Khi bắt đầu kinh doanh thì việc thiết lập mục tiêu là việc cô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu thiết lập được mục tiêu tốt thì doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều thành công trong tương lai.

Một trong những phương pháp hữu dụng để đạt được điều đó là cách xác định mục tiêu theo mô hình SMART. Vậy mô hình này có gì nổi bật? Đâu là cách xác định mục tiêu Marketing hiệu quả theo mô hình này? Cùng MarketingAI tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mô hình SMART là gì?

thiet-lap-muc-tieu-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-qua-mo-hinh-smart

Mục tiêu cụ thể theo nguyên tắc SMART (Nguồn: Slideshare).

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia Marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí: Specific (Cụ thể) – Measurable (có thể Đo lường được) – Actionable (Tính Khả thi) – Relevant (Sự Liên quan) – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu).

Sử dụng mô hình SMART còn giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu tiếp thị phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau, giúp doanh nghiệp nhận ra những được và mất, hoàn chỉnh hơn trong quy trình kinh doanh.

Cách xác định mục tiêu Marketing theo mô hình SMART

Xác định mục tiêu marketing theo SMART giúp quá trình thực hiện các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao bởi nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến tính hiệu quả và khả thi của mục tiêu mà mình đặt ra, điều này dẫn đến những khó khăn về sau khi kế hoạch đã được triển khai và mô hình SMART ra đời để giải quyết vấn đề này.

S – Specific

Tính cụ thể, chi tiết và dễ hiểu của mục tiêu đặt ra: Các mục tiêu đề ra càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu càng dễ xác định cơ hội nắm bắt vấn đề và mức độ khả thi, đo lường các vấn đề và cơ hội thực tế có thành công hay không. Thường khi xây dựng mục tiêu cá nhân, nhiều người còn khá mơ hồ và chưa có định hướng cho kết quả sau này muốn đạt được mà chỉ tóm gọn trong những lời lẽ chung chung, thiếu chi tiết, như vậy sẽ rất khó đo lường mức độ khả thi và thực tế những gì đã làm có đúng định hướng kế hoạch hay không.

M – Measurable

Là mục tiêu có thể đo lường được: và những mục tiêu này nên gắn liền với những con số cụ thể. Việc xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART sẽ thể hiện tham vọng của bạn. Chẳng hạn như bạn đặt ra mục tiêu sẽ tiếp thị và chốt thành công 10 đơn sales trong vòng 1 tháng, giá trị mỗi hợp đồng sales là 700 triệu đồng, vậy mỗi tuần bạn cần phải hoàn thành tối thiểu 3 đơn sales thành công, không để công việc bị chậm tiến độ. Đó là cách để bạn hoàn thành mục tiêu nhanh nhất, đo lường hiệu quả công việc đạt được mỗi ngày, mỗi tuần. Khi bạn đặt mục tiêu cá nhân cần biết khả năng của mình có hoàn thành được hay không, đo lường mức độ hiệu quả của nó như thế nào, các số liệu cụ thể để đánh giá kết quả đó dựa trên những con số thực tế.

A – Actionable

Actionable là tính khả thi của mục tiêu. – Đây cũng là tiêu chí quan trọng khi đặt ra mục tiêu theo mô hình SMART. Bạn cần nghiêm túc cân nhắc đến khả năng của bản thân có đạt được mục tiêu đó hay không hay nó quá sức với mình. Xác định tính khả thi của mục tiêu để biết mình đang ở đâu, hiểu về khả năng của bản thân trước khi đề ra một kế hoạch quá sức mình dẫn tới phải bỏ cuộc giữa chừng. Hơn thế nữa, xác định tính khả thi của mục tiêu cũng sẽ là động lực để bạn cố gắng đạt được kế hoạch, mục tiêu trong khả năng của mình để cảm thấy đó là động lực cố gắng, đầy thích thú và thách thức giới hạn bản thân. Với những mục tiêu quá dễ đạt hoặc quá khó đạt đều dễ gây ra tâm lý chán nản, không hào hứng.

R – Relevant

Ý chỉ mục tiêu cá nhân của bạn có liên quan và phù hợp với mục tiêu chung của công ty hay không? Mục tiêu cá nhân nên liên quan đến định hướng phát triển trong công việc, lĩnh vực đang làm, phù hợp với định hướng và sự phát triển chung của công ty. Mục tiêu đó có đáp ứng được các vấn đề mà marketer phải đối mặt không?

T – Time-Bound

Các mục tiêu đề ra có thực hiện trong đúng thời hạn đã cam kết hay không. Việc áp đặt thời gian hoàn thành công việc, mục tiêu sẽ gây áp lực đến mỗi cá nhân để họ có trách nhiệm và hoàn thành đúng deadline công việc. Hơn thế nữa, việc thiết lập thời gian hoàn thành công việc sẽ tạo tính kỷ luật và chuyên nghiệp cho cá nhân, quản lý thời gian và năng suất công việc theo tiến độ hiệu quả.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Ví dụ cho các mục tiêu Marketing theo mô hình SMART

Tham khảo một số ví dụ cụ thể cho các mục tiêu Markerting được thiết lập theo mô hình SMART giúp bạn trở thành một nhà tiếp thị tốt hơn.

thiet-lap-muc-tieu-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-qua-mo-hinh-smart2

Thiết lập mục tiêu theo phương thức SMART – Ví dụ nguyên tắc SMART trong kinh doanh (Nguồn: Weekdone).

Ví dụ về mục tiêu số lượng người đăng ký tham dự hội thảo trên web

  • Mục tiêu SMART: Vào ngày 11/11, ngày tổ chức hội thảo trên web của chúng tôi, số lượng đăng ký sẽ tăng tối thiểu 25% bằng cách quảng cáo thông qua mạng xã hội, email, blog và tin nhắn Facebook.
  • Tính cụ thể: Đề ra mục tiêu mời được ít nhất 200 người, tối đa là 500 người đăng ký tham dự hội thảo trên web thông qua các hình thức tiếp thị qua các trang mạng xã hội, email marketing, blog và Facebook Messenger.
  • Mục tiêu có thể đo lường được: Thông qua các công cụ phân tích dữ liệu cho thấy, số lượng người tương tác về hội thảo tăng 10%.
  • Tính khả thi: Lần tổ chức hội thảo trên web gần nhất của chúng tôi đã ghi nhận số lượng người đăng ký tham gia tăng 20% khi chúng tôi tiếp thị và quảng cáo trên mạng xã hội Facebook và email.
  • Tính thích hợp: Việc tổ chức hội thảo thành công sẽ là tiền đề để công ty của chúng tôi tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, tăng độ phủ cho doanh nghiệp cũng như mang về nhiều hợp đồng giá trị với khách hàng.
  • Giới hạn thời gian: Tiếp thị và chào mời khách hàng tham dự hội thảo trong 20 ngày, đến ngày diễn ra hội thảo trên web.

Ví dụ về mục tiêu số đăng ký email

thiet-lap-muc-tieu-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-qua-mo-hinh-smart3

Thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART đăng ký email.

  • Mục tiêu SMART: Trong 3 tháng, số lượng người đăng ký nhận email của chúng tôi tăng 50% bằng cách tăng ngân sách quảng cáo Facebook cho những bài đăng được nhận được nhiều tương tác và đọc nhiều nhất.
  • Tính cụ thể: Tăng số lượng người đăng ký nhận mail của chúng tôi thông qua tăng ngân sách chạy quảng cáo Facebook các bài đăng  blog có lịch sử được nhiều người đọc và tương tác nhất.
  • Đo lường được: Mục tiêu tăng 50% số lượng người đăng ký email.
  • Tính khả thi: 2 tháng trước, chúng tôi đã áp dụng chiến lược tiếp thị qua email, với các công cụ đo lường phân tích dữ liệu đã cho thấy, tỷ lệ người dùng đăng ký nhận mail từ chúng tôi đã tăng 35% so với thời gian trước.
  • Tính thích hợp: Bằng cách tăng số lượng người đăng ký nhận email của chúng tôi, lưu lượng truy cập website của chúng tôi tăng trưởng nhanh, gia tăng nhận diện thương hiệu, thu hút về nhiều khách hàng tiềm năng biết đến và tin dùng sản phẩm của mình.
  • Giới hạn thời gian: Trong 3 tháng.

Sự khác biệt giữa mô hình OKR và Mục tiêu mô hình SMART

OKR là phương pháp quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt, mô hình này được áp dụng thành công ở những công ty lớn trên thế giới (Google, Intel, Amazon,…) trong khi đó mô hình SMART là phương pháp đặt mục tiêu khi hực hiện kế hoạch phát triển thương hiệu và được nhiều tổ chức sử dụng. Giữa mô hình OKR và mục tiêu SMART có những điểm tương đồng mà người dùng dễ nhầm lẫn, dưới đây là những cách phân biệt chúng:

Bản chất của OKR là gì?

OKR (Objective and Key Results – Mục tiêu và Kết quả then chốt) là một mô hình quản lý giúp phổ biến chiến lược công ty tới nhân viên, tăng tính minh bạch, tập trung và tăng liên kết giữa mục đích cá nhân của nhân viên với mục tiêu chung của công ty. Mô hình OKR được rất nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới ứng dụng và sử dụng rộng rãi, nhiều công ty công nghệ ở thung lũng Silicon đã chuyển sang quản trị bằng phương pháp này.

Để áp dụng được OKR, bạn chỉ cần nắm mô hình cấu trúc đơn giản, một vài nguyên tắc và tiêu chí của nó trong việc thiết lập mục tiêu, đồng thời có thể tham khảo nhiều ví dụ thực tiễn của các công ty khác.

Một mô hình OKR bao gồm 2 yếu tố: Một mục tiêu và nhiều hơn một kết quả then chốt. 

  • Mục tiêu đại diện cho đích đến, là câu trả lời cho câu hỏi: “Cần đi đến đâu?”
  • Mục tiêu cần định hướng rõ ràng và có tính truyền cảm hứng.
  • Mục tiêu không bao hàm con số cụ thể.

Kết quả được xác định dựa trên việc đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu. Bên cạnh đó, “cách thức” cũng được xem là một yếu tố khác cần tập trung trong mô hình OKR. Cách thức là các công việc cần hoàn thành để thúc đẩy quá trình thực hiện Kết quả then chốt. Cách thức là câu trả lời của câu hỏi: “Làm thế nào để đến được đích?”

Cách thức bao gồm các hoạt động và dự án ảnh hưởng đến kết quả cuối.

Trong khi đó, mục tiêu mô hình SMART lại đại diện cho 5 tiêu chí mà 1 mục tiêu phải đáp ứng:

– Specific: Cụ thể
– Measurable: Có thể đo lường được.
– Achievable: Có thể đạt được
– Relevant: Có liên quan
– Time-bound: Có giới hạn thời gian

Điểm chung của mô hình OKR với mục tiêu SMART

Hai mô hình này đều tiếp cận dựa trên mô hình quản trị mục tiêu (MBO) của Peter Drunker. Cả mô hình OKR và mục tiêu SMART đều mang đặc điểm của MBO cùng hướng tới đích đạt được thành công của tổ chức.

Cả hai mô hình đều bao gồm các tiêu chí đặc trưng của mô hình đó. Về tổng thể, mô hình OKR cũng hội tụ đủ những tiêu chí về việc đặt mục tiêu như mô hình SMART, cụ thể như:

  • Tính cụ thể: Mục tiêu phải xác định trong phạm vi rõ ràng và có tính định hướng, trong khi các Kết quả then chốt sẽ đi sâu vào ý nghĩa của việc đạt được mục tiêu
  • Có tính đo lường: Các Kết quả then chốt luôn bao gồm các chỉ số để đánh giá tiến độ đạt mục tiêu.
  • Có tính khả thi: OKR cần phải khả thi dựa trên thời gian và nguồn lực mà doanh nghiệp có. Tuy nhiên, khi đặt ra định mức cho kết quả then chốt cần thể hiện sự tham vọng. Việc hoàn thành  70% định mức đã có thể coi là thành công.
  • Sự liên quan: Tất cả các mô hình OKR (ngoại trừ OKR cuối cùng) đều được sắp xếp theo mức độ cao dần, đảm bảo tiến độ phát triển của cả doanh nghiệp.
  • Thời hạn: Cũng giống như mục tiêu SMART, bạn cũng cần thiết lập thời hạn bắt đầu và kết thúc cho mỗi OKR. OKR của cả công ty thường có thời hạn là 1 năm, của các nhóm khác là khoảng 1 quý.

Không giống với các mô hình quản trị khác được áp dụng trong việc nghiên cứu, cả hai mô hình OKR và mô hình SMART đều đặt ra những khuôn khổ nhất định và thay đổi theo thời gian doanh nghiệp hoạt động.

thiet-lap-muc-tieu-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-qua-mo-hinh-smart4

Điểm giống nhau giữa mục tiêu SMART và mô hình OKR.

Điểm khác biệt giữa mô hình OKR và Mục tiêu SMART

OKR và Mục tiêu SMART đều có cấu trúc rõ ràng và các nguyên tắc xác định phạm vi, thời gian và sự phối hợp giữa các mục tiêu. Tuy nhiên, OKR có những điểm đi xa hơn so với mô hình SMART.

Trong SMART, các mục tiêu được đặt riêng rẽ và dễ nhớ. OKR cũng đưa ra các tiêu chí nhưng phân biệt rõ ràng giữa Mục tiêu (điều mong muốn đạt được) và làm thế nào để đánh giá quá trình đạt được mục tiêu ấy bằng các Kết quả then chốt. Điểm khác biệt lớn của OKR so với mục tiêu SMART là các mục tiêu được tạo ra theo từng tầng và khung thời gian. OKR gốc đứng đầu phân cấp OKR có thể kéo dài 5, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn. Các mục tiêu đó đi cùng với tầm nhìn (chúng ta muốn mình ở đâu trong vòng 5-10 năm tới?) và sứ mệnh của công ty (mục đích của chúng ta là gì?).

Lợi thế của mục tiêu SMART là dễ nhớ, dễ sử dụng và phù hợp cho thiết lập mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, SMART chỉ đơn giản là đặt ra các mục tiêu riêng lẻ. Còn OKR được nâng cấp lên với bối cảnh và cấp độ của toàn công ty. Với mô hình OKR, toàn bộ công ty có thể đạt được tính cụ thể, tập trung và chặt chẽ.

OKR là giải pháp quản trị doanh nghiệp bằng Mục tiêu và Kết quả then chốt, đưa doanh nghiệp đi đúng hướng bằng cách thiết lập và theo dõi mục tiêu toàn diện cho tất cả nhân sự và phòng ban, mô hình này đã và đang được nhiều công ty lớn trên thế giới như Google, Amazon…ứng dụng và phát triển thành công.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức tổng quan chung về mô hình SMART cũng như các cách để xây dựng một mục tiêu cụ thể. Tạo lập mục tiêu càng chi tiết và logic theo mô hình này sẽ giúp bạn xác định đúng hướng đi trong việc phát triển bản thân. Với các marketer, hiểu và ứng dụng mô hình SMART trong công việc sẽ giúp bạn hoàn chỉnh hơn trong quy trình tiếp thị kinh doanh, xác định được mục tiêu phù hợp với chiến lược hoạt động của doanh nghiệp theo từng thời điểm khác nhau.

Bài viết liên quan

 

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo marketingai.admicro.vn