7 điều cần biết trong kiến thức cơ bản về digital marketing
16/06/2020 06:10 | Comments
Digital marketing đang là giải pháp giúp doanh nghiệp tăng doanh số, định hình được thương hiệu trong lòng khách hàng. Là một marketer chắc hẳn bạn phải nắm vững được những kiến thức cơ bản về digital marketing. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ 7 kiến thức cơ bản về digital marketing. Cùng tìm hiểu nhé.
Trước khi quyết định đầu tư thời gian và nguồn lực vào kinh doanh online. Điều quan trọng nhất bạn cần trang bị kiến thức về Digital Media và cách tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả:
- Thiết kế website
- Quảng cáo trên mạng xã hội
- Tối ưu trên công cụ tìm kiếm (SEO)
- Quản lý truyền thông xã hội
- Content Marketing
- Email Marketing
Bạn có thể lựa chọn và áp dụng một hoặc nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau vào hoạt động kinh doanh của mình.
Nội Dung Chính
1. Thiết kế website
Trang web là một phần rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh online; có thể hiểu website như bộ mặt của cả doanh nghiệp. Từ cấu trúc, màu sắc, thiết kế cho đến bố cục, nội dung đều tác động đến thương hiệu và cảm nhận khách hàng về doanh nghiệp bạn.
Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn nhấn mạnh website phải phản ánh chính xác phong cách và tính thương hiệu của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn xây dựng ra một website mang thương hiệu riêng:
- Đầu tư vào website cần đáp ứng
- Kết hợp đúng đắn giữa thiết kế và bố cục. Một trang web có thiết kế cho dù đẹp nhưng phải mất hơn 10 giây để tải xong; không phải là một website tốt. Cũng như không phải một website rẻ tiền; có bố cục khó hiểu khiến khách hàng phải đặt dấu chấm hỏi về độ uy tín của doanh nghiệp.
Vậy thiết kế có thực sự quan trọng?
Theo nghiên cứu mới nhất; 48% người dùng online quyết định độ tin cậy của doanh nghiệp trên cơ sở thiết kế website; và 94% người dùng sẽ thoát khỏi trang web có thiết kế và bố cục kém chất lượng.
Bạn có thể nhìn vào thiết kế trang web của Arngren nó rất hỗn độn và bố cục không rõ ràng.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Tối ưu cho website
Chúng tôi muốn đề cập đến ở đây, điểm mấu cho website giúp doanh nghiệp của bạn xuất hiện trên kết quả của công cụ tìm kiếm.
Từ thiết kế đến bộ từ khóa; SEO; mọi thứ. Và trong việc tối ưu website; bạn cần lưu ý:
1. Trang web của bạn phải nhanh
Theo một nghiên cứu, 53% người dùng sẽ không quay lại website; nếu sau 3 giây họ không thấy gì trên website.
2. Tăng cường bảo mật cho website:
Website của bạn cần có SSL. Không chỉ giúp người dùng tránh được nguy hiểm khi tương tác với website không rõ ràng; mà nó còn giúp nâng cao xếp hạng (rank) trang web của bạn.
3. Website của bạn cần phải thân thiện trên thiết bị di động
Hầu hết người dùng hiện nay truy cập trang web bằng điện thoại. Vì vậy, không có gì lạ khi website trên di động của bạn phải được tối ưu hóa và trực quan như khi truy cập bằng máy tính.
4. Cấu trúc trang web dễ sử dụng
Trang web phải cấu trúc giúp người dùng thao tác dễ dàng. Trang web nên được gắn thẻ và nhãn để người dùng có thể tìm thấy thứ họ muốn dễ dàng.
5. Thay đổi thiết kế website thường xuyên
Nếu bạn nghĩ thiết kế website chỉ diễn ra một lần; hãy suy nghĩ lại. Bạn phải thường xuyên cập nhật những xu hướng mới và nâng cấp thiết kế website của bạn để luôn hoạt động tốt và có xếp hạng (rank) cao trên công cụ tìm kiếm
2. Tối ưu trên công cụ tìm kiếm (SEO)
Sau khi tạo xong một trang web hoàn chỉnh. Bây giờ việc tiếp theo bạn cần làm là để khách hàng tìm thấy bạn. Một trong những kiến thức về Digital Marketing đó là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Theo nghiên cứu của Hubspot , 81% người mua sắm sẽ tìm kiếm thông tin món hàng muốn mua; trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Khi khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ; rất có thể họ sẽ tìm kiếm trên Google trước. Để được tìm thấy trong số hàng triệu kết quả tìm kiếm, trang web của bạn phải được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, v.v.)
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đảm bảo website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đầu tiên; khi nào ai đó nhập từ khóa mục tiêu của bạn vào thanh tìm kiếm.
SEO hoạt động như thế nào?
- Tìm từ khóa phù hợp: Nghiên cứu ngành và tìm từ khóa xác định doanh nghiệp của bạn. Các từ khóa nhắm mục tiêu tối ưu trên các công cụ tìm kiếm Google.
- Xác định Keywords trên website URL của bạn: Một trong những cách tốt nhất để tối ưu hóa website là kết hợp các từ khóa URL cho website của bạn.
- Tối ưu từ khóa cho thẻ tiêu đề, mô tả Meta và thẻ Heading:
- Tối ưu từ khóa cho thẻ tiêu đề: Khi bạn mở trình duyệt internet, văn bản bạn nhìn thấy trên đầu hộp thoại chính là thẻ tiêu đề. Đây là các liên kết hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm.
Nếu bạn muốn tiêu đề không bị cắt trên kết quả tìm kiếm; giữ các thẻ này dưới 65-70 ký tự.
Mô tả Meta: 2-3 dòng dưới tiêu đề khi bạn mở Google; nội dung mô tả ngắn gọn về doanh nghiệp/ thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp của bạn.
Bạn được phép tối đa 155 ký tự để mô tả website và nên sử dụng ít nhất một keyword cho website.
Thẻ tiêu đề Heading: Là các thẻ HTML (H1, H2, H3, H4, H5 và H6) được sử dụng để cấu trúc nội dung cho website. Ngoài việc sử dụng từ khóa cho thẻ Tiêu đề và mô tả Meta; quan trọng nhất là sử dụng từ khóa cho thẻ tiêu đề Heading.
3. Quảng cáo truyền thông xã hội
Quảng cáo truyền thông xã hội là sử dụng các nền tảng truyền thông để quảng bá và bán sản phẩm / dịch vụ của bạn. Nếu bạn muốn nắm vững kiến thức về tiếp thị kỹ thuật số; hãy bắt đầu với tiếp thị truyền thông xã hội.
Một trong những lợi thế chính của quảng cáo trên các kênh xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, LinkedIn, v.v. là bạn có thể chọn đúng đối tượng mục tiêu.
Theo nghiên cứu của Hubspot, 92% chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị nói rằng phương tiện truyền thông xã hội rất quan trọng đối với kết quả kinh doanh của họ.
Dưới đây là một số nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất hiện nay:
- Facebook: giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng. Quảng cáo Facebook rất hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu doanh nghiệp.
- Instagram: Một trong những nền tảng giúp bạn tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình. Với 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng; Instagram đang là một trong những mạng xã hội phát triển nhanh chóng.
- Twitter: Đang là mạng xã hội giúp bạn tiếp cận gần với những người đang tìm kiếm sản phẩm mới. Theo báo cáo từ Twitter và Research Now, 93% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch bán hàng trực tiếp; 69% người dùng đã mua hàng trực tiếp trên twitter.
- Pinterest: Với 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng; Pinterest là nền tảng phổ biến mà người dùng tìm để khai thác ý tưởng và tải hình ảnh. Nội dung bạn tạo và chia sẻ trên Bảng ghim được sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng và khuyến khích họ dùng thử sản phẩm.
- Linkedln: LinkedIn là một mạng lưới để xây dựng thương hiệu và tạo kết nối kinh doanh online. Bạn có thể sử dụng nó để chia sẻ nội dung; cập nhật xu hướng mới và kết nối với những người có ảnh hưởng trong ngành của bạn.
4. Quản lý truyền thông xã hội
Mạng truyền thông xã hội cho phép bạn quản lý tất cả các hồ sơ của bạn (Facebook, Instagram, Twitter,..) trên cùng một nền tảng.
Quản lý truyền thông xã hội giúp bạn tương tác trực tuyến theo cách tốt hơn.
Nói một cách đơn giản, nó hợp lý hóa theo cách bạn tham gia vào các cuộc hội thoại trên các nền tảng khác nhau – blog, mạng xã hội ( Facebook, Instagram, Twitter,..) và thậm chí cả cộng đồng trực tuyến.
Xem thêm: Digital Media là gì? 14 cách làm Digital media quen thuộc
5. Email Marketing
Hiện nay, 82% doanh nghiệp B2B và B2C sử dụng email marketing. Bởi vì:
- Với mỗi 1$ chi tiêu cho tiếp thị qua email marketing sẽ tạo trung bình 38$
- Trên 34% người dân trên toàn thế giới đều sử dụng email
Đó là lý do Email Marketing đang dần trở nên cạnh tranh hơn; một trong những kiến thức về Digital Marketing để tiếp cận gần với khách hàng.
Trước khi bạn tạo một chiến dịch email bạn cần hiểu rõ tâm lý của khách hàng.
Nếu gửi quá nhiều email để quảng cáo sản phẩm chỉ làm ảnh hưởng thương hiệu của bạn. Theo một nghiên cứu năm 2016 của Hubspot, 78% số người đã hủy đăng ký email vì một thương hiệu đã gửi quá nhiều email.
6. Quảng cáo PPC (Pay Per Click)
PPC là một hình thức quảng cáo tìm kiếm, bạn phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột đến trang web của bạn
Ngoài Google Ads, Quảng cáo Facebook cũng là một nền tảng PPC phổ biến. Đây là hai sự thật thú vị để bạn suy nghĩ lại:
64,6% số người nhấp vào quảng cáo Google khi họ đang tìm mua một thứ gì họ cần.
Trong số các công ty sử dụng quảng cáo PPC: 84% sử dụng Facebook làm nền tảng, 41% sử dụng Google và 18% sử dụng LinkedIn
7. Content Marketing
Khi nói đến những kiến thức về Digital Marketing; một trong những thứ không thể thiếu là Content Marketing.
Content Marketing là phương pháp tập trung vào việc tạo và chia sẻ nội dung có giá trị và liên quan để lôi kéo và duy trì đối tượng khách hàng một cách tự nhiên và cuối cùng dẫn khách hàng đến việc mua hàng
Bạn có thể hiểu cách tốt nhất tạo mối quan hệ với khách hàng của bạn bằng cách cung cấp cho họ nội dung có liên quan, chất lượng cao.
Vì vậy, khi khách hàng đưa ra quyết định mua một thứ gì đó, họ đã trung thành với bạn.
Nội dung này có thể là bài viết trên blog, bài viết fanpage, bản tin email, tài liệu / báo cáo nghiên cứu, infographics, video, tạp chí điện tử, sách điện tử,…
Kết Luận
Hầu hết các khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là bạn cần các chuyên gia có kinh nghiệm và kỹ năng trong từng lĩnh vực Digital marketing bao gồm: SEO, PPC, tiếp thị truyền thông xã hội, tiếp thị qua email, v.v.
Qua bài viết này bạn đã hiểu được những kiến thức cơ bản về digital marketing. Đây là một lĩnh vực đang phát triển không ngừng, bạn cần có sự hiểu biết đầy đủ về các thành phần chính của các chiến lược digital marketing.
Nguồn: lyfemarketing
Bài viết liên quan
- Phân biệt marketing online và digital marketing
- 5 điều cần chú ý khi lên chiến dịch marketing online
- Các công cụ marketing online không thể thiếu cho doanh nghiệp
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn