Hãy ghi nhớ rằng, cái tên sẽ chính là nền móng cho thương hiệu của bạn. Hơn thế, nó còn là nền tảng cho tính cách thương hiệu, do đó bạn phải tìm ra một cái tên phản ánh chính xác hình ảnh của doanh nghiệp, góp phần định hướng cho cả quá trình truyền thông marketing, đưa thương hiệu đến gần với khách hàng hơn nữa.

6-nguyen-tac-ban-can-phai-biet-de-tao-nen-mot-ten-thuong-hieu-chuan

Trong bài viết này, hãy cùng Cam khám phá và ghi nhớ 6 “nguyên tắc vàng” để tạo nên một cái tên thương hiệu thật giá trị nhé!

1. Yếu tố bảo hộ với tên thương hiệu

Nguyên tắc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi bạn cho ra đời cái tên của thương hiệu mình chính là đảm bảo tính độc quyền của nó. Tên thương hiệu phải được bảo hộ về mặt pháp lý, tránh những trường hợp bị đạo nhái, gây nhiều rủi ro lớn cho doanh nghiệp.

6-nguyen-tac-ban-can-phai-biet-de-tao-nen-mot-ten-thuong-hieu-chuan2

Do vậy, khi đặt tên, bạn nên tránh tạo ra những điểm tương đồng với những đơn vị khác cùng ngành. Hay để đảm bảo nhất, hãy tiến hành kiểm tra tại Dữ liệu sở hữu trí tuệ Quốc gia trước khi đưa vào sử dụng trên thực tế.

Trường hợp bất đắc dĩ, doanh nghiệp có thể cân nhắc phương án bảo hộ cho mình bằng hình ảnh (logo) thay vì cái tên. Nhưng trên tất cả vẫn cần đảm bảo đúng tính chất độc quyền của thương hiệu mình.

2. Đảm bảo tên miền website

Hầu hết các website đều được đặt theo tên thương hiệu để dễ dàng tìm kiếm và ghi nhớ. Do đó, nếu không thể đăng kí tên miền thì doanh nghiệp nên cân nhắc việc thay đổi, phát triển tên khác để đảm bảo việc đăng kí diễn ra sớm nhất có thể.

Hãy nhìn ví dụ sau: Trang web đầu tiên của Uber có tên UberTaxi.com. Trong năm 2010, Uber đã mua lại tên miền Uber.com từ phía chủ của nó là Universal Music Group. Dù mới là doanh nghiệp non trẻ, startup này đã sử dụng vốn chủ sở hữu để mua tên miền với giá khoảng 1 triệu đô la. Bốn năm sau, giá trị của Uber được báo cáo là 17 tỷ đô la.

6-nguyen-tac-ban-can-phai-biet-de-tao-nen-mot-ten-thuong-hieu-chuan3

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Ngoài ra, nếu tên miền giống nhau hoặc tương tự nhau, doanh nghiệp có nguy cơ sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng hoặc có thể tiếp tục gặp phải vấn đề liên quan tới đăng ký bản quyền thương hiệu. Trước khi quyết định một tên ngắn hơn, hãy chắc chắn rằng mình đã tiến hành việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường kĩ càng.

3. Đề cao tính đơn giản, dễ nhớ

Sự đơn giản thường là yếu tố tác động mạnh mẽ đến trí nhớ con người. Trong một báo cáo bởi Prezi, 80% khách hàng sẽ quên đi nội dung từ phía thưởng hiệu chỉ 3 ngày sau đó. Do đó, không thể đòi hỏi khách hàng phải nhớ tên thương hiệu của bạn nếu nó quá phức tạp, khó đọc.

6-nguyen-tac-ban-can-phai-biet-de-tao-nen-mot-ten-thuong-hieu-chuan4

Một lời khuyên quan trọng giúp tên thương hiệu dễ nhớ hơn là tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e. Hãy nhìn vào tên các thương hiệu lớn trên thế giới như Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, Virgin, Motorola, Lenovo… Các nguyên âm sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ hơn.

6-nguyen-tac-ban-can-phai-biet-de-tao-nen-mot-ten-thuong-hieu-chuan5

Hiện nay, khách hàng đã và đang có quá nhiều nội dung phải tiếp nhận mỗi ngày. Do đó mà những cái tên đơn giản sẽ chính là yếu tố giúp doanh nghiệp ghi điểm trong tâm trí người mua hơn bao giờ hết.

4. Cẩn trọng trước những liên tưởng về mặt âm, nghĩa

Đã có không ít trường hợp những công ty dở khóc dở cười với tên thương hiệu khi nó mang nghĩa tiêu cực tại thị trường nào đó. Hay có những tên không gặp vấn đề về nghĩa, nhưng nếu đọc thành tiếng thì âm của nó có thể được liên tưởng với những thứ tiêu cực, nhạy cảm.

6-nguyen-tac-ban-can-phai-biet-de-tao-nen-mot-ten-thuong-hieu-chuan6

Vào năm 1991, hãng xe hơi Mazda đã tung ra dòng sản phẩm có tên gọi Laputa tại Tây Ban Nha. Tuy nhiên vấn đề khiến nhãn hàng phải xem xét lại đó là “Puta” trong tiếng bản địa có nghĩa là “gái mại dâm”. Hoặc trường hợp mì Sagami tại Việt Nam thật không may khi trùng với tên của thương hiệu bao cao su Sagami tại Nhật Bản.

5. Luôn phải tập trung hướng tới phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Nguyên tắc này cũng cần chú trọng rất nhiều bởi nó tác động trực tiếp tới hiệu quả của cả chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp trong tương lai, không bị chệch hướng.

6-nguyen-tac-ban-can-phai-biet-de-tao-nen-mot-ten-thuong-hieu-chuan7

Khi đặt tên thương hiệu, hãy xác định rõ thị trường mục tiêu (Việt Nam hay nước ngoài), phân khúc (thấp – trung hay cao) và khách hàng mục tiêu là ai? Với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng.

Sẽ thật vô nghĩa nếu tên thương hiệu thành công trong việc thu hút nhóm khách hàng khác nhưng lại thất bại trước khách hàng mục tiêu. Do đó, hãy sáng tạo một cái tên độc đáo nhưng vẫn luôn phải nhớ hướng tới nhóm đối tượng của doanh nghiệp mình.

6. Những cái tên đã có tên tuổi nhưng vẫn luôn cần đổi mới trong quá trình phát triển

Đi cùng thời gian và sự phát triển của mỗi thương hiệu, sự thay đổi của thời đại có thể khiến cái tên dần không mang lại hiệu quả như mong đợi. Do đó việc thay đổi tên kịp thời có thể coi là cơ hội “đổi vận” cho chính doanh nghiệp..

Google – một trong những công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới đã từng có cái tên rất khác trong những giai đoạn đầu. Công cụ này từng có tên là BackRub, gợi nhắc tới cách các công cụ này phân tích backlinks. Sau đó cái tên đã được rút gọn lại và Google được đăng ký bản quyền vào ngày 15 tháng 9 năm 1997.

6/7/2006, Google đã trở thành một động từ mới trong từ điển tiếng Anh. Công ty xuất bản Merriam-Webster tuyên bố họ đã thêm Google dưới dạng động từ chuyển tiếp, nghĩa là “sử dụng công cụ tìm kiếm Google để lấy thông tin về một thứ gì đó trên World Wide Web.”

Xét đến một ví dụ khác: Có lẽ hầu hết chúng ta đều đã từng biết hoặc thử một lần Pepsi trong đời nhưng không phải ai cũng nắm rõ được câu chuyện hình thành cái tên này. Vào năm 1893, Caleb Bradham đã phát triển được một công thức đồ uống độc đáo từ hạt cola và tự hào đặt tên cho công thức này là Brad’s Drink theo tên của mình.

5 năm sau đó, Brad’s Drink đã đổi tên thành Pepsi-Cola, theo tên một enzyme hỗ trợ tiêu hóa là Pepsin. Thương hiệu này sau đó đã rút gọn lại thành Pepsi vào năm 1961 – cái tên mà theo nhiều người nhận định là mang lại cảm giác “tươi mát” hơn hẳn.

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo camnest.vn