15 Loại rủi ro doanh nghiệp thường gặp trong kinh doanh
17/11/2022 15:37 | Comments
Rủi ro doanh nghiệp trong kinh doanh là điều bất khả kháng, có thể xảy ra hoặc không nhưng doanh nghiệp bắt buộc phải có phương án ứng phó để sẵn sàng biến rủi ro thành cơ hội hoặc giảm thiểu hậu quả từ những rủi ro xuống mức thấp nhất. Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng và thường xuyên “tiến hóa” theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Dựa vào lĩnh vực, nguồn gốc, tính chất, chức năng, đối tượng tác động,… có thể chia thành những loại rủi ro thường gặp nhất qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
- 1 15 Loại rủi ro doanh nghiệp thường gặp
- 1.1 1. Rủi ro cạnh tranh
- 1.2 2. Rủi ro kinh tế
- 1.3 3. Rủi ro hoạt động
- 1.4 4. Rủi ro pháp lý
- 1.5 5. Rủi ro tuân thủ
- 1.6 6. Rủi ro chiến lược
- 1.7 7. Rủi ro thương hiệu
- 1.8 8. Rủi ro chương trình
- 1.9 9. Rủi ro dự án
- 1.10 10. Rủi ro đổi mới
- 1.11 11. Rủi ro quốc gia
- 1.12 12. Rủi ro chất lượng
- 1.13 13. Rủi ro tín dụng
- 1.14 14. Rủi ro tỷ giá
- 1.15 15. Rủi ro lãi suất
- 1.16 16. Rủi ro về thuế
- 1.17 17. Rủi ro vận hành
- 1.18 18. Rủi ro tài nguyên
- 1.19 19. Rủi ro bảo mật
- 1.20 20. Rủi ro theo mùa
15 Loại rủi ro doanh nghiệp thường gặp
1. Rủi ro cạnh tranh
Nguy cơ cạnh tranh của đối thủ sẽ đạt được lợi thế hơn khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu. Ví dụ, các đối thủ cạnh tranh có cơ sở chi phí cơ bản rẻ hơn hoặc sản phẩm tốt hơn.
2. Rủi ro kinh tế
Các điều kiện trong nền kinh tế có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hoặc giảm doanh số bán hàng. Ví dụ trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các mặt hàng xa xỉ phẩm sẽ bị thu hẹp thị trường, khó bán hơn trong khi các nhu yếu phẩm thì sẽ bán đắt hàng hơn.
3. Rủi ro hoạt động
Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cho dù bình thường hoạt động đó được coi là thành công. Ví dụ dịch vụ chăm sóc khách hàng vô tình gây ra sự bất mãn của một khách hàng và từ đó xảy ra một cuộc khủng hoảng cho doanh nghiệp.
4. Rủi ro pháp lý
Luật pháp có thể thay đổi bất cứ lúc nào và gây cản trở cho doanh nghiệp. Nếu bộ phận pháp chế của doanh nghiệp cập nhật chậm, rất có thể đẩy doanh nghiệp vào con đường vi phạm pháp luật, hoặc mất sức cạnh tranh khi buộc phải tuân thủ pháp luật
5. Rủi ro tuân thủ
Cũng xuất phát từ những rủi ro pháp lý, đó là khi doanh nghiệp hoàn toàn có ý định tuân thủ luật pháp nhưng cuối cùng lại vi phạm các quy định do quá cảnh hoặc sai sót.
6. Rủi ro chiến lược
Là những rủi ro xuất phát từ việc hoạch định chiến lược dựa vào cảm xúc chủ quan, hay thực thi chiến lược không tuân thủ quy định của doanh nghiệp. Sự rút lui khỏi thị trường của Soya Garden vừa qua chính là ví dụ điển hình của rủi ro chiến lược.
7. Rủi ro thương hiệu
Thương hiệu hay danh tiếng là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi thương hiệu bị ảnh hưởng do không trung thực, thiếu tôn trọng khách hàng sẽ đẩy doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều hậu quả khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.
8. Rủi ro chương trình
Là những rủi ro liên quan đến một chương trình kinh doanh cụ thể hoặc danh mục dự án đầu tư của doanh nghiệp.
9. Rủi ro dự án
Đây là loại rủi ro luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Thông thường, các dấu hiệu của rủi ro dự án là: chậm tiến độ, nhân sự rời đi, năng suất không đảm bảo…
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
10. Rủi ro đổi mới
Đổi mới là cần thiết trong môi trường kinh doanh nhưng việc áp dụng các sáng tạo, kết quả nghiên cứu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
11. Rủi ro quốc gia
Rủi ro này thường xảy ra ở các tập đoàn đa quốc gia bởi mỗi quốc gia lại có nền chính trị và đặc điểm kinh tế khác nhau. Nếu không nghiên cứu kỹ, doanh nghiệp rất có thể sẽ thất bại.
12. Rủi ro chất lượng
Khi doanh nghiệp không đạt được chất lượng cho các sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ là dẫn đến hậu quả trực tiếp là không bán được hàng, tụt giảm doanh thu.
13. Rủi ro tín dụng
Đây là loại rủi ro mà những “con nợ” của doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Đối với phần lớn các doanh nghiệp, điều này chủ yếu liên quan đến rủi ro tài khoản phải thu.
14. Rủi ro tỷ giá
Rủi ro biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các giao dịch kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đa quốc gia thường xuyên phải làm việc với những đồng tiền khác nhau sẽ có tỷ lệ gặp phải rủi ro tỷ giá cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận hoạt động.
15. Rủi ro lãi suất
Rủi ro thay đổi lãi suất sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, lãi suất có thể làm tăng chi phí vốn do đó ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.
16. Rủi ro về thuế
Doanh nghiệp mua và sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế không tránh khỏi những trường hợp rủi ro cao khi hạch toán thuế. Chưa kể trong một số trường hợp, luật thuế mới có thể phá vỡ hoàn toàn mô hình kinh doanh của một ngành.
17. Rủi ro vận hành
Là những rủi ro về bộ máy quản lý, cách thức vận hành của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý lỏng lẻo có thể là nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị thất thoát tài sản, đánh mất thị trường,…
18. Rủi ro tài nguyên
Rủi ro tài nguyên bao gồm cả tài nguyên vật chất và tài nguyên phi vật chất sẽ khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu kinh doanh.
19. Rủi ro bảo mật
Ý chỉ những thông tin mật của doanh nghiệp bị tiết lộ hoặc đánh cắp như bản quyền kinh doanh, bí mật công nghệ, danh sách khách hàng. Hậu quả nặng nhất có thể khiến doanh nghiệp bị phá sản!
20. Rủi ro theo mùa
Với những loại hình kinh doanh theo mùa, việc phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ví dụ một doanh nghiệp có doanh thu tập trung do kinh doanh dịch vụ trượt tuyết thì việc không có mùa đông sẽ khiến doanh nghiệp phá sản.
Nguồn: Openend
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn