Các xu hướng digital marketing mới của thế giới năm 2022
27/12/2021 14:15 | Comments
Dưới đây là 5 xu hướng digital marketing dự báo sang năm 2022 sẽ làm mưa làm gió trên thị trường digital marketing thế giới trong hiện tại và vài năm tới, giúp doanh nghiệp của bạn chiếm ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh.
Nội Dung Chính
- 1 Programmatic Advertising (Quảng cáo lập trình)
- 2 Visual Search (Tìm kiếm trực quan)
- 3 Neuromarketing (Tiếp thị thần kinh)
- 4 Voice Search SEO (Tìm kiếm bằng giọng nói)
- 5 Predictive and Augmented Analytics (Phân tích dữ liệu tăng cường để dự báo)
- 6 Triển khai inbound marketing giúp doanh nghiệp “tạo” ra khách hàng bền vững
Programmatic Advertising (Quảng cáo lập trình)
Giữa hàng triệu trang web, ứng dụng và các sản phẩm số được xem mỗi ngày, việc thu hút sự chú ý của người xem và đặt quảng cáo ở những vị trí “vàng” trở nên đơn giản hơn nhờ sự ra đời của Programmatic Advertising, hay còn được gọi là quảng cáo lập trình.
Theo đó, đây sẽ là quảng cáo hiển thị thông qua ứng dụng hoặc phần mềm xử lý dữ liệu của doanh nghiệp để mua không gian quảng cáo trực tuyến. Dựa vào các dữ liệu về sản phẩm/dịch vụ và nhân khẩu học mục tiêu của doanh nghiệp, các phần mềm và ứng dụng này sẽ trình chiếu quảng cáo hiển thị trên internet tại những vị trí “đắc địa” nhất, thu hút sự chú ý người dùng.
Nhờ vào ứng dụng công nghệ tiện lợi, quảng cáo lập trình có thể thay doanh nghiệp trực tiếp “thỏa thuận” với các trang hiển thị để thuê không gian quảng cáo. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp của các phần mềm, quảng cáo lập trình sẽ tạo ra một môi trường cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách tốt nhất. Trong quá trình vận hành, quảng cáo lập trình sẽ phân tích đầu vào chiến dịch và hành vi của người dùng. Từ đó tối ưu hóa chiến dịch trong thời gian thực để đối tượng khách hàng mục tiêu được “xác định” đúng và chuyển đổi thông qua chiến dịch.
Visual Search (Tìm kiếm trực quan)
Hầu hết các hoạt động hằng ngày của chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi hình ảnh. Vì thế, xu hướng mà digital marketing hiện nay không thể bỏ lỡ chính là visual search. Hoạt động tìm kiếm trực tuyến với sự trợ giúp của hình ảnh đã, đang và sẽ mở ra một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ cho người dùng. Không chỉ tạo cảm giác mới lạ cho người dùng trên thị trường trực tuyến, những công cụ trợ giúp của visual search như ảnh chụp, ảnh chụp màn hình sẽ là những yếu tố kích thích cho các tìm kiếm trực tuyến ngày một tăng cao từ người dùng.
Trong lúc công nghệ visual search này vẫn còn đang trong giai đoạn “sơ khai” thì hai “ông lớn” trong lĩnh vực là Pinterest (Pinterest Lens) và Google (Lens) đã có những thay đổi nhanh chóng. Một số thương hiệu lớn về thời trang cũng đã nhanh chóng vào cuộc và tạo ra không gian tìm kiếm bằng hình ảnh riêng, cho phép người dùng lựa chọn trang phục với những hình ảnh cá nhân của họ tải lên. Có thể nói, công nghệ visual search đã giúp rất nhiều khách hàng có thể “duyệt” hàng triệu món hàng, nhanh chóng tinh chỉnh, lựa chọn mặt hàng vừa ý mình.
Neuromarketing (Tiếp thị thần kinh)
Đây thật ra không phải là một khái niệm mới. Neuromarketing đã được nghiên cứu và thảo luận từ khoảng năm 2002 – 2004. Cùng với sự phát triển của lĩnh vực khoa học thần kinh, xu hướng neuromarketing cũng từ đó ngày càng được chú ý hơn.
Cụ thể, tiếp thị thần kinh sẽ đề cập đến hành vi của người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc về hành vi mua hàng của họ, nghiên cứu xem điều gì dẫn đến hành vi mua hàng đó.
Nắm được tâm lý và nguyên nhân thúc đẩy mua hàng, các doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn dữ liệu trên để áp dụng vào các quảng cáo sáng tạo, hoạt động phát triển sản phẩm, định giá sản phẩm và các chiến lược tăng thị phần.
Để vận dụng neuromarketing, người ta sẽ sử dụng những kỹ thuật và công nghệ khác nhau để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. Những công nghệ được áp dụng thường là công nghệ theo dõi chuyển động của mắt, mã hóa khuôn mặt, phân tích biểu cảm, theo dõi nhịp tim,… để hiểu phản ứng của một cá nhân bất kỳ khi mua hàng.
Voice Search SEO (Tìm kiếm bằng giọng nói)
Với sự tiến bộ không ngừng từ các thiết bị tìm kiếm giọng nói như Google Home, Siri,… sở thích của người tiêu dùng đối với các tìm kiếm trực tuyến đã thay đổi rất nhiều. Thay vì tìm kiếm với tốc độ gõ 30 từ/phút, người dùng có thể nói 140 từ/phút để tiết kiệm thời gian.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Sự ưa chuộng ngày càng cao công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói cũng đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp đang đẩy mạnh digital marketing. Làm thế nào để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của mình theo lượt tìm kiếm bằng giọng nói. Trong khi trước đây, việc tìm kiếm văn bản chỉ tập trung vào các từ khóa hoặc cụm từ thì hiện nay, tìm kiếm bằng giọng nói sẽ có xu hướng dài hơn và ở dạng câu hỏi.
Nghiên cứu rõ mục đích tìm kiếm của người tiêu dùng là chìa khóa giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa tìm kiếm, từ đó có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Trong tương lai, công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói sẽ còn được phát triển. Theo nghiên cứu, cuối năm 2022, việc mua sắm qua tìm kiếm bằng giọng nói sẽ tăng lên đến 40 tỷ đô la trên toàn cầu. Vì thế, triển khai việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp.
Predictive and Augmented Analytics (Phân tích dữ liệu tăng cường để dự báo)
Đây được xem là xu hướng digital marketing cung cấp nguồn tài nguyên trọng yếu cho những tổ chức, doanh nghiệp đa ngành nghề. Phân tích tăng cường là công nghệ tích hợp giữa các thuật toán học máy máy học (machine learning) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên nhằm hiểu sâu dữ liệu và đề xuất những xu hướng có ý nghĩa.
Bên cạnh đó, phân tích dự đoán và tăng cường còn có khả năng cải thiện đáng kể tốc độ quy trình phân tích dữ liệu thông thường. Nhờ vào quy trình tự động hóa này, phân tích tăng cường sẽ là nguồn hỗ trợ đắc lực cho các chuyên gia khi tiết kiệm đến 80% nguồn lực thu thập và làm sạch dữ liệu.
Phân tích dữ liệu cung cấp nguồn tài nguyên trọng yếu cho tổ chức, doanh nghiệp đa ngành nghề. Phân tích tăng cường còn đi xa hơn phân tích dữ liệu thông thường, bởi nó tích hợp với các thuật toán học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhằm mang đến khả năng hiểu sâu dữ liệu.
Theo các nhà phân tích nghiên cứu tại Gartner, phân tích tăng cường sẽ “đánh dấu làn sóng gián đoạn tiếp theo trong thị trường dữ liệu và phân tích.” Nhận định này dựa vào khả năng tự động hóa phân tích và cung cấp thông tin chính xác hơn với mức độ hiệu quả ngoài sức tưởng tượng. Nếu trước đây, thông tin phải mất hàng tháng để xử lý, giờ đây với sự trợ giúp của phân tích tăng cường, nguồn thông tin và dữ liệu to lớn đó có thể được xử lý trong vòng vài giây. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình ra quyết định của nhóm tiếp thị và bán hàng để hành động trên dữ liệu ngay lập tức. Mặt khác, phân tích dự đoán giúp các nhà tiếp thị và lãnh đạo bán hàng đánh giá cách khách hàng phản ứng với hoạt động digital marketing và đưa ra thông điệp vào thời điểm thích hợp nhất.
Digital Marketing là một khái niệm vô cùng rộng lớn. Những xu hướng marketing mới luôn không ngừng hình thành và phát triển. Vì thế, doanh nghiệp cần nhìn vào bức tranh tổng thể và nhanh chóng nắm bắt các kỹ thuật, công cụ và chiến lược mới để sở hữu lợi thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sở hữu riêng nguồn nhân lực am hiểu và nhanh chóng nắm bắt các xu hướng digital marketing, cũng như biết cách triển khai kế hoạch và chiến lược để mang về hiệu quả tốt nhất. Vì thế, lựa chọn một marketing agency có chuyên môn sâu cùng kinh nghiệm “thực chiến” dày dặn là một lựa chọn hợp lý.
Triển khai inbound marketing giúp doanh nghiệp “tạo” ra khách hàng bền vững
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…
Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.