Bản tính của con người thường có tính tò mò và muốn trải nghiệm tất cả những thứ mới mẻ trong cuộc sống. Vì vậy muốn giữ chân khách hàng duy trì sử dụng sản phẩm của mình thì cần phải tạo ra những trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng.

Trải nghiệm khách hàng là gì?

Customer Experience (hay còn gọi là CX, trải nghiệm của khách hàng) là cảm nhận của khách hàng trong quá trình tiếp xúc với sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp.

bi-quyet-giup-ban-tao-ra-nhung-trai-nghiem-khach-hang-tot

Có thể nói Customer Experience là kết quả của quá trình tương tác của khách hàng từ đầu đến cuối với một thương hiệu. Đó không phải là cảm xúc nhất thời của khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn, mà là những gì đọng lại sau tất cả những lần khách hàng tiếp xúc với thương hiệu đó qua các kênh website, social, email, hoặc trực tiếp với bất cứ nhân viên nào đại diện cho thương hiệu.

Tại sao Trải nghiệm khách hàng lại quan trọng với một doanh nghiệp?

Theo một nghiên cứu của Oracle, một công ty dữ liệu tại Mỹ, có 89% khách hàng đã chuyển đổi sự lựa chọn thương hiệu với lý do có trải nghiệm khách hàng không tốt.

Khi mà thời nay, công nghệ phát triển giúp cho con người có thể tiếp cận được nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, hoàn toàn không có lý do gì để một người khách hàng trung thành với một thương hiệu nào đó quá lâu, trừ khi thương hiệu đó mang lại cho khách hàng những cảm xúc khác biệt.

Bà Tống Khánh Linh, Tổng giám đốc “The Yen Concept và Lại Đây Refill Station” trong buổi tọa đàm “Trải nghiệm khách hàng – Khác biệt để cạnh tranh” vào tháng 11/2019, cho rằng cảm xúc là yếu tố khiến cho khách hàng quay lại và từ đó lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi, trong thời đại kỹ thuật số, mọi thứ rất tiên tiến, mọi người đều có thể làm ra một sản phẩm rất tốt, rất giống nhau, người nào có nhiều tiền là làm rất tốt. Vậy điều gì làm khách hàng lưu lại? Đó là cảm xúc. Và người kể câu chuyện sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu doanh nghiệp là rất quan trọng.

bi-quyet-giup-ban-tao-ra-nhung-trai-nghiem-khach-hang-tot3

Theo bà Tống Khánh Linh, trong marketing có 3 nhóm để nói về sản phẩm có thể thu hút người tiêu dùng gồm (i) nhóm Celebrities vì Celebrities có lượng fan rất lớn; (ii) nhóm KOL hay còn gọi là Influencer, người có sức ảnh hưởng ; (iii) nhóm mọi người đang đầu tư nhiều hơn là nhóm experts (chuyên gia, người thực sự hiểu biết chuyên môn về sản phẩm).

Rất nhiều doanh nghiệp đã bỏ số tiền rất lớn để mời celebrity (người nổi tiếng) để nói về sản phẩm nhưng chắc gì khách hàng nghe và mua. Điều này cho thấy người tiêu dùng ngày càng thông minh, khách hàng không cần về mặt thông tin khi chính bản thân họ có thể tìm kiếm thông tin được. Nên để khách hàng ở lại với sản phẩm chính là cảm xúc.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Như vậy có thể thấy, việc đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

  • Khiến khách hàng trung thành hơn với doanh nghiệp
  • Trở thành một ưu điểm cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh
  • Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu
  • Tạo ra nguồn khách mới

Bí quyết để tạo ra những trải nghiệm khách hàng tốt

bi-quyet-giup-ban-tao-ra-nhung-trai-nghiem-khach-hang-tot4

  1. Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu trải nghiệm khách hàng rõ ràng: Đặt ra tầm nhìn tập trung vào đối tượng khách hàng có thể sẽ tương tác với doanh nghiệp, đưa ra các chiến lược và nguyên tắc phù hợp.
  2. Hiểu khách hàng của là ai: Nếu một doanh nghiệp thấu hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, họ có khả năng kết nối và đồng cảm với các tính huống mà khách hàng gặp phải. Đây là một bước quan trọng của việc đặt khách hàng là trung tâm.
  3. Tạo kết nối cảm xúc với khách hàng: Theo tạp chí Nghiên cứu người tiêu dùng, có hơn 50% khách hàng dựa vào cảm xúc của mình để quyết định mua hàng. Khách hàng trở nên trung thành với một doanh nghiệp về mặt cảm xúc và họ nhớ cảm giác của họ khi họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  4. Nắm bắt những phản hồi của khách để thấu hiểu mong muốn, nguyện vọng của họ
  5. Xây dựng hệ thống thu thập phản hồi của khách hàng và giảm thiểu sự không hài lòng của khách hàng trong tất cả các trường hợp, giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng.

Các yếu tố có thể gây trải nghiệm không tốt tới khách hàng

Theo nghiên cứu, có 6 yếu tố chủ yếu gây cho khách hàng cảm thấy không vui trong quá trình trải nghiệm:

  • Thời gian chờ đợi giải quyết một vấn đề nào đó quá lâu.
  • Nhân viên không thấu hiểu nhu cầu của khách hàng
  • Không trả lời/giải quyết các thắc mắc của khách hàng.
  • Có quá nhiều các yếu tố được tự động hóa / Không nhận được sự hỗ trợ từ nhân viên.
  • Dịch vụ không được cá nhân hóa.
  • Nhân viên thô lỗ, có thái độ không tốt.

Ví dụ cá nhân hóa email – Delta Air Lines

Dalta Air Lines là hãng hàng không nổi tiếng với ví dụ về cá nhân hóa email thông qua những lần gặp sự cố khi bay.

bi-quyet-giup-ban-tao-ra-nhung-trai-nghiem-khach-hang-tot5

Trong một chuyến bay bị chuyển hướng đến một địa điểm khác vì lí do thời tiết, công ty đã gửi đến khách hàng một email mang tính cá nhân hóa. Lá thư bày tỏ lời xin lỗi chân thành cũng như thông báo địa điểm hạ cánh khác an toàn hơn cho hành khách. Cá nhân hóa email là một cách tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho dịch vụ khách hàng.

Khác với những email được gửi hàng loạt email cá nhân hóa thể hiện sự thiện chí và thái độ coi trọng khách hàng từ doanh nghiệp.

Kết luận

Trải nghiệm khách hàng là lĩnh vực cần được quan tâm và đầu tư liên tục. Tập trung hơn vào chiến lược trải nghiệm khách hàng, các công ty sẽ nhận ra tác động tích cực đến từ sự trung thành của khách hàng, từ đó giúp cho doanh thu được duy trì và tăng trưởng nhanh hơn.

Theo Advertising Vietnam

Bài viết liên quan

 

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn