5 xu hướng Digital Branding giúp bạn thành công trong năm 2020
22/07/2020 15:01 | Comments
Digital Branding giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên để thành công bạn cần phải nắm bắt được những xu hướng Digital Branding trong thời đại mới thì mới đạt hiệu quả cao.
Hôm nay, hãy cùng chúng tôi điểm qua 5 xu hướng Digital Branding đáng chú ý trong năm 2020 nhé!
Nội Dung Chính
Digital branding là gì?
Trước khi đi vào các xu hướng hiện nay, bạn cần phải hiểu Digital Branding là gì. Digital Branding là xây dựng thương hiệu thông qua các nền tảng trực tuyến như web, ứng dụng, mạng xã hội,… Digital Branding cho phép bất kỳ công ty nào tham gia cũng đều có thể gia tăng độ phủ của thương hiệu vượt bậc bằng cách tự nhiên nhất. Qua đó thúc đẩy mối quan hệ giữa nhãn hàng và người dùng, cho phép doanh nghiệp giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng thông qua các tương tác hàng ngày.
5 xu hướng digital branding năm 2020
1. Quảng cáo kiểu “anti-ad”
Giáo sư Marketing tại NYU Stern, Allen Adamson, đồng sáng lập của công ty marketing Metaforce, từng nói: “Người tiêu dùng trẻ tuổi thường hoài nghi và tinh vi hơn, vì họ đã lớn lên với đầy rẫy những quảng cáo luôn “rình rập” xung quanh họ. Do đó họ có một khả năng “đánh hơi” thực sự tốt. Giữa một thị trường như thế, đòi hỏi các nhãn hàng phải có những nước đi táo bạo, độc đáo hơn trước.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn thấy cụm từ Anti-Ad Advertising (quảng cáo kiểu Anti-Ad), thì bạn không hề nhìn nhầm đâu. Chiến lược này thật sự rất đơn giản, tất cả những gì nhãn hàng cần làm là nói “ĐỪNG mua sản phẩm này!” nhằm mục đích tạo ấn tượng. Cách này đặc biệt hiệu quả với thế hệ Millennials và Gen Z – thế hệ luôn thích sự đột phá và mới lạ.
Hãy cùng đến với ví dụ sau đây của một ứng dụng hẹn hò mang tên Hinge.
Quảng cáo trên lấy nhân vật trung tâm là một khối vuông với chữ “H” với một đôi mắt (chính là logo của ứng dụng này), trong những bối cạnh hẹn hò rất gần gũi và quen thuộc các cặp đôi. Với nội dung: chiếc hộp luôn sẵn sàng bị phá hủy hoặc “bị giết” bất cứ lúc nào, chỉ cần được chứng kiến người dùng của họ hạnh phúc. Khi nhớ đến Hinge, người dùng sẽ nhớ đến một ứng dụng luôn chờ để bị xóa vì nó sẽ tìm và mang nửa kia đến với bạn. Nghe có vẻ đơn giản tới mức vô lý nhưng lại hiệu quả một cách thuyết phục!
2. Chủ nghĩa tối giản lên ngôi
Thương hiệu nếu muốn được chú ý đến thì phải xuất hiện ở khắp mọi nơi có thể, trên khắp các nền tảng offline và online. Do vậy, đơn giản và dễ nhớ là một yếu tố rất cần thiết. Đó cũng chính là bước đệm giúp Minimalism (chủ nghĩa tối giản) lên ngôi trong thời gian gần đây. Một quy tắc cần nhớ khi muốn Branding bằng việc tối giản hóa, chính là “Less is more” (Ít hơn về lượng nhưng nhiều hơn về chất).
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Ta có thể lấy KitKat làm một ví dụ. Với tagline “Have a break. Have a KitKat” (Hãy tạm nghỉ và cùng ăn KitKat), KitKat đã sử dụng hình ảnh 2 thanh chocolate để tạo thành biểu tượng nút Pause (Tạm dừng). Đơn giản dễ hiểu nhưng lại rất sáng tạo.
Một vài hình thức Branding tối giản khác có thể kể đến là sử dụng website…
… và logo
3. Nhân cách hóa thương hiệu
Con người luôn muốn làm bạn với những người có tính cách giống mình, và điều đó cũng tương tự với việc họ chọn nhãn hàng cho mình. Nhân cách hóa thương hiệu là việc biến hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng với những tính cách cụ thể. Thay vì chỉ tìm cách bán hàng, thương hiệu cần phải trở thành “một người bạn” để có thể tạo dựng lòng tin của khách hàng.
Brand personality (tính cách thương hiệu) đóng vai trò chủ chốt trong việc nhân cách hóa, giúp phát triển và duy trì một thương hiệu mạnh, thâm chí tạo ra một tập hợp các tính cách gắn liền với thương hiệu đó trong mắt người tiêu dùng.
Người tiêu dùng muốn thấy cách ứng xử khác nhau của nhãn hàng trên mạng xã hội. Theo một khảo sát của Sprout Social Index, khách hàng cảm thấy có hứng thú khi các thương hiệu trung thực (86%), thân thiện (83%) và hữu ích (78%). Tuy nhiên, ngoài những tính cách này, người mua sắm còn thích những thương hiệu hài hước (72%) và hợp thời trang (43%).
Hãng xịt khử mùi Old Spice nổi tiếng với những mẩu tweet hài hước đến mức “khó đỡ”.Cùng Cam tìm hiểu thêm với video sau :
4. Sử dụng Hashtag
Hashtag là một công cụ giúp các thương hiệu tiếp cận tới các khách hàng cũng như nâng cao nhận thức về thương hiệu. Branding sử dụng Hashtag ngắn gọn, dễ nhớ và ấn tượng sẽ tạo ra sự thích thú, kích thích các khách hàng sử dụng trong bài viết của họ. Hashtag khi được sử dụng một cách thông minh thậm chí còn giúp thương hiệu tạo nên một trào lưu hashtag, lan tỏa cực kỳ mạnh mẽ trên các kênh mạng xã hội.
Khi khách hàng sử dụng hashtag, các thương hiệu sẽ tăng khả năng chạm tới được với những followers của họ. Nên nhớ, để Branding hiệu quả thì hashtag cũng phải gắn liền với tính cách thương hiệu.
5. Sử dụng những hội nhóm, cộng đồng online
Trên nền tảng online, có rất nhiều cách để tương tác với khách hàng. Nó có thể ở dạng bình luận phương tiện truyền thông xã hội, tin nhắn tức thời, cuộc gọi điện thoại, email hoặc thậm chí thông qua các hashtag trên bài đăng của họ. Bên cạnh đó, còn có một loại hình tương tác khác với tập khách hàng tiềm năng chính là dựa vào các hội nhóm, cộng đồng online.
Đây là nơi mà các nhóm khách hàng giao tiếp với nhau. Bằng cách này, thương hiệu có thể kết nối với những nhóm người tiêu dùng có những đặc điểm chung và có cùng mối quan tâm đối với thương hiệu đó.
Cộng đồng game thủ của Playstation cho phép người chơi được thách đấu với nhau, hay là thảo luận về các tựa game, trợ giúp nhau trong quá trình chơi,…
Thương hiệu đã gặt hái được thành công khi sử dụng hình thức này là LEGO. LEGO tạo ra một platform với tên gọi LEGO IDEAS (tìm hiểu thêm tại https://ideas.lego.com/) cho phép người sử dụng xây nên bất kỳ thứ gì họ muốn, từ những mảnh ghép LEGO họ có tại nhà hoặc những mảnh ghép ảo do website này cung cấp, rồi up hình ảnh của sản phẩm đó lên. Những người trong cộng đồng này có thể đưa ra bình luận về sản phẩm của nhau. Platform đề cao sự sáng tạo, đúng như phương châm vốn có của LEGO.
Kết lại
Nói tóm lại, môi trường số hóa là một môi trường đầy tiềm năng cho các nhãn hàng xây dựng và lan tỏa thương hiệu của mình. Nhưng giữa một môi trường luôn cải tiến hơn qua từng ngày, từng giờ như vậy, việc luôn đổi mới để thích nghi là rất quan trọng. Hãy luôn nhớ quy tắc “Hòa nhập mà không hòa tan”, dù thích nghi đến mấy thì thương hiệu cũng không được để mất chất riêng của mình.
Bài viết liên quan
- Những ảnh hưởng của xu hướng digital marketing lên ngành thời trang trong năm 2020
- Marketer ngành du lịch cần lưu ý điều gì khi làm digital marketing?
- 8 sai lầm khi làm Digital Marketing bạn cần tránh
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn
Theo camnest.vn