5 chiến lược Marketing doanh nghiệp có thể tận dụng trong 2022
11/02/2022 12:22 | Comments
Cho dù bạn là người làm marketing, người làm kinh doanh hay thậm chí là chủ doanh nghiệp, năm mới là thời điểm quan trọng nhất để nhìn lại và thiết lập các mục tiêu marketing mới, cùng các chiến lược mới.
Bên cạnh những câu chuyện thương hiệu (brand story) hấp dẫn, kết nối trực tuyến nhiều hơn với khách hàng, chủ động nắm bắt các kênh marketing mới và đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm, dưới đây là chi tiết một số chiến lược bạn có thể tham khảo.
Nội Dung Chính
- 1 Chủ động tiếp cận các phương pháp marketing mới.
- 2 Tập trung vào yếu tố cá nhân hoá.
- 3 Áp dụng chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm (customer-centric marketing).
- 4 Nghĩ nhiều hơn về trải nghiệm khách hàng (CX) và ít hơn về trải nghiệm người dùng (UX).
- 5 ‘Nội dung vẫn là vua’.
- 6 Nâng cao chiến lược marketing của bạn vào năm 2022.
Chủ động tiếp cận các phương pháp marketing mới.
Trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của các nền tảng như TikTok, Instagram Reels hay Shorts là những minh chứng rõ ràng nhất của một thời kì khi mà các định dạng video dạng ngắn trở thành ưu tiên ‘tiêu thụ’ hàng đầu của người tiêu dùng.
Người làm marketing giờ đây có thể thu hút sự chú ý của khách hàng bằng những câu chuyện ngắn hơn, chân thực hơn và ít bóng bẫy hơn, định dạng video cũng góp phần loại bỏ đi nhiều yếu tố bán hàng đồng thời giúp nhân bản hoá thương hiệu nhiều hơn.
Nếu bạn còn có bất cứ nghi ngờ nào về điều này, thì hãy biết rằng theo báo cáo số liệu từ Google, YouTube hiện đang tiếp cận nhiều người từ 18 đến 49 tuổi nhất so với tất cả các mạng truyền hình cáp khác ở Mỹ.
Cũng theo các nguồn dữ liệu khác, người dùng đang tỏ ra thích thú hơn, tương tác nhiều hơn với video thay vì các định dạng nội dung khác như hình ảnh hay văn bản (textual).
Nếu thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn vẫn chưa thích ứng hay tận dụng tối đa sức mạnh của video trong việc xây dựng các mối quan hệ bền chặt và trung thành với khách hàng, 2022 là năm để bạn làm điều đó.
Tập trung vào yếu tố cá nhân hoá.
Sau hàng loạt đợt giãn cách xã hội do đại dịch, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc được thương hiệu lắng nghe, ‘nhìn thấy’ và tương tác qua lại.
Khách hàng của bạn muốn cảm thấy họ là một phần (không thể tách rời) của cộng đồng rộng lớn hơn của thương hiệu.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Xuất phát từ những đòi hỏi này, những nội dung được cá nhân hoá, nhắm mục tiêu ở cấp độ con người hay các chương trình khuyến mãi và giảm giá phù hợp được xem là những chiến lược tiếp cận thông minh mà thương hiệu có thể khai thác.
Khi cá nhân hóa nên là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp vào năm 2022, thương hiệu có thể chủ động phân khúc khách hàng thành các phân khúc khác nhau, mỗi phân khúc đại diện cho một nhóm bao gồm những ‘chân dung’ riêng.
Với mỗi nhóm chân dung khách hàng, hãy xây dựng một loạt các chiến lược nội dung phù hợp, tập trung vào nhu cầu và động cơ mua hàng của chính họ.
Trong thế giới mới, thương hiệu càng hiểu và kết nối với khách hàng ở cấp độ con người và gần gũi thì càng có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Áp dụng chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm (customer-centric marketing).
Khi nói đến chiến lược marketing lấy khách hàng làm trọng tâm, khách hàng nên là nơi bắt đầu và kết thúc của mọi câu hỏi, tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt giữa việc hiểu được khái niệm ‘khách hàng là trọng tâm’ và cách áp dụng nó vào thực tế.
Lấy khách hàng làm trọng tâm có nghĩa là đặt khách hàng lên hàng đầu và luôn coi họ là trung tâm của tất cả những gì thương hiệu định làm. Nó không chỉ dừng lại ở việc tất cả các thành viên trong đội nhóm luôn hứa sẽ đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.
Nó còn là về việc thương hiệu cần thực sự hiểu khách hàng của mình, họ là ai, họ cần gì từ thương hiệu hay các sản phẩm dịch vụ, đâu là cách thương hiệu có thể giúp họ có được những trải nghiệm ý nghĩa nhất.
Các thương hiệu thực sự lấy khách hàng làm trung tâm sẽ tạo ra một nền văn hóa xoay xung quanh khách hàng. Họ xem xét đến khía cạnh khách hàng trong mọi quyết định kinh doanh hay chiến lược trong tổ chức.
Nghĩ nhiều hơn về trải nghiệm khách hàng (CX) và ít hơn về trải nghiệm người dùng (UX).
Trải nghiệm người dùng (UX) là một trong những từ khoá thông dụng và dần trở thành điểm quan trọng trong mọi quyết định liên quan đến sản phẩm, website hay ứng dụng của doanh nghiệp.
Nhiều nhà phát triển web hay nhà phát triển giao diện tương tác với người dùng không ngừng thử nghiệm và tối ưu để tìm ra cái gọi là ‘trải nghiệm người dùng hiệu quả’.
Tuy nhiên, UX nếu có thì chỉ là một phần (nhỏ) trong các trải nghiệm khác của khách hàng với thương hiệu. Trải nghiệm khách hàng (CX) theo đó mang độ bao phủ cao hơn, bao gồm toàn bộ nhận thức, ấn tượng hay cảm nhận có được trên tất cả các điểm tiếp xúc của khách hàng với thương hiệu – từ thời điểm họ biết đến một thương hiệu cho đến khi mua hàng.
Mặc dù UX là một phần của CX, việc hiểu được một bức tranh đầy đủ và lớn hơn cho phép thương hiệu có nhiều cơ hội để kết nối hơn với khách hàng.
‘Nội dung vẫn là vua’.
Như đã phân tích ở trên, trong bối cảnh kinh doanh mới, khách hàng sẽ ngày càng tỏ ra dè chừng hơn với các quảng cáo hay ý định bán hàng từ thương hiệu.
Nội dung (content) đã, đang và sẽ tiếp tục là một chiến lược tuyệt vời để kết nối với khách hàng, cung cấp giá trị, trao giải pháp, cũng như xây dựng lòng tin với thương hiệu.
Theo thời gian, khách hàng sẽ không còn tìm đến thương hiệu chỉ để có được những sản phẩm hay dịch vụ phù hợp, thương hiệu khi này trở thành nguồn tìm kiếm các câu trả lời hay thông tin liên quan về một chủ đề hoặc ngành cụ thể nào đó mà khách hàng quan tâm.
Vào năm 2022, một chiến lược tiếp thị nội dung (content marketing) hiệu quả sẽ là bàn đạp để thương hiệu tiếp tục kết nối và tăng trưởng.
Nâng cao chiến lược marketing của bạn vào năm 2022.
Hãy bắt đầu một năm mới với các chiến lược marketing hiệu quả, giữ khách hàng ở vị trí trọng tâm, nắm lấy các yếu tố con người, cá nhân hóa trải nghiệm để thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp, tập trung vào nội dung và hơn thế nữa.
Bài viết liên quan:
- Tất tần tật về Interactive marketing
- Social Media Influencers: xu hướng marketing trường tồn
- 6 xu hướng digital marketing dẫn đầu thế giới năm 2021
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.