Hầu hết những người làm marketing đều sử dụng email là kênh quảng bá thương hiệu cho doang nghiệp của mình. Đây được coi là phương pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp có thể kết nối được với khách hàng và thúc đẩy việc kinh doanh một cách mạnh mẽ.

Bài viết sau đây là một số phương pháp triển khai chiến dịch Email Marketing thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất.

ap-dung-phuong-phap-email-marketing-giup-doanh-nghiep-dat-hieu-qua-cao-nhat

1) Không đi mua Data

Lời khuyên đầu tiên này ắt hẳn không có gì mới mẻ, nhưng nói tới Email marketing ở Việt Nam thì mọi người nghĩ tới đầu tiên là Mua DATA XONG BẮN SPAM. Các chiến dịch phụ thuộc vào tỷ lệ mở tốt, và nếu bạn liên hệ với địa chỉ được mua – thay vì từ một sự tương tác trước đó – bạn sẽ nhanh chóng thấy hiệu suất email giảm xuống.

Ở các nước châu Âu, GDPR (luật bảo vệ dữ liệu) đòi hỏi sự đồng ý của người nhận trước khi bạn liên hệ với họ và danh sách các email được mua thường không có được sự đồng ý đó.

2) Tránh sử dụng “No Reply” ở địa chỉ email của người gửi.

Bạn đã từng nghe tới CAN-SPAM chưa? Đây là một điều luật lâu đời phổ biến và quan trọng đối với các marketers bằng email tại Mỹ – và rất nhiều doanh nghiệp cố gắng tuân thủ nó. Một quy tắc chính trong CAN-SPAM là không bao giờ sử dụng từ “No Reply,” hoặc một cụm tương tự nào đó, dưới dạng tên người gửi của bạn (ví dụ như “noreply@yourcompany.com”).

“No Reply” trong một tin nhắn email ngăn người nhận phản hồi và thậm chí từ chối các email sau này, điều mà CAN-SPAM bảo vệ quyền lợi của họ bất cứ lúc nào. Thay vào đó, đặt các email tự động của bạn cùng với một cái tên (ví dụ như jamie@mycompany.com). Khách hàng có xu hướng xem email của bạn hơn nếu họ biết đó được viết bởi một cá thể.

3) Dùng ít hơn ba kiểu chữ.

Email của bạn ít lộn xộn hơn sẽ giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Đừng gửi email của bạn với nhiều hơn hai, hoặc tối đa là ba kiểu chữ hay phông chữ.

4) Tối ưu hoá phần văn bản xem trước của email.

Thường thường trên đầu email dưới phần tiêu đề, mọi người hay để câu “Nếu bạn không xem được email này, vui lòng bấm vào đây để xem phiên bản web”. Đây là thiết lặp mặc định của nhiều trình gửi email.

Nhưng đặt nó vào phần xem trước của email có thể hoàn toàn tiêu diệt tỷ lệ mở email, trung bình chỉ có 22% hiển thị đầy đủ các thông tin bạn đã gửi, theo một báo cáo từ GetResponse. Trong trường hợp này, về cơ bản, bạn đang nói với người nhận, “email này không hoạt động.”

Theo mặc định, văn bản xem trước cho thấy một vài từ đầu tiên của email và hiển thị nó bên cạnh tiêu đề mail trước khi được mở. Vấn đề là các mẫu email tùy chỉnh thường dính các câu điều kiện như “không thể nhìn thấy hình ảnh?” hoặc “không hiển thị chính xác?” dọc theo biểu ngữ trên cùng, cho phép nó rơi vào phần xem trước.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

ap-dung-phuong-phap-email-marketing-giup-doanh-nghiep-dat-hieu-qua-cao-nhat2

5) Đính kèm chữ ký.

Kể cả khi email được gửi đi dưới danh nghĩa doanh nghiệp của bạn, thay vì một cá nhân, email vẫn nên bao gồm chữ ký của một người cụ thể. Mọi người có xu hướng đọc và nghe theo các email đến từ một cá nhân thay vì một tập thể team marketing. Và chữ ký chính là một chiếc vé để thu hút họ.

6) Thường xuyên dọn dẹp danh sách các địa chỉ email.

Một số người email của bạn có thể không từ chối nhưng vẫn không bao giờ mở email của bạn. Việc gửi email cho càng nhiều người càng tốt để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn nghe thật hấp dẫn, nhưng việc giữ lại những người nhận ít tham gia có thể giết chết tỷ lệ mở. Những người không bao giờ đọc email tác động tiêu cực lên biểu hiện của chiến dịch vì bạn không đánh giá chiến dịch dựa trên những người nhận trung thành nhất.

Phân tích những người ít tương tác trong một khoảng thời gian và dọn dẹp lại thường xuyên. Điều này giúp đạt được tỷ lệ mở email chính xác hơn và giữ cho chiến dịch của bạn không bị ảnh hưởng bởi những ai ít tương tác.

7. Đặt thông điệp và những lời kêu gọi khách hàng ngay trên những dòng đầu tiên.

Nếu lời kêu gọi khách hàng (Call-to action – CTA) rơi vào phần dưới của website (phải cuộn chuột mới xem được), sẽ có đến 70% người nhận không nhìn thấy. Hơn nữa, bất kỳ một CTA nào cũng nên được lặp lại ít nhất ba lần xuyên suốt cả email với những vị trí và định dạng khác nhau.

8. Cá nhân hoá lời chào.

“Chào các bạn” xuất hiện bao nhiêu lần khi bạn bắt đầu đọc một email? Bạn có thể phân loại người nhận theo loại khách hàng (thành viên, người đăng ký, người dùng, v.v.) nhưng đó không phải là điều lọt vào mắt người nhận đầu tiên từ email của bạn. Việc cá nhân hoá lời chào cùng với tên khách hàng ngay lập tức bắt lấy sự chú ý của họ.

Đừng lo lắng, việc cá nhân hoá lời chào với 50 người nhận không đồng nghĩa với việc bạn phải thường xuyên viết và gửi 50 email khác nhau. Nhiều công cụ cho phép bạn định hình nên tên người nhận sẽ tự động xuất hiện – vì thế, mọi người đều có riêng cho mình một tin nhắn với thông điệp giống nhau.

Tiếp tục lượt dịch từ bài viết của Jamie Turner, người thành lập The 60 Second Marketer, cựu phó giám đốc marketing tại HubSpot. Kết hợp với các trải nghiệm cá nhân trong quá trình gửi email marketing của mình để đạt tỉ lẹ open rate trung bình thường xuyên trên 30%.

9. Dùng A/B testing (kiểm thử nhiều phiên bản) đối với tiêu đề và lời kêu gọi hành động

Nếu bạn dường như không thể tăng tỷ lệ đọc và nhấp vào của email, một vài điểm có thể không thích hợp: Bạn gửi email sai đối tượng (bạn có đang mua danh sách của mình không? Hoặc nội dung email của bạn cần được cải thiện. Hãy xem xét yếu tố thứ hai và tiến hành A/B testing.

A/B testing hay còn gọi là “split testing” có thể cải thiện hầu hết mọi nội dung về digital marketing. Đối với email, việc này hiệu quả “chia” người nhận của bạn thành hai nhóm: Nhóm A nhận được 1 phiên bản, trong khi Nhóm B nhận được 1 phiên bản khác có thể là chỉ thay đổi tiêu đề, hoặc là thay đổi tiêu đề phụ, hoặc là lời kêu gọi hành động trong phần nội dung. Các biến thể này kiểm tra để xem liệu người nhận email sẽ phản hồi nhiều hơn với phiên bản nào.

Trong Mautic mình đang dùng có chức năng A/B testing rất mạnh, có thể thử không chỉ 1 phiên bản, mà nhiều phiên bản. Email được chia tách tự động cho từng phiên bản theo phần trăm đối tượng định sẵn. Ví dụ mình gửi 1 email có 3 phiên bản khác nhau về tiêu đề. Cần test 10% người nhận ngẫu nhiên cho mỗi phiên bản. Sau đó phiên bản nào có tỉ lệ mở tốt nhất sẽ dùng để gửi cho số người nhận còn lại trong toàn danh sách. Tất cả việc thiết lập này đều tự động. Kinh nghiệm là nếu dùng A/B testing kiểm tra mỗi tiêu đề thôi thì tỉ lệ mở cao hơn từ gấp 1,5 đến 6 lần, tùy chiến dịch. Hình 1 là hình 1 chiến dịch cùng tệp đối tượng, cùng nội dung, nhưng 1 chiến dịch mình dùng A/B testing test 2 tiêu đề, 1 chiến dịch không dùng A/B testing. Kết quả tỉ lệ mở tăng gấp 6 lần.

10. Giữ email nằm trong độ rộng 500-600 pixels.

Nếu email của bạn rộng hơn 650 pixel, bạn đang bắt người dùng cuộn ngang để đọc được toàn bộ. Điều này sẽ vướng víu hơn đối với người dùng thiết bị di động. Độ rộng pixel email của bạn là một thành phần quan trọng trong khả năng chuyển đổi của email.

Mình toàn dùng những template có responsive (co giãn) khi đọc trên màn hình mobile, bên cạnh đó không dùng hình quá bự để tăng tỉ lệ chuyển đổi của email. Cái này không cần nhiều số liệu chứng minh, cứ đặt mình vào vị trí người nhận email, bạn có đọc trọn vẹn 1 email trên điện thoại nếu email đó bắt phải cuộn ngang để xem không? Đa phần các email html đẹp đẽ, hình ảnh nhiều, đều không co giãn theo thiết bị, dẫn đến đa phần đáp vào thư mực promotion hoặc spam.

11. Chèn logo ở góc trên bên trái của email.

Các nghiên cứu về eye-tracking (theo dõi ánh nhìn) cho thấy mọi người theo bản năng tìm kiếm logo ở phía trên bên trái của email – vì nó thường là vị trí đặt logo của hầu hết các trang web. Việc đặt logo ở góc trái như vậy sẽ tăng mức độ nhận biết với thương hiệu.

Tuy nhiên, cũng có thể xem xét việc đặt logo của bạn ở giữa để căn chỉnh nó với nội dung email bên dưới. Cho dù logo của bạn được đặt ở giữa hoặc ở phía bên trái, thì tiêu đề của email cũng nên có tên thương hiệu để người mở email có thể gợi nhớ tốt hơn.

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo admarket.vn