So với khối lượng kiến thức khổng lồ với tính xác thực chưa cao tràn lan trên mạng về marketing cơ bản, chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan, dễ hiểu hơn về Client trong marketing.

ban-tuong-tuong-nhu-the-nao-ve-the-gioi-marketing-o-client

Client là một công ty, doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Làm marketing cho Client nghĩa là bạn sẽ làm trong bộ phận marketing của công ty này.

I. Bức tranh tổng quan về Marketing ở các Client

Nhiều bạn sinh viên thường quy marketing là làm “quảng cáo, truyền thông”, một số người có hiểu biết về ngành hơn thì cho rằng làm marketing cần biết về “chạy TVC, 4Ps, định vị,…” Những câu trả lời trên đều không sai nhưng vẫn chưa đủ.

Vậy làm marketing là làm gì? Bây giờ bạn hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng công việc marketing giống như một tảng băng vậy.

Phần bề nổi:

Những gì bạn nhìn thấy và dễ phát hiện nhất chỉ là phần nổi của tảng băng, là những tác vụ được thực thi ngoài thị trường (In-market Execution) như chạy quảng cáo, truyền thông hay những gì nhiều sinh viên thường nghĩ tới khi nói về marketing.

Phần chìm của tảng băng:

Bên dưới phần nổi này là Hoạch định chiến lược, bao gồm Kế hoạch marketing (Brand Marketing Plan) và Chiến lược thương hiệu (Brand Vision Plan).

Kế hoạch marketing gồm những thứ như Bản triển khai hoạt động,… thường được xây dựng hàng năm, đóng vai trò như một cây kim la bàn chỉ dẫn, vạch rõ mục tiêu và những hoạt động chiến lược của nhãn hàng trong năm đó.

ban-tuong-tuong-nhu-the-nao-ve-the-gioi-marketing-o-client2

Trong khi đó Chiến lược thương hiệu được xây dựng và làm mới mỗi 3-5 năm nhằm giúp định hướng cho mọi hoạt động marketing, giúp đảm bảo thương hiệu đi đúng định vị, tầm nhìn và nhất quán. Dựa trên nội dung này, các marketers sẽ lập được những Kế hoạch marketing ngắn hạn hơn trong từng khoảng thời gian khác nhau để củng cố cho Chiến lược thương hiệu.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Phần đáy của tảng băng:

Nằm sâu hơn nữa là nền tảng marketing của một công ty, đó là Kiến trúc (Brand Architecture) và Định vị (Brand Positioning) của thương hiệu, được tạo nên ngay sau khi doanh nghiệp được khai sinh và được giữ xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty. Chỉ được phép điều chỉnh bởi những người có thẩm quyền cấp cao khi có thay đổi lớn hoặc vấn đề nghiêm trọng xảy ra đối với nhãn hiệu.

Không có 2 phần chìm, phần nổi của tảng băng sẽ không thể trụ vững trên mặt nước; cũng như việc không có các nền tảng và hoạch định về chiến lược thương hiệu kĩ càng, các hoạt động thực thi bên ngoài thị trường sẽ không đem lại hiệu quả tốt như mong muốn.

Đây là một mô hình quản lí nhãn hiệu tương đối chính xác, và được hầu hết các công ty áp dụng. Tuy nhiên tùy vào quy mô kinh doanh của từng doanh nghiệp, quy trình trên có thể được giảm hoặc điều chỉnh hay mở rộng hơn cho phù hợp.

ban-tuong-tuong-nhu-the-nao-ve-the-gioi-marketing-o-client3

II. Ở Client là phải làm việc với những ai?

Để xây dựng được một doanh nghiệp lớn, ngoài thời gian và tiền bạc, còn đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý của rất nhiều người mà trong đó, marketing sẽ đóng vai trò như một đầu tàu dẫn dắt, định hướng, lãnh đạo, truyền cảm hứng cho các bộ phận khác.

Có 4 đối tượng mà một người làm marketing phải biết cách quản lí. Đó là Sếp, lãnh đạo (trên), Lính (dưới), Các phòng ban khác trong công ty (trong), và Agency (ngoài).

Trong khi việc giao tiếp với sếp và lính (chiều dọc) là kĩ năng mềm và khá phổ biến ở tất cả các vị trí trong các doanh nghiệp, thì làm việc với các phòng ban khác trong công ty và quản lí agency bên ngoài (chiều ngang) là một đặc trưng rất riêng của người làm marketing.

Bên trong công ty: Các phòng ban

Nhóm thương mại (commercial): 

Bao gồm sales và trade marketing. Đây có thể được xem là nhóm quan trọng nhất vì vừa biết kiếm tiền, vừa được tiêu tiền trong công ty. Sales được xem như là cầu nối giữa nhãn hàng và người tiêu dùng vì nếu không có họ, sản phẩm làm ra sẽ không thể đến tay người tiêu dùng.

ban-tuong-tuong-nhu-the-nao-ve-the-gioi-marketing-o-client4

Vì mối quan hệ mật thiết này, marketer cần làm việc với sales và trade marketing để đưa ra những chiến lược phân phối sản phẩm hợp lí, hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy bán hàng tại điểm bán cũng như huấn luyện và động viên đội ngũ bán hàng.

Nhóm vận hành (operation): 

Là các phòng như R&D (nghiên cứu và phát triển), supply chain (quản lí chuỗi cung ứng), factory, purchasing. Marketing cũng cần làm việc với các phòng ban này để đảm bảo việc phát triển sản phẩm mới, hay cung ứng hàng hóa được  diễn ra trơn tru và thông suốt.

ban-tuong-tuong-nhu-the-nao-ve-the-gioi-marketing-o-client5

Nhóm hành chính (administration): 

Phòng finance (tài chính), legal (pháp chế), HR (nhân sự), IT. Các công việc marketing thường làm liên quan đến nhóm này bao gồm quản lí ngân sách, lợi nhuận, các vấn đề về pháp lí, tuyển dụng, đào tạo, hoặc xây dựng hệ thống báo cáo.

Nhóm dịch vụ marketing (marketing service): 

Mới xuất hiện gần đây, do các công ty có xu hướng thành lập nên các nhóm đóng vai trò như một agency thu nhỏ bên trong công ty để tối ưu tốc độ dịch vụ và quản lí chi phí, bao gồm các bộ phận như truyền thông, nghiên cứu, creative,…Marketing đương nhiên phải làm việc sát sao với các phòng ban này như với một agency thực thụ.

Với vai trò đa dạng như vậy, marketing thường được xem như là trưởng dàn hợp xướng của công ty, phải có kĩ năng và kiến thức đa dạng, luôn phải biết đặc điểm của từng phòng ban, biết dẫn dắt, định hướng và truyền cảm hứng để cả “dàn hợp xướng” của công ty được vận hành trơn tru và suôn sẻ.

ban-tuong-tuong-nhu-the-nao-ve-the-gioi-marketing-o-client6

Bên ngoài công ty: Agency

Với dịch vụ đa dạng và chuyên môn cao của mình, agency là những đối tác sáng tạo và thực thi tuyệt vời trong những thao tác hỗ trợ marketing tiếp cận người tiêu dùng. Có rất nhiều loại agency, từ những agency quốc tế có lịch sử lâu đời đến những agency Việt máu lửa am hiểu thị trường, từ những agency có nhiều chuyên môn trải rộng đến những agency rất chuyên biệt về một lĩnh vực nhất định.

Có nhiều cách lựa chọn agency khác nhau nhưng hầu hết các client sẽ theo các cách sau:

Đối tác chiến lược:

Một trong những cách lựa chọn quản lí agency phổ biến nhất là tìm đối tác chiến lược – một agency có khả năng tương đối toàn diện để phụ trách toàn bộ kế hoạch truyền thông. Agency này sẽ chịu trách nhiệm từ khâu hoạt động đến ngân sách, từ việc đưa ra ý tưởng truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch truyền thông. Họ có thể làm phần lớn các hoạt động, và outsource cho các đối tác hoặc agency con trong từng hệ thống.

Ưu điểm lớn của cách này là việc thực thi nhất quán và marketer dễ theo dõi để giám sát. Tuy nhiên cũng có những hạn chế như chi phí cao do xuất hiện phí quản lí, ít lựa chọn về nhân sự thực hiện do các agency thường có xu hướng sử dụng các công ty con trong cùng một mạng lưới.

Tự quản lý:

Một cách khác cũng phổ biến nhưng lại ở một thái cực ngược lại, đó là marketer sẽ chủ động mời nhiều agency có chuyên môn khác nhau cùng tham gia vào một dự án. Người đưa ra chiến lược cụ thể, giám sát và đo lường không ai khác chính là marketer trong công ty.

Với cách này, bộ phận marketing sẽ vất vả hơn rất nhiều để duy trì được tính nhất quán và đồng bộ trong chiến dịch, tuy nhiên có thể tiết kiệm được ngân sách và có sự lựa chọn agency đa dạng hơn so với cách đầu.

Trên thực tế còn nhiều cách phức tạp hơn. Tùy vào bản chất, mối quan hệ, loại chiến dịch, tình huống cụ thể, các marketer sẽ áp dụng các cách khác nhau để cùng agency tạo nên một chiến dịch hiệu quả nhất.

Dù sử dụng cách nào, hay làm việc với ai, các marketer nên giữ mối quan hệ win-win (cả 2 bên cùng có lợi) chứ không nên là một cuộc chiến giữa marketing với những bên còn lại như mọi người thường hay vẽ ra.

III. Con đường nghề nghiệp và tố chất của một Marketer

Con đường thăng tiến

Biểu đồ sau diễn tả chi tiết nhất về định hướng phát triển ngành nghề này trong một Client. Trục tung thể hiện các vị trí từ thấp đến cao theo chiều của trục, trong khi trục hoành mô tả công việc mà tại vị trí đó, marketer sẽ được thực hiện:

Càng lên cao bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều công việc mang tính quản lý, lên kế hoạch nhiều hơn trong khi đó những vị trí dưới thấp sẽ thiên về thực thi, theo dõi giám sát nhiều hơn.

Đường chéo biểu hiện rằng khi mới vào ngành bạn sẽ tập trung phát triển chiều sâu về chuyên môn, kiến thức cho đến những vị trí nhất định cao hơn càng ngày càng mở rộng. Khi lên cao bạn sẽ phải làm việc với nhiều ngành, nhiều phòng ban khác nhau cũng như khi đã hiểu sâu về một mảng kiến thức rồi thì việc học thêm các kiến thức chuyên môn khác sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn cho việc quản lý và vận hành.

Tố chất của một marketer

Hầu hết những tố chất dưới ngành nào cũng cần tới những dưới lăng kính của marketing thì chúng sẽ phát huy như thế nào?

Ham học hỏi, hay tò mò:

Vì mọi thứ luôn thay đổi, thị trường thay đổi, đối thủ thay đổi, người tiêu dùng thay đổi, công nghệ thay đổi, … Thế nên việc phân khúc, định vị, thấu hiểu thói quen, cách tiếp cận người tiêu dùng cũng phải thay đổi theo. Thế nên các marketer luôn cần có thái độ tích cực học hỏi, tìm kiếm, đào sâu hơn về thị trường để có thể bắt kịp với sự thay đổi của thời đại.

Kiên định, quyết đoán:

Sự đúng sai trong marketing chỉ mang tính tương đối, khá mơ hồ vì giữa các ngành hàng khác nhau, lĩnh vực khác nhau thì ta không thể áp dụng một cách trong mọi trường hợp. Vậy nên tự bản thân người làm marketing luôn cần tự đúc rút, có những lựa chọn của riêng mình và theo đuổi nó tới cùng.

Sự linh hoạt, cởi mở:

Sự biến đổi không ngừng của xã hội, môi trường kinh doanh, của con người buộc bạn phải luôn thích ứng, sáng tạo để vượt qua khuôn khổ của lối suy nghĩ cũ, chủ quan của bản thân để đón tiếp những điều mới mẻ.

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo camnest.vn