Việc nghiên cứu đối thủ được đề cao khi sự cạnh tranh của các thương hiệu ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Facebook Ads có một đặc thù riêng: đó là bạn không thể truy vấn tìm kiếm quảng cáo của đối thủ. Thậm chí, kể cả khi bạn may mắn xem được một quảng cáo của đối thủ, điều này cũng chẳng cho bạn đủ dữ liệu phân tích và đưa ra được insight cụ thể.

Bạn đừng lo, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ “giải vây” thế khó này cho bạn. Nào, hãy cùng tìm hiểu các bước thực hiện nghiên cứu chiến lược chạy Ads của đối thủ ngay thôi!

Nghiên cứu chiến lược Facebook Ads của đối thủ mang tính cấp bách như thế nào?

Nghiên cứu đối thủ luôn là một bước không kém phần quan trọng trong sự thành công của các nhãn hàng. Lợi ích thu được khi “khảo sát” những gì đối thủ đang cung cấp là những insight vô cùng quý giá cho doanh nghiệp. Có thể kể đến như:

  • Phát hiện Unique selling point (USP) của sản phẩm so với đối thủ, từ đó hỗ trợ cho các chiến dịch marketing sau này.
  • Cho phép bạn xác định những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm hiệu quả. Thông tin này rất quan trọng để duy trì tính phù hợp và đảm bảo cả sản phẩm và chiến dịch marketing của bạn đều hoạt động vượt trội hơn so với mức độ chung của ngành.
  • Cho bạn biết đối thủ cạnh tranh của bạn đang thiếu hụt ở đâu – điều này giúp bạn xác định các cơ hội trên thị trường và thử nghiệm các chiến lược marketing mới, độc đáo mà họ chưa tận dụng.
  • Thông qua đánh giá của khách hàng, tìm hiểu được những gì còn thiếu trong sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và xem xét cách bạn có thể thêm các tính năng vào sản phẩm của riêng thương hiệu mình để đáp ứng những nhu cầu đó.

Nếu ngày trước, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các sản phẩm, nhu cầu thị trường, thị phần của đối thủ thì ngày nay, các marketers còn cần theo dõi cả chiến lược marketing trên các kênh Digital nữa. Chiến lược Digital Marketing của hầu hết các thương hiệu hiện nay là xây dựng “organic content” để thu hút tương tác của người dùng.

Tuy nhiên, trên kênh Facebook, chắc hẳn các bạn marketers đều nhận ra chiêu trò “bóp reach” của MXH này. Tương tác của những bài đăng organic trên Fanpage giờ đây đã không còn hiệu quả thời điểm trước. Do vậy, ngày càng nhiều thương hiệu đổ tiền vào Facebook Ads để tăng độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội này.

Đúng vậy, bạn phải trả tiền, nhưng bạn sẽ nhận được nhiều lượt hiển thị trên New Feed của khách hàng hơn và có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tìm ra các chiến lược sử dụng Facebook Ads phù hợp là chìa khóa để nhận được những chuyển đổi đó và khả năng nhìn thấy những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm là một lợi thế lớn.

Bạn có thể nắm bắt các chiến lược tốt nhất của đối thủ để điều chỉnh sao cho phù hợp với thị trường hoặc thậm chí trở nên “outstanding” trong chính thị trường đó. Hơn nữa, việc xác định các chiến dịch tốt nhất của đối thủ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tránh lãng phí tài nguyên vào những quảng cáo không hoạt động tốt.

4 bước để nghiên cứu Facebook Ads của đối thủ

Hãy cùng đào sâu 1 số thủ thuật và công cụ khác nhau dưới đây để đánh giá các quảng cáo Facebook từ đối thủ và cân nhắc bạn nên sử dụng thủ thuật nào trong chiến lược của mình nhé:

1. Tìm hiểu về xu hướng và thời gian chạy quảng cáo

Đầu tiên, bạn cần nhớ rằng: một quảng cáo (thành công) từ đối thủ không đại diện cho toàn bộ chiến lược sử dụng Facebook Ads của thương hiệu đó,

Các marketers luôn thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo thử nghiệm khác nhau để xem cái nào hiệu quả. Vì vậy nếu bạn chỉ nhảy vào và sao chép nội dung của một quảng cáo từ đối thủ, rất có thể kết quả sẽ trở nên không mấy tốt đẹp.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Nhìn được bức tranh tổng quan sẽ là chìa khóa thành công. Bạn cần tìm kiếm các xu hướng trong các quảng cáo đó (chứ không phải hình thức) mà bạn đang xem, bởi vì đây là những gì sẽ tiết lộ các chiến lược cơ bản mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng. Hãy đặt ra những câu hỏi như:

  • Các thương hiệu khác đang sử dụng content như thế nào, ưu đãi và chiến lược khuyến mãi ra sao trên Facebook Ads?
  • Các định dạng quảng cáo này liệu có truyền tải câu chuyện nào không, có đủ khơi gợi cảm xúc của người đọc hay chỉ đang chăm chăm nêu ra lợi ích của sản phẩm?
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng các tính năng sản phẩm hay USP nào được làm nổi bật?
  • Định dạng quảng cáo là video hay là 1 ảnh duy nhất?
  • Thời gian chạy quảng cáo này kéo dài trong 1 tuần, 2 tuần hay thậm chí 6 tháng?

Hãy chú ý đến tất cả những đặc điểm này và bạn sẽ thu được insight về những gì đối thủ đang tập trung phát triển trong chiến lược Facebook ads.

2. Sử dụng Facebook’s Ad Library

Ad Library được tạo ra để thúc đẩy tính minh bạch trong cạnh tranh giữa các ngành hàng khi quảng cáo trên Facebook, cho phép người dùng xem tất cả các chiến dịch quảng cáo mà một thương hiệu đang chạy và thông tin chính về thương hiệu, kể cả thời điểm khi trang được thành lập. Bạn có thể tìm kiếm bất kỳ tên, chủ đề hoặc tổ chức nào và xem các quảng cáo liên quan đến tìm kiếm của bạn.

Mặc dù nó được tạo ra để đảm bảo sự minh bạch nhưng nó có giá trị như một công cụ lưu trữ tài nguyên. Về mặt lý thuyết, Ad Library sẽ hiển thị cho bạn tất cả các quảng cáo một trang đang chạy, ngay cả khi bạn không thuộc tệp đối tượng mục tiêu.

Thậm chí, trên Ad Library, bạn có thể xem cả quảng cáo đang hoạt động và không hoạt động. Đây có thể là một insight khá thú vị giúp bạn xác định được đâu là dạng quảng cáo đang “hái ra tiền” của đối thủ.

Ví dụ, những quảng cáo có thời gian chạy dài hơn 3 tuần, chắc chắn là quảng cáo đang có performance tốt, được đối thủ giữ lại. Đây là những quảng cáo bạn nên học hỏi cho chiến lược của mình. Ngược lại, đối với những quảng cáo có run-time ngắn ngủi, thì bạn không nên quá bận tâm đến. Vì ngay cả “khổ chủ” của nó cũng đã phải “lắc đầu ngao ngán”, nhanh chóng “rút” chạy.

3. Tìm hiểu đối tượng mục tiêu thông qua nút ‘why am I seeing this Ads?’

Nếu may mắn thấy được quảng cáo của đối thủ trên newfeed, đừng bỏ lỡ cơ hội có thêm insight với tính năng “Tại sao tôi thấy quảng cáo này?” (why am I seeing this Ad?). Tính năng này sẽ cho biết mẫu quảng cáo của đối thủ đang target đến nhóm đối tượng có đặc điểm như thế nào.

Để truy cập tính năng này, hãy nhấp vào biểu tượng ba chấm ở góc trên bên phải quảng cáo của đối thủ. Sau đó chọn “Tại sao tôi thấy quảng cáo này?”

Tại sao tôi thấy quảng cáo này?

Tại sao tôi thấy quảng cáo này?

why am I seeing this Ad?

why am I seeing this Ad?

Như ví dụ trên: Dior đang nhắm tới những đối tượng nữ giới từ 18 đến 55, ở Hà Nội vì họ cho rằng đối tượng trong độ tuổi này ở các thành phố lớn sẽ có điều kiện và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm cao cấp của họ hơn. Đó chính là insight bạn có thể thu được khi kiểm tra các quảng cáo dạng thủ công này.

4. Tìm hiểu “organic content” của đối thủ

Ngoài việc xem xét các content trả phí của đối thủ cạnh tranh, hãy dành thời gian phân tích organic content của họ để có thêm insight về chiến lược marketing tổng thể của họ. Họ đang “đốt tiền” chạy quảng cáo hay đang theo xu hướng inbound marketing – sử dụng các nội dung tự sản xuất để thu hút người tiêu dùng. Bạn nên tìm hiểu về các dạng organic content của đối thủ này ít nhất mỗi tháng một lần để có thể xác định xu hướng và sự thay đổi của họ.

Đừng quên “ngó nghiêng” comment trên Facebook post, hay các cuộc hội thoại trong các group phổ biến về sản phẩm mà bạn đang bán, đây có thể là “mỏ vàng” để tìm hiểu về khiếu nại và những vấn đề cần hỗ trợ phổ biến nhất của khách hàng. Nếu bạn đang kinh doanh quần áo nữ, nhận thấy khách hàng của đối thủ đang phàn nàn về chất lượng quần áo ngày một đi xuống, hãy chạy một quảng cáo FB với những từ khóa về “chất lượng đảm bảo” “chất lượng số một” tới đối tượng là khách hàng của đối thủ.

Ngoài ra, các công cụ như Ahrefs Content Explorer sẽ phát huy hiệu quả trong những trường hợp phân tích content đối thủ như vậy.

Đọc thêm: Các dạng nội dung hoạt động hiệu quả trên Facebook

Áp dụng những nghiên cứu trên giúp tối ưu chiến lược Facebook Ads của bạn như thế nào?

Sau khi bạn đã đi hết các bước nghiên cứu đối thủ chuyên sâu như gợi ý ở trên của TM, bạn nên có trong tay một bảng tổng kết những chiến lược, định dạng Ads mà đối thủ bạn đang sử dụng để thu hút và chuyển hóa khách hàng tiềm năng. Vậy câu hỏi tiếp theo đặt ra là “Làm gì tiếp theo bây giờ?”

Hãy nhớ rằng: không bao giờ Copy và Paste, không những đây là hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp, mà còn không hiệu quả cho chiến dịch của bạn, đối tượng mục tiêu trong chiến dịch và của công ty đối thủ sẽ khác hoàn toàn với bạn! Thay vào đó, hãy nhìn vào bảng tổng kết trên, chọn ra chiến lược mà bạn cho là hấp dẫn và thu hút nhất của đối thủ, và cân nhắc xem chúng có phù hợp vs chiến dịch của bạn.

Những nghiên cứu trên cũng sẽ cho bạn những insight đắt giá về khách hàng: họ thích xem những định dạng quảng cáo nào, những pain point nào nổi bật của họ, phương thức nào sẽ “trigger” được người tiêu dùng bấm vào xem quảng cáo và chuyển đổi ra làm sao.

Ví dụ như bạn có một thương hiệu bán phần mềm, nhận thấy đối thủ đang chạy những quảng cáo như là đánh giá của khách hàng, họ sẽ tổng hợp ý của đánh giá đó cho vào ảnh, và bản đánh giá hoàn chỉnh sẽ là caption.

Ý tưởng này rất hay, nhưng các bài đánh giá của bạn dài hơn và nhiều chữ, vì vậy bạn không muốn chỉ dựa vào chúng để làm quảng cáo định dạng hình ảnh. Thay vào đó, bạn sử dụng cách kể chuyện và testimonial của khách hàng như: mời một vài người trong số họ quay video để nói về trải nghiệm của họ với sản phẩm bên bạn. Cuối cùng bạn có thể sử dụng những video này trong các chiến dịch quảng cáo của bạn để thu hút khách hàng mới!

Kết luận

Khi thực hiện các chiến dịch marketing trên nền tảng Facebook, thử nghiệm các định dạng quảng cáo khác nhau luôn đem lại hiệu quả vì không ai hiểu khách hàng của doanh nghiệp bằng chính họ. Việc nghiên cứu chiến lược Facebook Ads của đối thủ sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho Marketers khi bạn sẽ tìm được thế mạnh và lối đi riêng cho những quảng cáo của mình.

Để quảng cáo của thương hiệu luôn độc và lạ so với các đối thủ cùng ngành, bạn nên làm những bước nghiên cứu thật kỹ lưỡng, đảm bảo rằng những sản phẩm quảng cáo FB của mình luôn mới, lạ và đi đầu xu hướng. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về cách hoạt động của Facebook Ad nói riêng, hãy liên hệ với chúng tôi, ONESE sẽ giúp cho bạn hài lòng.

Nguồn: blog.tomorrowmarketers.org

Bài viết liên quan

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

​ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn