Theo Digiday, các nhà tiếp thị vẫn lạc quan khi đầu tư vào video kỹ thuật số, phương tiện bán lẻ, mạng xã hội và thậm chí là metaverse, mặc cho năm 2023 có nhiều dự đoán bất ổn về kinh tế.

Trong bài viết xuất bản trên Digiday, 5 chuyên gia truyền thông cho biết rằng các Media Buyer sẽ tiếp tục để ý tới các kênh mới nổi, điển hình là metaverse, kênh mua sắm trực tuyến qua mạng xã hội và các nền tảng thương mại khác. Dù những nỗ lực dành cho metaverse chỉ dừng lại ở mục đích thử nghiệm, một số nhà tiếp thị vẫn tự tin vào “tiềm năng tiếp thị” của metaverse, cho rằng xu hướng thực tế ảo sẽ thu hút được nhiều người dùng thế hệ mới.

Dưới đây là tổng quan về các kênh mà các nhà tiếp thị đang để mắt đến trong năm nay.

1. Truyền hình kết nối (CTV) – Tương lai của lĩnh vực quảng cáo truyền hình

Truyền hình kết nối (CTV) là các thiết bị TV kết nối được với Internet và cho phép người dùng xem video, live-stream cũng như lướt web. Trong một nghiên cứu về mức độ phổ biến của CTV, kết quả cho thấy có tới 82% hộ gia đình sẽ lắp đặt CTV trong nhà vào năm 2023, điều này mở ra một kênh tiếp thị tiềm năng cho các marketer trong năm tới.

Ian Liddicoat, Trưởng bộ phận Khoa học dữ liệu tại công ty quảng cáo AI Adludio đồng ý rằng “CTV sẽ ngày càng trở nên phổ biến đối với các nhà tiếp thị vì các nền tảng phát trực tuyến đang thu hút số lượng lớn người tiêu dùng”.

82% hộ gia đình sẽ lắp đặt CTV trong nhà vào năm 2023.

Sự ra đời của Netflix, HBO Max, Disney+ dường như đã chứng minh nhu cầu thị trường đối với loại dịch vụ phát trực tuyến này. Các nhà tiếp thị nhìn thấy nhiều tiềm năng của video OTT – giải pháp cung cấp nội dung phim và truyền hình dựa vào đường truyền Internet tốc độ cao chứ không phụ thuộc vào những phương tiện truyền thống như truyền hình cáp hay truyền hình vệ tinh. So với quảng cáo truyền hình truyền thông, phát video trên CTV giúp marketer dễ đo lường và ước tính được mức độ hiệu quả của chiến dịch.

2. TikTok là ứng dụng mạng xã hội được ưa chuộng

Trong số các nền tảng xã hội, các chuyên gia tin rằng vốn đầu tư sẽ tiếp tục “đổ” mạnh vào TikTok trong năm 2023. Vickie Segar, Nhà sáng lập công ty Village Marketing cho biết các marketer vẫn chi tiêu cho Instagram và Facebook, tuy nhiên họ đang thử nghiệm các hướng tiếp cận để đầu tư nhiều hơn cho TikTok. Tương tự, chi tiêu trên các nền tảng như YouTube và Pinterest vẫn ổn định, thế nhưng khoản đầu tư vào TikTok vẫn được ghi nhận là tăng nhanh hơn, đặc biệt là khi doanh nghiệp đầu tư vào các nhà sáng tạo.

TikTok tập trung đầu tư vào các nhà sáng tạo.

Một trong những lí do giúp TikTok tăng trưởng nằm ở tiềm năng bán lẻ. Ryan Turner, Nhà sáng lập công ty tiếp thị EcommerceIntelligence.com cho biết nền tảng TikTok đã ra mắt nhiều giải pháp thương mại như “Shop This Trend” (Mua theo xu hướng này). Nhờ nắm bắt phong trào thương mại xã hội, TikTok có thể thu hút các đối tác quảng cáo là các thương hiệu, trở thành một trong những ứng dụng mạng xã hội được các marketer ưa chuộng trong năm 2023.

3. Mua sắm trực tuyến được kỳ vọng trở thành một chiến lược tiếp thị 

Thương mại điện tử cùng sự phát triển của Live-stream đã phát triển một xu hướng mua sắm trực tuyến mới: Live Shopping. Thay vì đến cửa hàng, người dùng có thể mua sắm thông qua các chương trình phát trực tuyến. Các kênh này thường nhận sự cộng tác từ KOC, KOL hoặc Influencer dưới hình thức review hoặc tiếp thị liên kết.

Live Shopping hỗ trợ người dùng mua sắm thông qua các chương trình phát trực tuyến.

Trong năm 2023, Vickie Segar dự đoán Live Shopping sẽ trở nên phổ biến hơn. “Năm ngoái, các thương hiệu thử nghiệm mua sắm trực tiếp và tin rằng nó sẽ mang lại hiệu quả. Thế nhưng, trên thực tế, Live Shopping vẫn chưa phát triển thành một phần của chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội”. 

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

TikTok giới thiệu tính năng TikTok Live cho phép người dùng phát sóng nội dung và tương tác trực tiếp với người dùng. Trong khi đó, YouTube cũng ra mắt một tính năng phát trực tiếp tương tự được biết đến như YouTube Live. Segar cho rằng nhiều người kỳ vọng TikTok Live và YouTube Live sẽ phát triển thành một kênh mua sắm trực tiếp, “thế nhưng nó đã không phát triển theo hướng đó mà chỉ dừng lại ở việc tương tác qua lại giữa khán giả và người sáng tạo nội dung”. 

Các nền tảng mạng xã hội đầu tư nhiều hơn cho chức năng phát video trực tiếp.

4. Metaverse đang dừng lại ở mức thử nghiệm 

Vào năm 2022, thị trường chứng kiến nhiều công ty công nghệ và tập đoàn truyền thông thử nghiệm metaverse. Vượt khỏi phạm vi thị trường công nghệ, metaverse được cho là đã đem lại nhiều cơ hội chuyển mình cho ngành công nghiệp thời trang. Quần áo “ảo” được mua bán dưới dạng tài sản tiền điện tử (NFT). Hàng loạt các hãng thời trang chịu chi tiền thật để xây dựng thế giới thời trang kỹ thuật số, bao gồm Ralph Lauren, Nike, adidas, Balenciaga, Gucci, Prada,…

Theo Paul Dimmock, Đồng sáng lập và Giám đốc chiến lược của cơ quan truyền thông Eidgensi cho biết các thương hiệu đang cố gắng xây dựng nhận diện trên thế giới thực tế ảo. Họ xây dựng khuôn viên mua sắm, sử dụng các bộ lọc AR, nội dung tương tác và thời gian thực. Dần dà, những hoạt động này dẫn đến một nhánh mới trong thương mại trực tuyến, được gọi là iCommerce (Thương mại nhập vai). Ở đó, khách hàng là một nhân vật ảo, được mua bán và trải nghiệm ngay trên không gian Metaverse.

Metaverse đã tạo cú ngoặt đối với thị trường thời trang trong năm qua.

Sự đầu tư vào metaverse chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm, nghĩa là số tiền bỏ vào còn ít. Digiday cho rằng các thương hiệu vẫn còn tranh luận về hiệu quả mà metaverse sẽ đem lại trong tương lai. Các mô hình bán hàng hiện tại chưa chắc đã tương thích với thế giới ảo. Chưa kể, giao dịch NFT chưa được công nhận hợp pháp trên toàn thế giới. Sự phát triển của metaverse vẫn chưa chắc chắn. Nó đang trong giai đoạn thử nghiệm và phụ thuộc nhiều vào những tiến bộ công nghệ. Chính vì vậy, các thương hiệu trong năm 2023 được khuyên tiếp tục khám phá và thử nghiệm thay vì đầu tư quá mạnh tay vào kinh doanh thực tế ảo.

Nguồn Advertisingvietnam

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.