Các Agency thường ít quan tâm đến quảng cáo Google Display Network. Có điều này là vì các quảng cáo hiển thị không mang lại hiệu quả vượt bậc như Search Ads. Sự thật thì quảng cáo GDN cũng tạo sự ảnh hưởng đến kết quả Search Ads. Vậy làm thế nào để biết được sự ảnh hưởng này? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Tạo đối tượng trong Google Analytics dành riêng cho GDN

Trong Google Analytics, hãy nhấp vào nút Admin ở góc dưới bên phải màn hình của bạn. Cột ở giữa sẽ là cột Thuộc tính (Property) trong Universal Analytics. Nhấp vào “Định nghĩa đối tượng” (Audience Definitions) ở cuối cột giữa. Trong Định nghĩa đối tượng, bạn có thể tạo đối tượng từ rất nhiều chỉ số có sẵn trong Google Analytics.

Tuy nhiên, trước khi có thể tạo đối tượng trong Google Analytics, bạn phải có quyền Chỉnh sửa đối với thuộc tính. Nhấp vào nút “Đối tượng mới” màu đỏ và bạn sẽ thấy tên mình trong phần “Tạo đối tượng”. Trong phần tạo đối tượng, bạn có thể thiết lập Chiến dịch GDN trong Google Ads.

Xem xét các đối tượng GDN bằng Google Analytics (Nguồn ảnh: Google Support).

Xem xét các đối tượng GDN bằng Google Analytics (Nguồn ảnh: Google Support).

Có thể có nhiều cách khác nhau để tạo đối tượng như lưu lượng truy cập trên Mạng hiển thị. Một mẹo cho bạn là luôn đặt tên có chữ “Hiển thị (Display)” trong tên Chiến dịch GDN của mình để có thể tạo đối tượng từ nguồn lưu lượng truy cập. Đối tượng này sẽ bao gồm bất kỳ lượt truy cập nào từ những người dùng đã đến trang web thông qua chiến dịch có tên “Hiển thị”.

Nếu bạn gắn thẻ URL hiển thị của mình theo cách thủ công với nguồn và phương tiện truyền thông cụ thể, bạn có thể tạo đối tượng theo cách đó. Nếu bạn sử dụng các trang landing page cụ thể cho các Chiến dịch GDN của mình, bạn có thể tạo đối tượng trong Google Analytics chỉ từ những lượt truy cập trang landing page đó. Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể tạo đối tượng và theo dõi kết quả chiến dịch GDN trong Google Analytics.

Trước khi lưu đối tượng, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng mình đang thêm đối tượng vào cả Google Ads và Google Analytics. Lý do cần phải thêm đối tượng của mình vào Google Analytics là để xem xét hiệu suất của đối tượng này trong báo cáo Đối tượng trên Google Analytics.

Trong Google Analytics, chuyển đến cột bên trái và nhấp vào “Đối tượng”. Sau đó, nhấp vào danh mục phụ là “Đối tượng” thứ hai. Trong báo cáo này, bạn sẽ có thể xem liệu có ai trong đối tượng của bạn đã chuyển đổi trong một khoảng thời gian cụ thể. Vì vậy, khi tạo đối tượng cho Chiến dịch GDN, bạn có thể xem liệu ai đã truy cập vào trang web và biến thành lượt chuyển đổi hay không.

Những con số từ đối tượng Google Analytics và chuyển đổi trực tiếp từ Chiến dịch GDN trong Google Ads thường khác nhau. Thường thì các con số trong Google Analytics cao hơn bởi vì GDN là phương pháp tiếp cận tương tác đầu tiên, trừ khi bạn đang thực hiện tiếp thị lại. Điều này sẽ giúp bạn giải thích với khách hàng khi người dùng không chuyển đổi từ Chiến dịch GDN nhưng cuối cùng đã quay lại trang web thông qua nhiều kênh khác và chuyển đổi. Điều này cũng giúp chứng minh tác động của việc sử dụng GDN để xây dựng thương hiệu hoặc nhận thức về sản phẩm ban đầu.

Lưu ý: Bạn cũng có thể tạo loại đối tượng này trong Google Analytics 4, nhưng trong bài viết này chỉ đi sâu vào tìm hiểu Universal Analytics.

2. Quan sát những đối tượng đó

Sau khi bạn đã tạo đối tượng trong Google Analytics (hoặc có thể tạo đối tượng bằng phần quản lý đối tượng của Google Ads), bạn nên thêm từng đối tượng này làm đối tượng quan sát cho tất cả các chiến dịch trên Mạng tìm kiếm của mình. Đối tượng quan sát là đối tượng chỉ sử dụng để đặt giá thầu trong Google Ads. Bạn không nên nhắm mục tiêu cụ thể người dùng nào trong Đối tượng cho quảng cáo GDN. Bạn chỉ cần quan sát cách người dùng trong Đối tượng quảng cáo GDN đã quay lại và tương tác với các chiến dịch Google Ads thế nào.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Tại phần quản lý đối tượng trong Google Ads, bạn có thể chọn Đối tượng hiển thị mà bạn vừa tạo. Khi bạn nhấp vào checkbox (ô chọn) bên cạnh đối tượng của mình, một thanh màu xanh lam sẽ hiện lên trên màn hình. Sau đó, bạn có thể chọn thêm đối tượng đó vào bao nhiêu nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch tùy thích. Tất nhiên, bạn nên thêm chúng vào tất cả các chiến dịch để có thêm nhiều thông tin về đối tượng này.

Tạo chiến dịch quan sát RLSA (Nguồn ảnh: wordstream).

Tạo chiến dịch quan sát RLSA (Nguồn ảnh: wordstream).

Về cơ bản những gì bạn đang làm là tạo một chiến dịch để quan sát (RLSA). Mặc dù bạn không nhắm mục tiêu người dùng trong các đối tượng này, nhưng các quy tắc đối tượng RLSA cũng giống như các Chiến dịch tìm kiếm. Điều này có nghĩa là đối tượng của bạn cần có ít nhất 1.000 cookie trong đó trước khi có thể bắt đầu thấy dữ liệu hiển thị trong báo cáo Đối tượng Google Ads. Nhưng nếu bạn có đủ dữ liệu, bạn có thể bắt đầu xem Đối tượng hiển thị của mình đang hoạt động như thế nào so với mức trung bình của tài khoản hoặc các đối tượng khác trong tài khoản.

Điểm mấu chốt khi xem xét đối tượng RLSA làm thước đo thành công là chỉ xem liệu người dùng trong Đối tượng hiển thị có quay lại và tương tác với các chiến dịch Google Ads khác của bạn hay không. Và những chiến dịch đó phải được kích hoạt để bạn thu thập thông tin. Chiến thuật này hữu ích khi tác động đến các chiến dịch tìm kiếm có trả tiền của bạn, nhưng nó sẽ không giúp chứng minh tác động đến các nguồn tìm kiếm khác. Có thể người dùng đã quay lại trang web của bạn thông qua tìm kiếm không phải trả tiền. Có thể họ đã quay lại trang web của bạn thông qua chiến dịch tìm kiếm trên Microsoft Ads. Bạn sẽ không có được bức tranh đầy đủ bằng cách sử dụng Đối tượng quan sát, nhưng nó có thể cung cấp cho bạn thông tin bổ sung về những gì người dùng đang tìm kiếm sau khi tương tác với Quảng cáo hiển thị hình ảnh trên GDN của bạn.

3. Theo dõi xu hướng của Google để xem traffic có thay đổi không?

Tùy thuộc vào mục tiêu của Chiến dịch hiển thị, bạn có thể theo dõi xu hướng tìm kiếm thay đổi như thế nào sau khi khởi chạy chiến dịch. Nếu như bạn đang khởi chạy một chiến dịch thương hiệu tổng thể, bạn nên theo dõi các từ khóa thương hiệu quan trọng nhất để xem liệu thương hiệu có được tìm kiếm nhiều hơn trên Google hay không. Nếu bạn đang đặt giá thầu cho các cụm từ thương hiệu trong Google hoặc Microsoft, bạn cũng nên theo dõi xem số lần hiển thị có tăng cho các từ khóa đó hay không.

Dùng Google Trends (Nguồn ảnh: Practical Ecommerce).

Dùng Google Trends (Nguồn ảnh: Practical Ecommerce).

Nếu Chiến dịch hiển thị của bạn tập trung vào các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, bạn nên tập trung vào các từ khóa sản phẩm có thương hiệu cụ thể và xem liệu có bất kỳ sự tăng trưởng nào không. Trong trường hợp các sản phẩm hoàn toàn mới và không có mức độ nhận biết, bạn nên xem có bất kỳ tìm kiếm nào bắt đầu xuất hiện hay không.

Điều quan trọng là phải ghi nhớ kênh nào mà bạn có thể đang sử dụng để tăng nhận thức về thương hiệu. Nếu bạn đang chạy Display Ads với các chiến dịch trên mạng xã hội, quảng cáo trên YouTube, email,…Rất khó để chứng minh rằng tác động đến Search Ads chỉ đến từ chiến dịch GDN. Nhưng nếu bạn chỉ chạy quảng cáo trên GDN để xây dựng độ nhận diện thương hiệu, bạn nên tìm kiếm những thay đổi về mức độ quan tâm theo thời gian để xem liệu khối lượng tìm kiếm có thay đổi theo hướng có lợi cho bạn hay không.

4. Theo dõi các chuyển đổi View Through Rate của bạn

Chiến thuật này không dành riêng cho Mạng Tìm kiếm nữa mà là chiến thuật theo dõi khi chạy bất kỳ loại Chiến dịch hiển thị nào. Khi xem xét các Chiến dịch hiển thị, bạn có thể điều chỉnh các cột dữ liệu trong Google Ads. Một cột mà nên để ý nhiều hơn trong các Chiến dịch hiển thị của mình là cột View Through Rate (Tỷ lệ giữa số video quảng cáo được trình chiếu hết toàn bộ thời gian so với số lượng hiển thị của nó).

Bạn có thể tìm thấy tùy chọn này khi mở phần Chuyển đổi trong lúc sửa đổi chế độ xem cột của mình. View Through Rate (VTR) không bao gồm bất kỳ chuyển đổi nào từ người dùng với các quảng cáo khác của bạn. Nói cách khác, View Through Rate không được tính chung trong cột tổng các lượt chuyển đổi.

Lưu ý đến View Through Rate (Nguồn ảnh: slideshare).

Lưu ý đến View Through Rate (Nguồn ảnh: slideshare).

Những chuyển đổi VTR xảy ra khi ai đó nhìn thấy, nhưng không tương tác với quảng cáo. Và việc nhìn thấy quảng cáo có nghĩa là ít nhất 50% quảng cáo đã hiển thị trên màn hình của người dùng. Vì vậy, hành vi này có nhiều khả năng xảy ra với chiến dịch GDN khiến cho CTR của GDN thấp hơn nhiều so với các dịch trên các kênh social media khác. Mọi người có thể nhìn thấy Quảng cáo hiển thị hình ảnh, nhưng họ chưa sẵn sàng nhấp vào quảng cáo đó bởi vì họ đã ở trên một trang web hoặc ứng dụng cụ thể vì những lý do khác nhau.

Bạn nên sử dụng chỉ số VTR để đánh giá tác động dựa trên ấn tượng đối với các Chiến dịch GDN của mình. Sau đó, bạn có thể vào phần các chỉ số chuyển đổi của Google Ads và xem những người dùng này quay lại và chuyển đổi như thế nào. Trong nhiều trường hợp, người dùng quay lại thông qua tìm kiếm (cả trả phí và không phải trả tiền) để thực hiện chuyển đổi. Đó là cách bạn thực sự có thể thấy được giá trị của việc hiển thị Quảng cáo hiển thị hình ảnh trên GDN cho người dùng.

Ảnh hưởng của Quảng cáo hiển thị hình ảnh GDN với Search Ads

Chiến dịch hiển thị GDN có ảnh hưởng trong chuyển đổi của Google Ads không? Chắc chắn rồi. Nhưng ngay cả khi các Chiến dịch hiển thị của bạn không chuyển đổi, bạn phải xem lại toàn bộ tác động mà các nỗ lực từ chiến dịch GDN của bạn đang mang lại trước khi tắt chúng. Các cách nêu trên sẽ rất hữu ích cho bạn để xem xét hiệu quả thật sự của chiến dịch GDN. Người dùng có quay lại Google và tìm kiếm thương hiệu của bạn sau khi nhìn thấy hoặc nhấp vào Quảng cáo hiển thị hình ảnh của bạn không? 4 cách trên chính là cách để bạn hiểu rõ hơn. GDN là cách tuyệt vời để xây dựng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy nhiều lưu lượng truy cập Tìm kiếm hơn và hy vọng sau bài viết này bạn có thể thấy được những lợi ích đó.

Bài viết liên quan

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

​ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Nguồn: chinmedia.vn