Chiến lược Data-Driven Marketing để thúc đẩy chuyển đổi trong 2022
03/01/2022 14:02 | Comments
Trong bối cảnh khi mà nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng đang thay đổi nhanh chóng, bên cạnh đó là sự phát triển nhanh của các yếu tố công nghệ, những người làm marketing nói chung cần thúc đẩy CRO của mình bằng những hiểu biết sâu sắc về khách hàng (insights) theo hướng dữ liệu.
Bài viết này sẽ đề cập đến một số chiến lược marketing nhằm tối ưu hoá tỉ lệ chuyển đổi theo hướng dữ liệu (data-driven) mà bạn có thể tham khảo.
Nội Dung Chính
- 1 Tầm quan trọng của CRO.
- 2 Một số chiến lược data-driven marketing để tối ưu hoá chuyển đổi.
- 2.1 1. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu.
- 2.2 2. Thực hiện phân tích dữ liệu để tìm ra những cách thức hứa hẹn nhất tới việc đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội.
- 2.3 3. Tận dụng sức mạnh của các tiêu đề (headlines).
- 2.4 4. Thử nghiệm phân tách quảng cáo là một chiến lược data-driven marketing thông minh (A/B Testing).
- 2.5 5. Sử dụng dữ liệu từ Google Analytics để tối ưu hóa các thành tố khác nhau của website.
- 2.6 6. Tối ưu trang đích (landing page) cũng nên là chiến lược data-driven marketing bạn cần ưu tiên.
- 2.7 7. Sử dụng CTA để tối ưu hóa chuyển đổi từ các blogs.
- 2.8 8. Sử dụng các dữ liệu từ thương mại điện tử để tối ưu hóa chuyển đổi trên website.
- 3 Để duy trì khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là chìa khóa.
Tầm quan trọng của CRO.
CRO được xem là nền tảng của sự ổn định với các thương hiệu trực tuyến. Điều đầu tiên và quan trọng nhất, CRO ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hay doanh số của bạn.
Khi được thực hiện đúng, nó có thể giúp tăng doanh số bán hàng đồng thời giảm chi phí thu hút khách hàng. Hoặc chỉ cần bạn giảm chi phí thu hút khách hàng (CAC) thì doanh số cũng đã tăng lên đáng kể.
Thứ hai, CRO tiết lộ những dữ liệu ở cấp độ sâu hơn. Điều này có nghĩa là, khi bạn thực hiện đúng quy trình tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi, bạn sẽ có được những thông tin chi tiết vô giá về khách hàng của mình, thứ mà bạn có thể sử dụng để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và định hướng các chiến lược marketing, tức chuyển đổi theo hướng dữ liệu (data-driven conversions).
Cuối cùng, CRO cũng giúp SEO. Mặc dù CRO không liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy lưu lượng truy cập vào một website, nhưng nó lại mang những lợi ích tiềm ẩn về SEO.
CRO cải thiện trải nghiệm của khách hàng (CX), đây là một yếu tố xếp hạng quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm. Ví dụ: trong quá trình tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên website, bạn thấy rằng một pop-up hiển thị không đúng lúc đã khiến khách hàng của mình khó chịu và do đó họ thoát nhanh hơn (bounce), từ thông tin này bạn rõ ràng là có thể có được cách để giữ khách hàng ở lại lâu hơn (giúp SEO) và cải thiện CRO tốt hơn.
Một số chiến lược data-driven marketing để tối ưu hoá chuyển đổi.
Dữ liệu (data) đang được xem là “một loại tiền tệ kiểu mới” trong thế giới công nghệ. Và nhiệm vụ tiên quyết của các marketers là phải làm quen với nó.
Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng để tối ưu hoá hiệu suất của mình.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
1. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu.
Các hoạt động phân tích đối tượng mục tiêu tiết lộ các dữ liệu có thể chuyển đổi quy trình CRO của bạn và định hình những kết quả mới. Nó có thể giúp bạn cá nhân hóa các điểm tiếp xúc với khách hàng theo những cách phù hợp hơn.
Việc tìm kiếm các yếu tố như sở thích hay nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu cũng có thể giúp bạn vận hành các chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu sâu hơn và giảm thiểu chi tiêu quảng cáo trong khi vẫn có thể tối đa hóa doanh thu từ quảng cáo.
Bạn cũng có thể dõi hành vi của khách hàng để tìm hiểu xem họ quan tâm đến điều gì, nền tảng mạng xã hội nào họ thường lui tới nhiều nhất, blogs nào họ theo dõi thường xuyên nhất hay điều gì thu hút sự chú ý của họ tốt nhất, tất cả những dữ liệu này đều có thể giúp bạn thúc đẩy các hiệu suất marketing và tỷ lệ chuyển đổi.
Nếu sau khi nghiên cứu, bạn nhận thấy rằng khách hàng của mình là người nhạy cảm về giá, tại sao bạn không thử các nội dung quảng cáo kiểu như: …giá tốt nhất thị trường…chỉ từ…, hay khuyến mãi ngay…từ ngày…đến…
2. Thực hiện phân tích dữ liệu để tìm ra những cách thức hứa hẹn nhất tới việc đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội.
Mạng xã hội có thể tiết lộ nhiều dữ liệu về khách hàng của bạn đến mức các chỉ số của bạn có thể tăng vọt nếu bạn sử dụng chúng một cách chính xác.
Dưới đây là một số điểm dữ liệu bạn có thể cân nhắc:
- Hình ảnh hay kiểu hiển thị (visual) nào thu hút đối tượng mục tiêu của bạn nhiều nhất.
- Loại nội dung nào nhận được nhiều tương tác nhất.
- Khi nào là thời điểm tốt nhất để đăng trên mạng xã hội.
- Đâu là yếu tố cảm xúc hay nhận diện mà đối tượng mục tiêu muốn có ở thương hiệu.
- Những CTA nào đang hoạt động hiệu quả nhất.
Và nhiều thứ khác.
Ví dụ: nếu dữ liệu cho thấy rằng khách hàng của bạn có xu hướng tương tác nhiều hơn với hình ảnh hơn là các liên kết, văn bản hay video. Bạn có thể cân nhắc việc thử chạy nhiều hơn các hình ảnh khác.
Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu từ phương tiện truyền thông mạng xã hội để chạy các quảng cáo video được cá nhân hóa, theo số liệu từ convertrank, các quảng cáo video được cá nhân hoá có thể thúc đẩy chuyển đổi cao hơn đến 184%. Do đó khi nghĩ đến các chiến lược marketing được thúc đẩy bởi dữ liệu (data-driven), video nên là ưu tiên hàng đầu.
3. Tận dụng sức mạnh của các tiêu đề (headlines).
Chuyển đổi vốn bắt đầu bằng một cú nhấp chuột. Và các lần nhấp chuôt đó chỉ đến khi bạn thu hút thành công sự chú ý của người dùng.
Các dòng tiêu đề thường là thứ đầu tiên mà người dùng của bạn để mắt tới và do đó, nó nên được cân nhắc trước tiên khi nói đến việc thu hút khách hàng. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, khi tỉ lệ nhấp chuột (CTR) cao hơn (từ các tiêu đề thu hút), tỷ lệ chuyển đổi theo đó cũng tăng lên.
Tuy nhiên điều bạn cần lưu ý là, các tiêu đề hấp dẫn không phải là các tiêu đề chỉ cần khiến khách hàng nhấp vào, mà còn là tiêu đề liên quan mật thiết đến những gì khách hàng sẽ được xem sau đó.
Thay vì cố gắng để “lừa dối” khách hàng, bạn nên coi giá trị là yếu tố hàng đầu khi tạo ra các tiêu đề cho bài viết.
Theo nghiên cứu từ CXL, các tiêu đề có chứa số (ví dụ: 35, 40%…) có thể thúc đẩy nhiều hơn đến 30% tỷ lệ chuyển đổi so với các tiêu đề không có số.
4. Thử nghiệm phân tách quảng cáo là một chiến lược data-driven marketing thông minh (A/B Testing).
A/B Testing hay kỹ thuật thử nghiệm phân tách quảng cáo có thể tiết lộ các điểm dữ liệu giúp mang lại hiệu quả cho hầu hết các chiến dịch.
Nó có thể tiết lộ cả những điểm yếu và điểm mạnh của quảng cáo của bạn, vì vậy bạn có thể biết những gì cần thay đổi và những gì cần tối ưu để từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn có thể sử dụng các dữ liệu từ việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu ở trên để tạo ra các quảng cáo khác nhau. Sau đó, nhắm mục tiêu đến những người dùng khác nhau với các mẫu quảng cáo đó. Cuối cùng, hãy phân tích xem đâu mới là mẫu quảng cáo tối ưu cho từng nhóm đối tượng cụ thể.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể thay đổi các yếu khác trong quảng cáo như nội dung quảng cáo, dòng tiêu đề, hình ảnh, CTA, vị trí của CTA, v.v. và tiếp tục quá trình phân tích.
Ví dụ: Sau phân tích bạn thấy rằng các tiêu đề ngắn hơn mang lại chuyển đổi cao hơn, bạn có thể nhân rộng nó ở các chiến dịch khác.
Chỉ thông qua việc tối ưu và thử nghiệm CTA (lời kêu gọi hành động), Sony đã có thể tăng lên đến 6% tỉ lệ nhấp chuột và tỷ lệ thêm vào giỏ hàng tăng lên 21,3%.
5. Sử dụng dữ liệu từ Google Analytics để tối ưu hóa các thành tố khác nhau của website.
Phần lớn các nỗ lực CRO của bạn liên quan đến việc website của bạn đang được tối ưu hóa đến mức nào. Bạn có thể có một tiêu đề hay, một quảng cáo hấp dẫn, nhưng nếu website của bạn không được thiết kế để tối ưu hóa chuyển đổi, kết quả có thể không tốt như bạn mong muốn.
Bạn cần thực hiện nhiều các thử nghiệm với các phần tử khác nhau trên website của bạn để xem phần tử nào đang tỏ ra hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu của Similarweb, màu sắc ảnh hưởng đến 85% các quyết định mua hàng và việc điều chỉnh yếu tố này có thể giúp tăng đến 24% tỷ lệ chuyển đổi.
Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và tuỳ theo từng ngành hàng khác nhau, do đó, điều quan trọng cuối cùng vẫn phụ thuộc vào cách bạn thử nghiệm trên website cụ thể của doanh nghiệp mình.
Chẳng hạn như việc giảm số lượng trường thông tin bắt buộc trong biểu mẫu đăng ký có thể giúp tăng đến 26% số lượt chuyển đổi.
6. Tối ưu trang đích (landing page) cũng nên là chiến lược data-driven marketing bạn cần ưu tiên.
Đầu tiên, bạn nên sử dụng các dữ liệu khách hàng đã có được ở các bước đầu tiên để xây dựng những nội dung có liên quan và hấp dẫn nhất với đối tượng mục tiêu. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng các bản đồ nhiệt (heatmaps) để tìm ra nơi họ quan tâm nhiều nhất. Sử dụng thông tin này để viết và thiết kế một trang đích có thể chuyển đổi.
7. Sử dụng CTA để tối ưu hóa chuyển đổi từ các blogs.
Blogs là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của một doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến. Chúng có thể thu hút thêm 67% lượng khách hàng tiềm năng và tạo ra nhiều chuyển đổi hơn gấp 6 lần (theo fitsmallbusisness).
Một bài viết hay blogs nên kết thúc bằng một CTA. Và cách các CTA này được sử dụng sẽ xác định liệu bạn có nhận được khách hàng tiềm năng hoặc chuyển đổi hay không.
Thông thường, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các banner làm CTA, tuy nhiên theo nghiên cứu của Mention, các CTA được thiết kế bằng text (Anchor text) có thể giúp tăng đến 121% tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn có thể sử dụng các Anchor text CTA bằng cách chèn nó vào các nội dung có liên quan vì nó có tính ngữ cảnh (contexual) cao hơn.
8. Sử dụng các dữ liệu từ thương mại điện tử để tối ưu hóa chuyển đổi trên website.
Bạn có thể sử dụng Google Analytics trên website của mình để phát hiện ra các lỗ hỏng trong phễu bán hàng của bạn và tối ưu hóa chúng để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ: nếu phần lớn lưu lượng truy cập vào website của bạn rời khỏi trang sau khi xem trang sản phẩm, thì đã đến lúc bạn nên tối ưu hóa trang này.
Hoặc, nếu bạn đang gặp phải tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng (cart abandonment) cao, bạn có thể sử dụng các pop-up được kích hoạt bởi các ý định thoát (exit intent) để cung cấp các chương trình giảm giá hoặc quà tặng nào đó chẳng hạn.
61% khách hàng tin rằng các quà tặng bất ngờ là cách tuyệt vời để giữ chân họ.
Để duy trì khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là chìa khóa.
Bất kể bạn đang kinh doanh trong ngành hàng nào, B2B hay B2C, nếu bạn muốn duy trì tính cạnh tranh trong thế giới kỹ thuật số, bạn phải thực hiện tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Trong khi tối ưu hóa website của bạn để có nhiều lượt chuyển đổi hơn, bạn phải đảm bảo thực hiện các bước tối ưu dựa trên dữ liệu để tránh việc phỏng đoán các kết quả sai lệch.
Hãy nhớ rằng, CRO không phải là một sự kiện mà là một quá trình thực hiện và duy trì lâu dài. Do đó, bằng cách tạo ra các thói quen thử nghiệm liên tục (thậm chí là xây dựng thành văn hoá thử nghiệm và học hỏi trên toàn bộ tổ chức), bạn có thể thúc đẩy nhiều lượt chuyển đổi hơn và bán hàng nhiều hơn.
Bài viết liên quan:
- Liệu có hướng đi nào cho Marketing mùa Tết 2022 không?
- Xu hướng người tiêu dùng cho mùa Tết 2022
- Điểm danh 8 xu thế Marketing Online sẽ diễn ra trong năm 2022
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.