Các bước thực hiện tiếp thị nội dung (content marketing) hiệu quả
28/05/2020 14:03 | Comments
Chúng ta đều biết sức mạnh mà content marketing đã và đang đem lại cho trong việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy muốn thực hiện content marketing phải bắt đầu từ đâu? Nếu bạn là người mới và chưa biết bắt đầu content marketing từ đâu thì bài viết sau đây là để dành cho bạn.
Nội Dung Chính
Các bước thực hiện tiếp thị nội dung
Về bản chất, tiếp thị nội dung bao gồm sản xuất nội dung và phân phối nội dung. Một chiến dịch tiếp thị nội dung hiệu quả đòi hỏi người làm tiếp thị phải tự sáng tạo nội dung hay tổng lọc từ những nguồn bên ngoài. Người làm tiếp thị nội dung cũng nên phân phối nội dung qua tập hợp tốt nhất những kênh truyền thông. Tuy nhiên, cái bẫy thường gặp nhất của một chiến lược tiếp thị nội dung là việc nhảy ngay vào sản xuất và phân phối nội dung mà không có các hoạt động trước sản xuất và sau phân phối phù hợp. Trong các mục nhỏ tiếp theo, chúng tôi liệt kê tám bước chính của tiếp thị nội dung mà người làm tiếp thị cần thực hiện. Trong mỗi bước, người làm tiếp thị phải kiểm tra tất cả các hạng mục trước khi chuyển qua bước kế tiếp. (Xem hình dưới.)
Bước 1: Lập mục tiêu
Trước khi bắt đầu hành trình tiếp thị nội dung, người làm tiếp thị nên xác định mục tiêu của họ một cách rà ràng. Khi không có sẵn mục tiêu đúng, người làm tiếp th: có thể trở nên “lạc lối” khi họ chìm sâu vào việc sáng tạo và phân phối nội dung.
Mục tiêu của tiếp thị nội dung nên phù hợp với những mục tiêu kinh doanh chung và được chuyển hóa thành những chỉ số chính để dựa vào đó người làm tiếp thị có thể đánh giá được hoạt động tiếp thị nội dung. Mục tiêu của tiếp thị nội dung có thể được chia thành hai hạng mục chính. Hạng mục thứ nhất là những mục tiêu liên quan đến doanh số bán hàng, bao gồm việc tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng, chốt đơn hàng, bán chéo, bán thêm và bán hàng từ việc khách hàng giới thiệu khách hàng. Hạng mục thứ hai là những mục tiêu liên quan đến thương hiệu, bao gồm sự nhận biết thương hiệu, sự liên tưởng thương hiệu và sự trung thành/ủng hộ thương hiệu. Hầu hết người làm tiếp thị nội dung có nhiều hơn một mục tiêu trong cả hai hạng mục này. Content Marketing Institute tiết lộ rằng những doanh nghiệp làm tiếp thị nội dung hiệu quả nhất trong lĩnh vực B2C ở Bắc Mỹ thường đặt tầm quan trọng lên những mục tiêu chủ chốt như nhận biết, trung thành và gắn kết thương hiệu. Ngược lại, người làm tiếp thị nội dung lĩnh vực B2B thường coi trọng các chỉ số về danh sách khách hàng tiềm năng và số đơn hàng được tạo ra như là mục tiêu chính yêu.
Việc xác định mục tiêu giúp người làm tiếp thị có thể thiết kế chiến lược tiếp thị nội dung tốt hơn. Nếu mục tiêu rơi vào hạng mục liên quan đến doanh số bán hàng, người làm tiếp thị cần đảm bảo các kênh phân phối nội dung phù hợp với các kênh bán hàng. Ví dụ, Birchbox, một dịch vụ cung cấp mỹ phẩm trực tuyến đăng ký định kỳ, cung cấp các mẹo để giữ cho mái tóc khỏe qua video. Vì một trong những mục tiêu của dịch vụ này là doanh số bán hàng nên bên trong các video được đặt một liên kết với tên gọi “Shop This Story” cho phép các thành viên khi xem có thể nhấp chuột vào để mua trực tiếp sản phẩm được nhắc đến trong nội dung nếu họ mong muốn.
Ngược lại, nếu mục tiêu tập trung nhiều hơn vào các chỉ số thương hiệu, người làm tiếp thị cần đảm bảo nội dung luôn nhất quán với tính cách của thương hiệu. Trường hợp Colgate là một ví dụ; nội dung về “Oral Care “I giúp xây dựng sự liên tưởng thương hiệu Colgate Center” với vai trò chuyên gia về răng miệng. Tại Ấn Độ, ứng dụng “Oral Care Center” của Colgate giúp kết nối các nha sĩ với những bệnh nhân tiềm năng, qua đó giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách mạnh mẽ trong cả hai nhóm đối tượng.
Bước 2: Lập bản đồ đối tượng
Một khi mục tiêu đã được thiết lập rõ ràng, người làm tiếp thị cần xác định đối tượng mà họ muốn nhắm tới. Người làm tiếp thị không thể chỉ đơn giản xác định đối tượng bằng những cụm từ chung chung như “khách hàng của chúng ta”, “giới trẻ nói chung” hoặc “những người ra quyết định”. Việc xác định một tập hợp con của đối tượng cụ thể sẽ giúp người làm tiếp thị tạo ra nội dung sắc sảo và cô đọng hơn để góp phần kể câu chuyện thương hiệu một cách hiệu quả.
1 Oral Care Center: Trung tâm Chăm sóc Răng miệng của Colgate
Với cách phân khúc truyền thống, đối tượng của thương hiệu có thể được xác định xoay quanh các yếu tố như địa lý, nhân khẩu, tâm lý tiêu dùng và hành vì Phạm vi cao nhất thường là hành vi. Douglas Holt gợi ý người làm tiếp thị nội dung nên tập trung vào các chủ đề có thể thu hút những nhóm tiểu văn hóa nào đó (như về việc học tại nhà, công nghệ in 3D, quan sát nhận dạng chim chóc và các bài tập tập thể hình) vì những nhóm tiểu văn hóa này thường có khuynh hướng tập hợp lại trong các cộng đồng và chia sẻ những nội dung họ cùng quan tâm với nhau. Vì đa số các nhóm tiểu văn hóa dễ bị thu hút bởi các chủ đề mới lạ và không chính thống vốn là chất kết nối các thành viên với nhau, người làm tiếp thị có thể tìm thấy các ý tưởng nội dung rất cụ thể khi quan sát họ. Hơn nữa, những người hoạt động tích cực nhất trong các nhóm tiểu văn hóa là những người ảnh hưởng có thể giúp khuếch tán các nội dung.
Sau khi người làm tiếp thị đã xác định phạm vi đối tượng, họ cần lập hồ sơ và miêu tả tính cách của đối tượng mục tiêu, điều này sẽ giúp người làm tiếp thị có thế hình dung ra đối tượng của mình trên thực tế như thế nào. Họ cũng cần phải khám phá ra các lo lắng và ao ước (hoặc điểm gây khó chịu và khát vọng) của đối tượng thông qua các nghiên cứu phù hợp, việc này sẽ giúp xác định nhu cầu của đối tượng đối với các nội dung cụ thể.
Từ đó, người làm tiếp thị cần nhắm tới việc cung cấp nội dung có thể giúp đỡ đối tượng gỡ bỏ các mối lo toan và thực hiện được mong ước của mình.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Ví dụ, Airbnb tập trung vào du khách mong trải nghiệm những điểm đến như những người bản địa thật sự sống ở đó chứ không phải như du khách. Vì vậy, Airbnb xuất bản “The Local List” gồm danh sách các địa điểm ở một số điểm đến chính. Ấn phẩm dưới định dạng PDF này là một bản đồ hướng dẫn mô tả những gì người dân bản địa sẽ làm và những địa điểm yêu thích mà họ lui tới ở một thành phố cụ thể. Về bản chất, đây là một hướng dẫn du lịch nhưng lại lấy góc nhìn của người dân địa phương chứ không phải từ du khách. Phân khúc đối tượng được xác định rõ này giúp cho Airbnb phát triển nội dung vừa liên quan vừa thật sự hấp dẫn với khách muốn hàng của họ.
Bước 3: Lên ý tưởng và lập kế hoạch nội dung
Bước kế tiếp là tìm ý tưởng đế sáng tạo nội dung và lập kế hoạch phù hợp. Để đảm bảo một chiến dịch tiếp thị nội dung thành công cần phải có sự kết hợp của những chủ đề liên quan đến đối tượng, định dạng nội dung phù hợp và các câu chuyện đáng tin cậy.
Để tìm ra đúng chủ đề, người làm tiếp thị nên cân nhắc hai yếu tố. Đầu tiên, một nội dung hấp dẫn phải có sự liên quan rõ ràng đến cuộc sống của khách hàng. Trong bối cảnh khách hàng tiếp xúc với ngồn ngộn thông tin, nội dung của thương hiệu cần phải có ý nghĩa gì đó với đối tượng mục tiêu nếu không sẽ bị bỏ qua. Nội dung phải gỡ bỏ được các lo lắng của đối tượng mục tiêu và giúp họ theo đuổi mong ước của mình. Thứ hai, một nội dung hiệu quả cần phải có câu chuyện thể hiện cá tính và quy tắc của thương hiệu. Điều này nghĩa là nội dung phải trở thành cây cầu kết nối những câu chuyện của thương hiệu với các lo lắng và ao ước của khách hàng Nội dung có thể là phương tiện đế thương hiệu tạo ra sự khác biệt và để lại di sản cho khách hàng – mục tiêu cao nhất của Tiếp thị 3.0. Điều này đòi hỏi người làm tiếp thị phải suy nghĩ kỹ về sứ mệnh của thương hiệu: thương hiệu đại diện cho điều gì ngoài những tuyên bố giá trị. Ví du General Electric (GE) khai thác mối quan tâm của tín đà công nghệ và những người hướng đến tương lai với tạp chí trực tuyến Txchnologist. Đồng thời hãng này cũng cố gắng tạo ra những câu chuyện công nghệ của tương lại xung quanh thương hiệu GE.
Người làm tiếp thị cũng nên khám phá những định dạng nội dung khác nhau. Nội dung có thể được trình bày dưới dạng văn bản như: thông cáo báo chí, bài viết. bản tin, sách trắng, nghiên cứu tình huống và cả sách. Nội dung cũng có thể được trình bày dưới hình thức trực quan hơn như: đồ họa thông tin, truyện tranh, đồ họa tương tác, bản trình chiếu, trò chơi, video, phim ngắn và thậm chí là phim truyện. Content Marketing Institute báo cáo rằng hơn 80% doanh nghiệp B2C sử dụng hình minh họa và hình ảnh, bản tin điện tử, video và bài viết trên trang web trong khi hơn 80% doanh nghiệp B2B sử dụng nghiên cứu tình huống, nhật ký điện tử, bản tin điện tử và những sự kiện trực tiếp.
Trong bối cảnh tiếp thị nội dung đa màn hình đang là xu hướng – theo Google có đến 90% tương tác trên tất cả phương tiện truyền thông ngày nay diễn ra trên một số loại màn hình khác nhau – nên người làm tiếp thị cần cân nhắc sử dụng nhiều định dạng nội dung nhằm đảm bảo khả năng hiển thị và tiếp cận của nội dung mình tạo ra.
Một yếu tố khác mà người làm tiếp thị cần khám phá trong giai đoạn lên ý tưởng và lập kế hoạch là câu chuyện tổng thể để tiếp thị nội dung. Tiếp thị nội dung thường được triển khai theo nhiều tập với những cốt truyện nhỏ khác nhau nhằm hỗ trợ cho câu chuyện tổng thể. Mặc dù đúng là tiếp thị nội dung hiệu quả nhất ở giai đoạn đầu của hành trình khách hàng (đặc biệt trong việc xây dựng sự thu hút và tò mò tại giai đoạn thu hút và tìm hiểu), nội dung cũng nên được phân bổ xuyên suốt hành trình khách hàng. Mấu chốt là phát triển nhiều loại định dạng và trình tự phù hợp.
Bước 4: Xây dựng nội dung
Tất cả các bước mà chúng ta đã thảo luận ở trên dẫn đến bước quan trọng nhất là xây dựng nội dung. Người làm tiếp thị nội dung thành công biết rằng xây dựng nội dung không phải là công việc bán thời gian mà có thể hoàn thành một cách hời hợt. Xây dựng nội dung đòi hỏi cam kết nghiêm túc cả về thời gian và ngân sách. Nếu nội dung không có chất lượng cao, độc đáo và sâu sắc thì chiến dịch tiếp thị nội dung sẽ trở thành sự lãng phí thời gian và đôi khi còn bị phản tác dụng.
Một số thương hiệu chọn cách tự xây dựng nội dung. Ví dụ, American Express Publishing nỗ lực xuất bản cáo nội dung biên tập chất lượng cao phục vụ cho phân khúc khách hàng giàu có, bao gồm các tạp chí như Travel. Leisure và Food & Wine. Tập đoàn xuất bản này sau đó được bán cho tập đoàn truyền thông Time vì các quy định trong ngành ngân hàng hạn chế khả năng phát triển của các ấn phẩm trên.
Trên thực tế, xây dựng nội dung có thể tự nó trở thành một hoạt động riêng biệt. Nói đòi hỏi người làm tiếp thị hoạt động như các nhà xuất bản với đội ngũ những cây bút và biên tập viên giỏi. Những nhà sản xuất nội dung giỏi bên trong công ty nên duy trì các tiêu chuẩn cao của báo chí và sự trung thực khi biên tập. Họ không nên thiên vị cho thương hiệu của mình. Họ cũng nên học hỏi từ những nhà sản xuất giỏi của Hollywood về cách tạo nên những câu chuyện mang tính giải trí và hấp dẫn.
Việc xây dựng nội dung không có ngày bắt đầu và kết thúc. Đó là một quá trình liên tục đòi hỏi sự nhất quán. Do đó, người làm tiếp thị cần chắc chắn rằng họ có năng lực nội bộ để phát triển nội dung trong dài hạn. Nếu không đủ khả năng, họ nên cần nhắc việc tìm kiếm nội dung từ các nguồn bên ngoài. Cách dễ nhất chính là thuê những người sản xuất nội dung chuyên nghiệp như nhà báo, nhà biên kịch, nhà làm phim hoạt hình và người quay phim.
Một lựa chọn khác là trả tiền/tài trợ cho nội dung do bên thứ ba sản xuất. Bạn có thể cân nhắc một sự thật khá bất ngờ do New York Times tiết lộ: độc giả thật sự dành thời gian cho nội dung được tài trợ ngang bằng với thời gian cho các tin tức khác. Một ví dụ cho nội dung được tài trợ là bài báo có tựa “Cái giá đáng ngạc nhiên của việc không đi nghỉ” (“The Surprising Cost of Not Taking a Vacation”) của MasterCard thảo luận chi tiết về các ý nghĩa kinh tế của việc không có kỳ nghỉ. Một khả năng khác là việc tổng lọc nội dung do người dùng tạo ra. Ví dụ cho trường hợp này là Ideas Brewery (Nhà máy Ý tưởng) của Heineken, qua đó Heineken mời khách hàng của mình xây dựng và chia sẻ video và hình ảnh để định nghĩa lại cách bia tươi nên được phục vụ và uống như thế nào trong tương lai.
Bước 5: Phân phối nội dung
Nội dung chất lượng cao là vô nghĩa nếu không tiếp cận đến đối tượng mục tiêu của mình. Trong một biển nội dung, rất dễ để một nội dung mất tích trong quá trình truyền tải. Người làm tiếp thị cần đảm bảo rằng nội dung của mình có thể được đối tượng mục tiêu khám phá ra thông qua hoạt động phân phối nội dung phù hợp. Đúng là tiếp thị nội dung được sinh ra trong thời đại số. Tuy nhiên, trái với nhận thức phổ biến, tiếp thị nội dung không phải lúc nào cũng được thực hiện thông qua các kênh truyền thông số. Một số định dạng nội dung và kênh phân phối không phải truyền thông số. Thậm chí những chuyên gia kỹ thuật số vẫn có thể sử dụng tiếp thị nội dung “phi kỹ thuật số”. Đơn cử là các ấn phẩm sách xuất bản Delivering Happiness của Zappos và The Everything Store của Amazon. Hơn nữa, khảo sát của Content Marketing Institute cho biết: người làm tiếp thị trong lĩnh vực B2B và B2C ở Bắc Mỹ đều đồng ý rằng các sự kiện trực tiếp là cách tiếp cận tiếp thị nội dung hiệu quả nhất. Các sự kiện trực tiếp cho phép những tương tác người-với-người diễn ra một cách ý nghĩa hơn mà các nội dung số không có được.
Có ba nhóm phương tiện truyền thông chính mà người làm tiếp thị nội dung có thể sử dụng: phương tiện riêng, phương tiện trả tiền và phương tiện lan truyền. Phương tiện truyền thông riêng của thương hiệu bao gồm những tài sản kênh mà thương hiệu sở hữu và hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của nó. Thương hiệu có thể phân phối nội dung thông qua các kênh phương tiện truyền thông riêng bất kỳ lúc nào nó muốn. Phương tiện truyền thông riêng bao gồm những ấn phẩm doanh nghiệp, sự kiện doanh nghiệp, trang web, nhật ký điện tử, cộng đồng trực tuyến do doanh nghiệp quản lý, bản tin qua thư điện tử, tài khoản truyền thông xã hội, thông báo qua điện thoại di động và các ứng dụng di động thuộc về thương hiệu. Đây là những phương tiện truyền thông nhắm mục tiêu cao với độ phủ thường hạn chế trong nhóm khách hàng hiện hữu của thương hiệu. Mặc dù phương tiện truyền thông riêng là miễn phí nhưng việc xây dựng và quản lý lại đòi hỏi các nguồn lực nội bộ đáng kể.
Ngược lại, phương tiện truyền thông trả tiền là những kênh mà thương hiệu phải trả tiền để phân phối nội dung- Nó bao gồm những phương tiện truyền thông quảng cáo truyền thống như phương tiện điện tử, phương tiện in ấn, phương tiện nơi công cộng (Out of Home – OOH), bên cạnh phương tiện số. Trong không gian số, những kênh truyền thông trả tiền phổ biến nhất bao gồm quảng cáo hiển thị, mạng lưới liên kết giữa các nhà xuất bản, xuất hiện trên công cụ tìm kiếm, hiển thị có tính phí trên phương tiện truyền thông xã hội và quảng cáo qua phương tiện truyền thông di động. Thương hiệu thường trả phí dựa trên số lần xuất hiện (số lần nội dung được hiến thị) hoặc dựa trên số lượng hành động (số lần đối tượng mục tiêu thật sự tương tác thông qua các hành động như nhấp chuột, đăng ký hoặc mua hàng). Phương tiện truyền thông trả tiền thường được sử dụng để tiếp cận và mở rộng đối tượng tiềm năng mới với mục tiêu xây dựng nhận biết thương hiệu và thúc đẩy lưu lượng truy cập về các kênh truyền thông riêng.
Phương tiện truyền thông lan truyền của thương hiệu bao gồm độ bao phủ và mức độ xuất hiện mà thương hiệu có được nhờ vào truyền miệng hoặc ủng hộ từ khách hàng. Khi chất lượng nội dung rất tốt, đối tượng mục tiêu thường cảm thấy thôi thúc lan truyền nội dung đó thông qua phương tiện truyền thông xã hội và các cộng đồng – đây được gọi là truyền miệng tự nhiên. Sự phát sinh truyền thông lan truyền có thể là kết quả của một nỗ lực quan hệ công chúng và truyền thông hiệu quả, tạo ra cái gọi là truyền miệng cộng hưởng. Truyền thông lan truyền thường không đứng một mình mà đòi hỏi phải có truyền thông riêng và truyền thông trả tiền đế tạo ra độ phủ sóng miễn phí.
Bước 6: Khuếch đại nội dung
Bí quyết để có được truyền thông lan truyền mạnh mẽ chính là chiến lược khuếch đại nội dung. Không phải đối tượng mục tiêu nào cũng giống nhau. Khi nội dung tiếp cận được những người có ảnh hưởng chính trong một nhóm đối tượng mục tiêu thì nội dung đó mới có khả năng được lan truyền. Bước đầu tiên mà người làm tiếp thị cần thực hiện là phải xác định được những người có ảnh hưởng này. Họ là những nhân vật được tôn trọng trong cộng đồng của mình và có lượng lớn người theo dõi và đối tượng truyền thông riêng. Bản thân họ là những người sáng tạo nội dung thường xuyên, đã xây dựng danh tiếng của mình qua thời gian với những nội dung được lan truyền rộng rãi. Họ được xem là những chuyên gia trong cộng đồng của mình.
Để những người có ảnh hưởng này ủng hộ và lan truyền nội dung thương hiệu thì chất lượng của nội dung thôi vẫn chưa đủ mà cần phải áp dụng quy tắc tương hỗ. Mấu chốt là phải xây dựng và nuôi dưỡng được một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với những người có ảnh hưởng. Người làm tiếp thị cần đảm bảo rằng khi những người có ảnh hưởng chia sẻ các nội dung thì họ cũng thấy việc đó có lợi cho danh tiếng của họ. Một số người có ảnh hưởng cũng quan tâm đến việc mở rộng tầm bao phủ của mình và người làm tiếp thị có thể giúp bằng cách cung cấp cho họ quyền tiếp cận một nhóm đối tượng lớn hơn.
Một khi nội dung đã được khuếch đại, người làm tiếp thị cần phải theo sát bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận. Người làm tiếp thị nên lắng nghe các thảo luận đang diễn ra về nội dung của mình. Điều này đôi khi có thế trở nên quá tải khi lướt qua hết số lượng lớn các cuộc thảo luận và số lượng phương tiện truyền thông tham gia. Vì vậy, người làm tiếp thị phải cần thận lựa chọn kỹ những thảo luận nào mà họ muốn tham gia.
Bước 7: Đánh giá tiếp thị nội dung
Đánh giá sự thành công của tiếp thị nội dung là một bước quan trọng sau giai đoạn phân phối nội dung, liên quan đến các chỉ số đo lường hiệu quả cả về mặt chiến lược và chiến thuật. Về mặt chiến lược, người làm tiếp thị nên đánh giá liệu chiến lược tiếp thị nội dung có đạt được các mục tiêu liên quan đến doanh số bán hàng hoặc liên quan đến thương hiệu được thiết lập trong Bước 1 hay không. Vì những mục tiêu này đều được thiết lập phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể nên quy trình đánh giá này khá trực tiếp và có thể được tích hợp với việc đo lường hiệu quả tổng thể của thương hiệu.
Về mặt chiến thuật, người làm tiếp thị cũng nên đánh giá những chỉ số tiếp thị nội dung chính vốn phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn định dạng nội dung và kênh truyền thông phân phối. Về bản chất, người làm tiếp thị cần theo dõi hiệu quả của nội dung trong suốt hành trình khách hàng với sự trợ giúp của công cụ lắng nghe và phân tích truyền thông xã hội. Có 5 loại chỉ số để đo lường liệu nội dung có được nhìn thấy (nhận biết), có liên quan (thu hút), dễ tìm thấy (tìm hiểu), có thể hành động được (hành động) và có thể chia sẻ được (ủng hộ).
Các chỉ số về khả năng nhìn thấy liên quan đo lường độ phủ và mức độ nhận biết. Các chỉ số phổ biến nhất bao gồm: lượt hiển thị (nội dung được xem bao nhiêu lần), số người xem duy nhất (bao nhiêu người thật sự xem nội dung) và mức độ gợi nhớ thương hiệu (bao nhiêu phần trăm người xem có thể nhớ được tên thương hiệu). Ngược lại, tính liên quan giúp đo lường xem nội dung thu hút sự quan tâm tới mức độ nào. Các chỉ số liên quan bao gồm lượt xem trang trên mỗi khách truy cập (số trang mà khách hàng truy cập khi vào trang web chứa nội dung), tỷ lệ thoát (số phần trăm người thoát khỏi trang web sau khi chỉ truy cập một trang) và thời gian trên trang web (thời lượng của lần truy cập) cũng như nhiều chỉ số khác. Chỉ số tìm kiếm thường đo lường khả năng được tìm thấy của nội dung qua các công cụ tìm kiếm, quan trọng nhất là vị trí trên công cụ tìm kiếm (vị trí của nội dung trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm khi người dùng truy vấn thông qua các từ khóa nhất định) và lưu lượng truy cập gián tiếp từ công cụ tìm kiếm (bao nhiêu lượng truy cập đến trang web của doanh nghiệp từ kết quả trên công cụ tìm kiếm).
Chỉ số hành động có lẽ là một trong những chỉ số quan trọng nhất cần phải theo dõi. Nó chủ yếu đo lường liệu nội dung có thành công trong việc thúc đẩy người tiêu dùng hành động hay không. Chỉ số hành động điển hình bao gồm tỷ lệ nhấp chuột (tỷ lệ giữa số lần nhấp chuột và số lượt hiển thị) và tỷ lệ chuyển đổi kêu gọi hành động (phần trăm số người hoàn thành một hành động nào đó như đăng ký hoặc mua hàng). Cuối cùng, người làm tiếp thị cần đo lường xem nội dung được chia sẻ tốt hay không, đây là chỉ số đại diện cho sự ủng hộ thương hiệu. Chỉ số chia sẻ bao gồm tỷ lệ chia sẻ (tỷ lệ giữa số lượng chia sẻ và số lượt hiển thị) và tỷ lệ tương tác (ví dụ trên Twitter, được đo bằng cách lấy tổng các hành động chia sẻ như đăng lại, yêu thích, phản hồi và nhắc tới chia cho tổng số lượng người theo dõi).
Bước 8: Cải tiến tiếp thị nội dung
Lợi thế chính của tiếp thị nội dung so với tiếp thị truyền thống chính là tiếp thị nội dung được tin tưởng nhiều hơn; chúng ta có thể theo dõi hiệu quả bằng chủ đề nội dung, hình thức nội dung và kênh phân phối. Việc giám sát hiệu quả rất hữu ích cho việc phân tích và xác định các cơ hội để cải thiện ở mức độ cực kỳ chi tiết. Điều này cũng có nghĩa là người làm tiếp thị nội dung có thể dễ dàng thử nghiệm với nhiều chủ đề, hình thức và kênh phân phối nội dung khác nhau.
Vì nội dung thay đổi rất linh hoạt nên những cải tiến định kỳ cho hoạt động tiếp thị nội dung là rất cần thiết. Người làm tiếp thị nên xác định phạm vi của việc đánh giá và cải tiến để quyết định thời điểm thay đổi hướng tiếp cận trong hoạt động tiếp thị nội dung. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý là tiếp thị nội dung thường đòi hỏi thời gian để tạo ra ảnh hưởng và do đó yêu cầu độ kiên trì nhất định cũng như sự nhất quán trong việc triển khai.
Triển khai inbound marketing giúp doanh nghiệp “tạo” ra khách hàng bền vững
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…
Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
Tiếp thị 4.0 – Philip Kotler