Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Vậy mô hình kinh doanh là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công của các mô hình kinh doanh? Làm sao để xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó. Cùng khám phá nhé!

Mô hình kinh doanh là gì?

Doanh nghiệp nào khi bắt đầu dấn thân vào thị trường cũng phải lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh thích hợp với những điều kiện sẵn có.

Mô hình kinh doanh là một trong những điều kiện quan trọng mang đến sự thành công cho doanh nghiệp. Mô hình doanh nghiệp lựa chọn sẽ mang đến những giá trị dài hạn và bền vững sau này.

Thiết lập mô hình kinh doanh vừa giúp gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí, vừa giúp doanh nghiệp phát triển một cách toàn diện.

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển

Nhờ mô hình kinh doanh, bạn hiểu được vì sao khách hàng quay lại sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Và làm sao để khách hàng nhận thấy giá trị hữu ích từ những giải pháp bạn đưa ra.

Tạo lập mô hình kinh doanh hiệu quả là áp dụng giải pháp khoa học cho doanh nghiệp. Từ đó mở ra những giá trị bền vững. Đồng thời mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tiện ích. Mô hình kinh doanh bao gồm:

  • Cách lên kế hoạch tạo ra lợi nhuận
  • Phương pháp khai thác mạng lưới phân phối
  • Xây dựng chương trình ưu đãi cho khách hàng
  • Cách tận dụng hiệu quả các mối quan hệ đối tác

Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh riêng khi bước chân vào lĩnh vực này. Đó cũng là cơ sở để nhận biết, định vị và khái quát về doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào với sự phát triển của doanh nghiệp?

Như đã nói mô hình kinh doanh định hướng con đường phát triển của doanh nghiệp hiện tại trong tương lai. Mô hình này định vị và khái quát về doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh giống như một bản kế hoạch chi tiết thể hiện lộ trình và bước đi của doanh nghiệp. Mô hình đó cũng cho chúng ta thấy các quyết định và quy trình của doanh nghiệp. Đó chính là cách thức doanh nghiệp tạo ra giá trị và nắm bắt chúng.

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn phát triển và đứng vững trên thị trường thì cách tốt nhất là xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả và mang tính cạnh tranh.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Bạn cần phải đổi mới và tạo ra mô hình kinh doanh độc đáo. Sản phẩm, dịch vụ có thể dễ dàng bị đối thủ sao chép nhưng mô hình kinh doanh thì khó có thể sao chép được.

Mô hình kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và có lợi thế cạnh tranh

Mô hình kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và có lợi thế cạnh tranh

Mô hình kinh doanh giúp bạn hình thành ý tưởng, tìm ra các giải pháp khác nhau. Từ đó lựa chọn được giải pháp kinh doanh tốt nhất.

Lý tưởng nhất là xây dựng doanh nghiệp với các tính năng độc đáo, tạo dựng lợi thế không công bằng và không dễ dàng sao chép được.  Đó chính là lý do vì sao việc xây dựng mô hình kinh doanh cần phải được tính đến đầu tiên ngay từ khi bạn có ý tưởng kinh doanh.

Sự khác nhau giữa mô hình kinh doanh và mô hình doanh thu

Mô hình kinh doanh và mô hình doanh thu nghe có vẻ giống nhau nhưng thực tế hai phạm trù này có sự khác biệt. Sai lầm của nhiều người đó là nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh có thể là phương thức tạo ra thu nhập, là cách kiếm tiền. Tuy nhiên phương thức tạo ra thu nhập không hẳn là mô hình kinh doanh.

Khái niệm mô hình kinh doanh mang nghĩa rộng lớn hơn. Đó còn là sự am hiểu về các hoạt động kinh doanh, cách quản lý chuỗi cung ứng, giải pháp thu hút khách hàng,…

Tùy theo ngành nghề và định hướng kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn phát triển theo mô hình độc quyền. Trong đó một số yếu tố nào đó sẽ được quan trọng và nổi bật hơn các yếu tố khác.

Chẳng hạn mô hình kinh doanh giúp Coca-Cola thành công đó là chiến lược phân phối. Trong khi đó mô hình kinh doanh của McDonald lại là các nhà hàng nhượng quyền trên toàn thế giới.

Như vậy mỗi công ty đều lựa chọn phát triển theo một mô hình riêng. Lựa chọn được mô hình phù hợp, có khả năng cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị lâu dài.

Mô hình doanh thu

Khái niệm mô hình doanh thu mang ý nghĩa hẹp hơn. Thực chất đây chỉ là một thành phần, một trong những yếu tố tạo lên một mô hình kinh doanh thành công.

Yếu tố nào quyết định sự thành công  của một mô hình kinh doanh?

Xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp không hề đơn giản. Điều này khiến rất nhiều người phải hao tổn tâm trí khi bắt đầu bước vào con đường kinh doanh.

Vậy làm sao để tạo lập được mô hình kinh doanh độc đáo, có sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường? Thực tế không có lời giải cụ thể nào cho vấn đề này.

Tuy nhiên bạn có thể tham khảo các yếu tố tạo nên mô hình kinh doanh thành công dưới đây:

  • Các hoạt động chính
  • Phân khúc khách hàng
  • Đối tác quan trọng
  • Quan hệ khách hàng
  • Tài nguyên cốt lõi
  • Kênh phân phối
  • Đề xuất giá trị
  • Nguồn thu nhập
  • Cơ cấu chi phí

Tuy nhiên tùy thuộc điều kiện cụ thể kết hợp với công nghệ thông tin, các doanh nghiệp có thể xây dựng các mô hình kinh doanh mới hiệu quả và ít chi phí hơn.

Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình kinh doanh

Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình kinh doanh

5 bước tạo dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả

Phần trên đã đề cập, tùy theo điều kiện và loại hình sản phẩm, dịch vụ, mỗi doanh nghiệp sẽ có những mô hình kinh doanh riêng biệt. Tuy nhiên, về cơ bản khi xây dựng mô hình kinh doanh, chúng ta có thể áp dụng các bước sau:

Khảo sát đánh giá nhu cầu khách hàng

Khảo sát, tìm hiểu nhu cầu khách hàng là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng khi xây dựng mô hình kinh doanh. Bạn cần biết mình đang nhắm đến đối tượng khách hàng nào. Nhu cầu và sự quan tâm của họ là gì? Bạn cần phải làm gì để thu hút khách hàng?

Khi những câu hỏi này được giải đáp tức là bạn đã xác định được đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ. Từ đó vạch ra được những ý tưởng, định hướng kinh doanh phù hợp với tỷ lệ thành công cao.

Xây dựng ý tưởng kinh doanh đáp ứng nhu cầu khách hàng

Sau khi đã tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu, mong muốn, sở thích của khách hàng thì bạn cần tạo ra những giá trị đáp để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Tức là phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá cả, mẫu mã thỏa mãn khách hàng. Hơn nữa các sản phẩm dịch vụ đó phải độc đáo và luôn đổi mới, hợp với Trend.

Bạn phải làm cho khách hàng cảm thấy họ luôn được họ đang được dùng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Điều đó xứng đáng với đồng tiền khách hàng phải bỏ ra.

Hoạch định chi phí sản phẩm phù hợp trong khâu sản xuất

Để xây dựng mô hình kinh doanh thành công thì bạn phải hoạch định được chi phí phù hợp. Làm sao để sản xuất được sản phẩm chất lượng với chi phí thấp nhất. Nhờ đó mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Để đáp ứng được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, tập trung sản xuất công nghiệp. Cùng với đó là tìm nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất chất lượng, giá tốt. Tuyển nhân viên thành thạo công việc và có tinh thần trách nhiệm.

Ngoài ra doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất. Đảm bảo sản phẩm khi làm ra đạt tiêu chuẩn chất lượng với chi phí thấp nhất.

Các bước xây dựng mô hình kinh doanh thành công cho doanh nghiệp

Các bước xây dựng mô hình kinh doanh thành công cho doanh nghiệp

Hoạch định chiến lược đưa sản phẩm đến tay khách hàng

Bước tiếp theo khi xây dựng mô hình kinh doanh là thực hiện chiến lược đưa sản phẩm đến với khách hàng.

Để quảng bá sản phẩm, bạn có thể mở các chiến dịch marketing như: quảng cáo bằng tờ rơi, tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm, đăng thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cho khách hàng dùng thử hoặc tặng khuyến mãi,…

Sau khi thực hiện các chiến dịch này bạn cần tìm hiểu phản hồi của khách hàng. Xem nhu cầu của khách hàng có đúng như những gì đã khảo sát ở bước đầu tiên hay không.

Từ đó bạn rút ra những bài học để hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp hơn. Ngoài ra bạn có thể xây dựng các kênh phân phối khác như mở đại lý, cửa hàng,…để mang sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh nhất.

Hoàn thiện mô hình kinh doanh & tiến hành thực hiện

Để hoàn thiện một mô hình kinh doanh cần phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố

Để hoàn thiện một mô hình kinh doanh cần phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố

Sau tất cả những bước ở trên bạn cần thực tế hóa mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần bắt đầu chuẩn bị vốn đầu tư, nguồn nhân lực và tiến hành xây dựng cơ sở vật chất. Bên cạnh đó có thể liên kết với những đối tác tiềm năng để phát triển bền vững, lâu dài.

Nguồn: duykiet.com

Bài viết liên quan

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

​ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn