Ngày nay, có thể thấy rằng những chiến lược marketing có tầm quan trọng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để có chỗ đứng trên thị trường doanh nghiệp cần phải xậy dựng cho mình những chiến lược marketing hiệu quả.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay cũng đang trong giai đoạn hồi phục và phát triển, việc xây dựng một chiến lược marketing hợp lý là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để mỗi doanh nghiệp dần phục hồi sau khủng hoảng. Xây dựng marketing lúc này là rất cần thiết, nhưng một chiến lược như thế nào là hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế chung hiện nay là tùy thuộc vào tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược marketing lúc này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những khủng hoảng hiện tại, dần hồi phục và phát triển trong tương lai.

Vì vây, trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách xây dựng chiến lược Marketing.

1. Chiến lược marketing là gì?

Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.

Chiến lược marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo cho một doanh nghiệp tổ chức, tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình. Nó bao gồm các chiến lược cơ bản và cụ thể đối với thị trường mục tiêu và mức chi phí cho marketing.

Chiến lược marketing tập trung giải quyết hai vấn đề:

  • Lựa chọn thị trường mục tiêu
  • Đề ra các chính sách marketing thích ứng với thị trường mục tiêu đó.
chien-luoc-marketing-la-gi-tam-quan-trong-cua-chien-luoc-marketing-doi-voi-doanh-nghiep

Chiến lược Marketing là hệ thống mục tiêu đối với thị trường.

2. Tầm quan trọng của chiến lược Marketing

Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp cần phải đặt cho mình một mục tiêu và cố gắng đạt được mục tiêu đó. Lập kế hoạch cho một chiến lược cho toàn bộ các hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp thấy rõ hơn mục tiêu cần nhắm đến của doanh nghiệp của mình và chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các bộ phận phòng ban với nhau đạt được hiệu quả cao.

Chiến lược Marketing là hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược kinh marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin hữu ích về thị trường, có điều kiện mở rộng thị trường và tăng quy mô kinh doanh. Các công cụ marketing giúp doanh nghiệp  chiếm lĩnh thị trường tăng thị phần, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh và làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

3. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing phù hợp cho doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu của việc xây dựng chiến lược Marketing

Các mục tiêu marketing thường được định hướng từ các mục tiêu của kế hoạch chiến lược tổ chức. Các mục tiêu marketing thường được xem như là tiêu chuẩn hoạt động hoặc các công việc phải đạt được ở một thời gian nhất định. Các mục tiêu marketing phổ biến là:

  • Lợi nhuận thể hiện % doanh số hoặc một số lượng tuyệt đối mà doanh nghiệp đã định sẽ đạt được sau một thời gian thực hiện marketing
  • Lượng bán, thể hiện ở thị phần doanh nghiệp dự định đã đạt được hoặc lượng bán tuyệt đối
  • Số lượng các trung gian thương mại có tham gia tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
  • Nhận biết của người tiêu dùng và uy tín hình ảnh sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường.

Bước 2: Phân tích tình hình thị trường

  • Tìm kiếm thông tin: Doanh nghiệp có thể tìm được thông tin hữu ích để thực hiện một phân tích thị trường từ những nguồn khác nhau.
  • Phân khúc thị trường: Trong phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần chia thị trường mục tiêu của mình ra thành các phân khúc khác nhau. Việc chia thị trường mục tiêu ra những phân khúc khác nhau giúp doanh nghiệp xác định cụ thể hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Dự đoán quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường: Doanh nghiệp cần đo lường và định lượng thị trường của mình để có những kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.
  • Xác định xu hướng thị trường: Doanh nghiệp cần biết những gì đang diễn ra trong thị trường của mình và ảnh hưởng đến phân khúc thị trường.
chien-luoc-marketing-la-gi-tam-quan-trong-cua-chien-luoc-marketing-doi-voi-doanh-nghiep2

Phân tích thị trường để thấy được sự ảnh hưởng của chiến lược Marketing.

Bước 3: Xác định thị trường mục tiêu

Bằng việc xác định thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể phát triển công việc sản xuất kinh doanh của mình.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Việc xác định thị trường mục tiêu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thu hẹp dần các đối tượng mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng tới, từ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra được thông điệp thích hợp cho thị trường.

Bước 4:  Các chiến lược marketing được áp dụng:

Chiến lược 1: Tăng số lượng khách hàng

Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của hầu hết các nhà quản lý để phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu thực hiện đúng, chiến lược marketing cơ bản sẽ tạo ra hiệu quả thu hút khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp

Chiến lược 2: Tăng số lượng giao dịch trung bình

Ngoài việc tìm kiếm thêm nhiều hơn nữa số lượng khách hàng tối thiểu, doanh nghiệp cần phải chú ý đến số lượng giao dịch trung bình của mỗi khách hàng.

Chiến lược 3: Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách quen

Khi thiết lập được hoạt động kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp không chú trọng chăm sóc khách hàng quen. Nếu không có những chiến lược marketing để thường xuyên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của những khách hàng quen thì số lần mua hàng của họ sẽ không tăng

Bước 5: Kế hoạch triển khai thực hiện

  • Phát triển một chương tình hành động
  • Xây dựng một cơ cấu tổ chức hiệu quả
  • Dự trù các quyết định và điều kiện thưởng
  • Đào tạo nguồn lực
chien-luoc-marketing-la-gi-tam-quan-trong-cua-chien-luoc-marketing-doi-voi-doanh-nghiep3

Triển khai kế hoạch chiến lược marketing thành hành động.

Bước 6: Kế hoạch theo dõi và điều chỉnh

Theo dõi kế hoạch năm:

  • Phân tích doanh số bán
  • Phân tích thị phần
  • Phân tích hao phí bán hàng
  • Phân tích thái độ khách hàng

Kiểm tra khả năng thu lợi nhuận và theo dõi quá trình thực hiện chiến lược.

Như vậy, trên đây là một số chiến lược Marketing cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm rõ để có thể hoạch định được những hoạt động marketing của mình đi đúng hướng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất có thể.

Chúc bạn luôn thành công!

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo Nhanh.vn