Bạn đã sử dụng Google Search Console chưa? Nếu đã từng thì bạn cũng biết ít nhiều được nó có vai trò như thế nào trong SEO. Có 4 phần chính trong Search Console có thể giúp bạn nhanh chóng đạt được hiệu quả SEO. Và các phần này có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn đối với việc tối ưu hóa tìm kiếm của bạn. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

Google search Console là gì?

Cũng như Google Analytics, Google Webmaster Tools hay là Google search Console là một phần mềm đa năng giúp các webmasters kiểm tra các sự cố xảy ra với website do chính Google phân phối. Nó sẽ giúp bạn:

  • Thông báo nếu web bị nhiễm phần mềm độc hại
  • Quản lí liên kết đến website
  • Nắm các keyword mà người dùng vừa mới tìm, …

Nếu bạn đang quản trị web, hay làm SEO, và bạn không tìm thấy bất kì một trị giá ở nào trên Webmater Tools thì …

  • Bạn vừa mới dùng một công cụ trả phí nào đó có khả năng tương tự Google Webmaster công cụ.
  • Bạn chưa biết khai thác “mỏ vàng” này.

Nếu như bạn chưa rõ về Seo cũng giống như lợi ích nó mang lại, hãy đọc qua bài viết: “Seo là gì? 6 quyền lợi Seo đem lại mà bạn không ngờ tới” để hiểu thêm về Seo cũng như những áp dụng của nó nhé!

Có hàng tỉ thứ có thể làm với Google Webmaster Tools. Nhưng sẽ tốn rất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu này để bạn “thông suốt” được Google Webmaster Tools và khai thác được một phương pháp triệt để.

Trong bài này, tôi sẽ tập hợp những văn hóa, kinh nghiệm cực kì cần thiết và hữu ích khi sử dụng SEO.

Tôi cũng vừa mới sử dụng video tổng hợp về công cụ Google search Console (Google webmaster tool). Hãy xem ngay tại đây nhé.

Tôi vẫn khuyến khích độc giả blog và xem video bên trên để có kiến thức cơ bản về Google Webmaster công cụ nhé. khởi đầu nghiên cứu thôi…

Sử dụng Google Search Console hiệu quả bằng cách nào?

Internal Crawl Errors

Thật dễ để tận dụng các lỗi crawl dữ liệu và dùng chúng làm tìm ra cơ hội liên kết mới. Crawler có thể giúp bạn hiểu tổng quan về các lỗi từ đó khắc phục và cải thiện hiệu quả website của bạn.
Cách này có thể phần nào hữu ích sau khi chuyển code website hoặc thay đổi URL, những công việc yêu cầu phải khắc phục lỗi một cách nhang chóng.
Hãy nhớ rằng bất kỳ lỗi nào cũng có thể trở thành cơ hội để cải thiện website của mình, miễn sao bạn sẵn lòng biến nó thành cơ hội mà thôi:

  • Tìm kiếm toàn bộ các lỗi
  • Chủ động khắc phục các lỗi đó

Internal Linking

Khi nói đến Internal link, cần phải xây dựng một số “trang ưu tiên”, đây là những trang bạn cần chú trọng đến. Cách này giúp cho công việc tối ưu hóa dễ dàng hơn bằng cách cho phép bạn liên kết chéo các trang với nhau. Tùy thuộc vào mức độ ưu tiên của từng trang.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Nên tìm hiểu Search Console để kiểm tra xem các trang ưu tiên nhất của bạn đã nằm ở đầu danh sách chưa. Nếu chưa, bạn cần liên kết các trang đó tới những trang khác để cải thiện mức độ hiện diện của trang.

Liên kết bên trong cũng có thể giúp tăng cường CTR, mặc dù bạn không nên sử dụng quá nhiều footer link. Vì các loại liên kết này làm cho website của bạn trông lộn xộn và giống như đang spam từ đó làm giảm khả năng người dùng click vào.

Làm nổi bật dữ liệu

Sử dụng Google Search Console hiệu quả bằng cách làm nổi bật dữ liệu

Sử dụng Google Search Console hiệu quả bằng cách làm nổi bật dữ liệu

Nên ưu tiên sử dụng Schema markup để thêm đánh dấu dữ liệu có cấu trúc cho website của bạn. Tuy nhiên, việc làm nổi bật dữ liệu có thể cung cấp một giải pháp thay thế khác. Data Highlighter (Làm nổi bật Dữ liệu) là một công cụ dùng để báo cho Google biết về cấu trúc của dữ liệu có cấu trúc trên website của bạn.

Bước đầu tiên là quyết định dữ liệu nào bạn muốn làm nổi bật. Điều gì khiến hoạt động kinh doanh của bạn nổi bật? Bạn cần chú trọng đến vấn đề gì? Với công cụ Data Highlighter, bạn có thể dùng chuột đánh dấu những trường dữ liệu quan trọng trên website của mình.

Sau đó, Google có thể hiển thị dữ liệu của bạn theo cách hấp dẫn hơn trên SERP và trên các tính năng của Google như Knowledge Graph. Việc làm nổi bật dữ liệu sẽ mang lại mức hiển thị cao hơn trên SERP và tăng CTR. Mặc dù việc thực hiện hết sức đơn giản và không cần sử dụng mã code.

Cách làm này giúp cho Google có thể tìm hiểu dễ dàng hơn những dữ liệu quan trọng nhất của bạn từ đó mang lại hiệu quả SEO cao.

Báo cáo phân tích dữ liệu tìm kiếm

Sử dụng Google Search Console hiệu quả bằng cách báo cáo phân tích dữ liệu tìm kiếm

Sử dụng Google Search Console hiệu quả bằng cách báo cáo phân tích dữ liệu tìm kiếm

Báo cáo phân tích dữ liệu tìm kiếm (Search Analytics Report) làm một công cụ hỗ trợ quan trọng để có được cái nhìn tổng thể về hiệu quả trên toàn bộ website của bạn.

Bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm hiểu những trang hiệu quả nhất của mình hay những trang có tiềm năng cải thiện. Hơn nữa, bạn có thể tìm thấy dữ liệu và tiến hành so sánh lớp dữ liệu.
Nội dung cũ của bạn có hoạt động hiệu quả hơn nội dung mới không?

CTR từ lượng traffic từ thiết bị di động có cao không?

Đây là một báo cáo chi tiết về dữ liệu thực tế của bạn, tức là những dữ liệu này bạn có thể cải thiện hiệu quả hơn:

  • CTA
  • cập nhật nội dung
  • đẩy các bài viết lên các mạng xã hội
  • Các bài viết tiếp theo của bạn

Nếu bạn chưa tìm hiểu chức năng này của Google Search Console một cách chi tiết. Dưới đây là một số cách hiệu quả nhất để bạn có thể sử dụng Báo cáo phân tích dữ liệu tìm kiếm.

Báo cáo phân tích dữ liệu tìm kiếm để làm gì?

Kiểm tra tỷ lệ nhấp chuột

Quan sát chi tiết hơn tỷ lệ nhấp chuột có thể biết được có vấn đề gì xảy ra với thứ hạng và hiệu quả tối ưu hóa hiện tại của một trang hay không. Ví dụ, nếu thứ hạng cao nhưng CTR thấp hơn so với dự kiến, có thể bạn cần chỉnh sửa lại thẻ miêu tả.

Kiểm tra thứ hạng

Việc phân tích thứ hạng website ở top 25 hay top 50 với truy vấn tìm kiếm có thể cung cấp nhưng thông tin chi tiết về hiệu quả của những việc đang làm và cần phải cải thiện những gì. Cách làm này có thể mang lại nhiều hiệu quả SEO nhanh chóng.

Kết quả dữ liệu từ các kênh khác

Việc phân tích kết quả dữ liệu của bạn có thể giúp cải thiện hiệu quả của các kênh quảng cáo khác như Adwords hay mạng xã hội. Báo cáo của bạn có thể đưa ra hướng mới cho chiến dịch quảng cáo hoặc thậm chí có thể giúp bạn hiểu được khác hàng tiềm năng và thói quen của họ.

Hiểu khách hàng tiềm năng của bạn

Lọc báo cáo theo câu hỏi (“ai”, “cái gì”, “ở đâu”, “khi nào”) có thể giúp bạn hiểu hơn về khách hàng tiềm năng của bạn. Họ đang thực sự tìm kiếm thông tin gì? Đâu là cách hiệu quả nhất để tìm từ khóa tốt nhất để nhắm tới khách hàng tiềm năng?

Hiểu được vấn đề này có thể giúp nội dung được hướng tới khách hàng tiềm năng chính xác hơn. Từ đó tăng lượng traffic, tùy thuộc vào truy vấn tìm kiếm của khách hàng nhập vào công cụ tìm kiếm.

Kiểm tra trends

Việc phân tích số lần hiển thị và truy vấn tìm kiếm có thể giúp bạn biết được xu hướng ảnh hưởng đến lượng traffic tới website của bạn. Một báo cáo trong 30 ngày với trong 90 ngày có thể có sự khác biệt, giúp bạn có được ý tưởng mới về nội dung cần xây dựng là gì.

Disavow

Disavow giúp bạn loại bỏ những liên kết xấu trỏ đến website của mình

Disavow giúp bạn loại bỏ những liên kết xấu trỏ đến website của mình

Lần Penguin cập nhật vào tháng 9 đã khiến cho việc loại bỏ liên kết có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Công cụ từ chối liên kết trên Google Search Console giúp bạn loại bỏ những liên kết xấu trỏ đến website của mình. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng công cụ này.

Vì một khi đã thêm những website bạn cho là không tốt vào công cụ từ chối liên kết thì bạn sẽ không thể nhận được link từ website đó trỏ về nữa.

Kết luận

Như chúng ta đã thấy, bạn không cần phải có nhiều kiến thức kỹ thuật để đạt được hiệu quả SEO cho website của bạn. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Nguồn: atpmedia.vn