influencer đối với cả các sản phẩm vật lý và kỹ thuật số.

Ví dụ: thương hiệu M&S đã chiêu mộ influencer để giúp họ thiết kế giày cho bộ sưu tập mùa hè 2019. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các công ty thứ 3 và nền tảng mới đã cho phép những người có ảnh hưởng tự mở rộng kinh doanh hàng hóa theo cách riêng của họ và kiếm tiền từ chúng. Bằng cách này, nhiều thương hiệu khác tìm đến influencer và mong muốn được hợp tác cùng họ.

Influencer “khai hoang” mảnh đất TikTok

Influencer “khai hoang” mảnh đất TikTok

Influencer “khai hoang” mảnh đất TikTok

Trong quý 2 năm 2002, Tiktok tăng trưởng với tốc độ kỷ lục trong thời gian lockdown vì dịch bệnh, cán mốc 2 tỷ lượt tải xuống. Cùng lúc này, thế hệ influencer mới đã xuất hiện, mở ra cơ hội mới cho các thương hiệu.

Nhiều organic trend trên Tiktok được lan truyền ngẫu nhiên bởi các micro-influencer hoặc thậm chí bởi chính người dùng. Xu hướng thường xảy ra trên tiktok nhưng hiếm khi xảy ra trên các nền tảng truyền thông xã hội khác. Như  Intelligence giải thích trong báo cáo “The State of Influencer Marketing in Beauty”, điều này một phần là do thuật toán của Tiktok, thông báo nội dung thông qua mục “For you” khi người dùng mở ứng dụng. Thuật toán này được cá nhân hóa cho từng người dùng dựa trên cách họ tương tác với video.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Maria Nichol – một trong những influencer nổi tiếng cũng chia sẻ: “Tiktok là mảnh đất màu mỡ cho các thương hiệu. Tên các nền tảng khác, ví dụ như Instagram, phần lớn những người xem nội dung được tài trợ chỉ gói gọn trong những người theo dõi tài khoản của tôi. Còn trên Tiktok, nội dung này có tiềm năng tiếp cận được hàng triệu người xem nhờ thuật toán đặc biệt của nền tảng này”.

Thương hiệu làm đẹp The Ordinary cũng đạt được thành công từ hiện tượng này, với doanh số bán sản phẩm chăm sóc da – Peeling Solution tăng vọt 426% sau khi một video viral trên Tiktok. Điều này thúc đẩy The Ordinary tạo kênh TikTok của riêng mình và phát triển cực kỳ thành công sau đó.

Revlon – một thương hiệu làm đẹp khác cũng tăng cường hoạt động của influencer trên Tiktok trong vài tháng qua và nhắm tới thế hệ hệ gen Z. Ông Silvia Galfo, chủ tịch của Revlon cho biết:

“Ảnh hưởng của Covid đã thúc đẩy sự tăng trưởng và thay đổi chóng mặt về sự xuất hiện của beauty brand trên Tiktok. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trước đó!”. Theo Glossy, mức độ tương tác của influencer trên các thẻ hashtag của thương hiệu tăng vọt từ 15% lên 20%.

… và các nền tảng mới nổi như Triller

Sự phát triển của TikTok cũng đã thúc đẩy các thương hiệu cân nhắc các nền tảng khác, đặc biệt là khi Trump ban bố lệnh cấm TikTok ở Mỹ và Ấn Độ.

Sự xuất hiện của Triller cũng trở thành mối đe dọa “đáng gờm” với Tiktok trong vài tháng qua. Triller chủ yếu tập trung vào âm nhạc, cho phép người dùng quay video dựa trên bài hát. Tuy nhiên, không giống như TikTok, người dùng có thể tự chỉnh sửa video thì Triller cũng cung cấp thêm công cụ chỉnh sửa AI để giúp người dùng tạo video chất lượng cao.

Đồng thời, Triller cũng phát triển việc hợp tác nhiều hơn với các influencer. Nền tảng này mới đây cũng phát triển Crosshype – cho phép các brand mua nội dung được sáng tạo bởi các influencer tương tự như các phương thức quảng cáo khác.

Ryan Kavanaugh, nhà đồng sáng lập Triller, cho biết: “Chúng tôi tham vọng sẽ trở thành nền tảng số một cho influencer. Rất nhiều người có ảnh hưởng hàng đầu thế giới đã nằm trong danh sách của chúng tôi, hỗ trợ việc phát triển Triller bằng cách hợp tác độc quyền với nhiều thương hiệu đình đám”.

Mặc dù ra mắt vào năm 2015 và chỉ có 250 triệu lượt tải xuống, một con số khá khiêm tốn so với Tiktok, song rõ ràng, sự phát triển của Crosshype sẽ  có khả năng trở thành động lực khuyến khích các thương hiệu tách khỏi Tiktok và chuyển sang Triller trong tương lai.

Thay đổi các chiến dịch hướng tới lợi ích xã hội nhiều hơn

Thay đổi các chiến dịch hướng tới lợi ích xã hội nhiều hơn

Thay đổi các chiến dịch hướng tới lợi ích xã hội nhiều hơn

Trong năm 2020, nhiều thương hiệu nhận ra rằng influencer không chỉ là phương tiện thúc đẩy doanh số bán hàng mà còn có thể trở thành người giao tiếp đáng tin cậy.

Theo nghiên cứu của Takumi, 25% người tiêu dùng có xư hướng tìm kiếm các bản cập nhật tin tức và ý kiến từ influencer hơn thay vì đọc báo, xem tin tức. Đồng thời, 58% trong số nhóm người từ 16 đến 24 tuổi và 56% trong số nhóm từ 25 đến 34 tuổi đồng ý rằng influencer nên sử dụng nền tảng của họ để thảo luận các vấn đề thời sự và hoạt động hướng tới xã hội hơn thay vì những bài post chỉ với mục đích bán hàng.

Ví dụ như đầu năm nay, chính phủ Hoa Kỳ đã trả tiền cho một số người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá ứng dụng NHS Test and Trace khi dịch Covid-19 bùng phát. Đương nhiên, động thái này đã thu hút sự chỉ trích từ một số người cho rằng không nên sử dụng tiền của người đóng thuế để tài trợ cho chiến dịch. Mặc dù chính phủ không tiết lộ họ đã trả bao nhiêu tiền cho các influencer để quảng cáo nhưng họ đã tuyên bố rằng chiến dịch này đã tiếp cận được hơn bảy triệu người.

Dẫu còn nhiều tranh cãi song rõ ràng không thể phủ nhận quyền lực của các influencer, đặc biệt là sự kết nối với thế hệ trẻ. WTO cũng là một ví dụ điển hình khi tổ chức này đã tranh thủ sự giúp đỡ của các influencer với hàng triệu người theo dõi để truyền bá thông tin và lời khuyên về cách phòng chống coronavirus.

Nguồn: marketingai.admicro.vn

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESENhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn