Feedback khách hàng hay phản hồi của khách hàng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua hàng trực tiếp từ đó nó ảnh hướng gián tiếp đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đây là yếu tố không chỉ được doanh nghiệp, chủ shop quan tâm mà ngay cả những người tiêu dùng khác cũng vậy.

1. Feedback khách hàng là gì?

Trong hoạt động kinh doanh, buôn bán, feedback hay feedback khách hàng được đề cập đến rất nhiều. Nó đã trở thành một khái niệm quen thuộc giữa người bán và người mua. Thậm chí còn được xem là cách thức đánh giá về mức độ hài lòng, cảm nhận của người mua sắm đối với sản phẩm, dịch vụ hay đơn giản là những trải nghiệm liên quan đến thương hiệu nào đó. Đây là một dạng thông tin phản hồi, cung cấp các ý kiến, đánh giá từ góc độ của khách hàng gửi đến người bán hàng.

Phản hồi khách hàng được đề cập đến rất nhiều trong kinh doanh

2. Feedback của khách hàng là tốt hay xấu?

Tâm lý chung của số đông là khi khách hàng chủ động gửi feedback đến thì sẽ chỉ toàn những thông tin tiêu cực, phàn nàn về điều gì đó chưa tốt của mình. Thậm chí, là những đánh giá mang tính chủ quan, do khách hàng hiểu sai, dùng chưa đúng cách. Như vậy, nếu để những người tiêu dùng – khách hàng tiềm năng khác đọc được hay tệ hơn là tạo nên một làn sóng tẩy chay thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Vì vậy, quan điểm của nhiều người thì feedback của khách hàng mang hàm nghĩa không tốt.

Nhưng ở góc độ khác thì feedback khách hàng lại là những thông tin rất tốt và nó còn trở thành căn cứ để doanh nghiệp đưa ra những quyết định, chiến lược đúng đắn trong tương lai. Hơn thế, nếu như sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tốt sẽ nhận được nhiều feedback tích cực. Như vậy, những khách hàng tiềm năng khi thấy những feedback này sẽ tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp hơn và đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng. Chỉ với một vào feedback tốt của khách hàng đôi khi còn giá trị hơn những chiến dịch marketing rầm rộ của doanh nghiệp.

3. Tầm quan trọng của feedback khách hàng

Tầm quan trọng của feedback sẽ được đánh giá từ góc độ của người bán hàng – những người sẽ khai thác được nhiều giá trị nhất đến từ những phản hồi, đánh giá này. Khi đã thu thập đủ một lượng feedback nhất định, người bán hàng sẽ tiến hành phân tích, xử lý triển khai các hoạt động, kế hoạch quan trọng. Như vậy, vai trò của feedback khách hàng đối với các chủ cửa hàng, doanh nghiệp sẽ được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Tầm quan trọng của phản hồi khách hàng

  • Feedback là thước đo sự hài lòng của khách hàng.
  • Là cơ sở để tiến hành cải thiện, “nâng cấp” chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • Là cơ sở để tối ưu trải nghiệm khách hàng.
  • Giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

4. Phương pháp thu thập feedback khách hàng hiệu quả

Phần lớn khách hàng chỉ tự gửi feedback của mình đến người bán hàng khi họ gặp các vấn đề, trục trặc trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ sau đó. Hoặc đơn giản, khi trải nghiệm mua sắm, tương tác với nhân viên bán hàng có ấn tượng không tốt thì họ cũng feedback lại. Thậm chí, nhiều người còn ngại việc gửi feedback ngay cả khi họ đã có những trải nghiệm mua sắm tiêu cực. Như vậy, nếu để tự nhiên thì doanh nghiệp sẽ không nhận được quá nhiều feedback của khách hàng. Số lượng này chắn chắn sẽ không đủ căn cứ để tiến hành nghiên cứu, đánh giá và phục vụ cho các quyết định quan trọng.

Phương pháp thu thập feedback hiệu quả

Vì vậy, mỗi một chủ shop, cửa hàng sẽ không thể “ngồi yên” đợi khách hàng feedback lại mà phải chủ động trong vấn đề này. Feedback khách hàng là những thông tin rất giá trị và nếu biết cách sử dụng thì nó không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện về mặt chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn tối ưu cả về mặt doanh số. Tất nhiên, để có được những feedback khách hàng thì doanh nghiệp cần có áp dụng những phương pháp thực sự hiệu quả. Có rất nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo khả năng và tính chất mặt hàng, đặc điểm khách hàng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để áp dụng. Sau đây là một số phương pháp thu thập feedback khách hàng thường được sử dụng đến nhiều nhất.

  • Gọi điện trực tiếp để thu thập đánh giá, feedback khách hàng.
  • Tiến hành các khảo sát dài thông qua email.
  • Tiến hành khảo sát thông qua mạng xã hội.
  • Follow up qua tin nhắn.
  • Tạo đường dẫn liên kết để khách hàng có thể viết bài đánh giá.
  • Đặt nút phản hồi ngay trên trang web.

5. Cách sử dụng feedback của khách hàng giúp tăng doanh số

Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Nếu người dùng không hài lòng với những trải nghiệm trong suốt hành trình mua sắm, chắc chắn đến cuối cùng họ sẽ không mua sản phẩm của doanh nghiệp. Hãy dựa vào feedback để biết họ thật sự quan tâm đến điều gì, mong muốn gì để từ đó cải thiện trải nghiệm. Tạo nên một hành trình trải nghiệm đầy tính xuyên suốt, như vậy thì tỷ lệ “chốt đơn” sẽ tăng lên.

Cách sử dụng feedback giúp tăng doanh số

Tác động đến tâm lý khách hàng tiềm năng: Hãy sử dụng những feedback chất lượng để marketing thu hút, tiếp cận khách hàng tiềm năng. Những thông tin được đánh giá khách quan, đến từ người tiêu dùng đã trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bao giờ cũng sẽ tác động đến tâm lý khách hàng tiềm năng. Cuối cùng nó sẽ thúc đẩy hành vi mua sắm thực tế của những khách hàng mua sau.

Củng cố danh tiếng thương hiệu: Những feedback tốt, chất lượng sẽ góp phần vào việc củng cố danh hiệu thương hiệu rất nhiều. Khi giá trị thương hiệu gia tăng cũng sẽ kéo theo độ tin cậy, vị thế trên thị trường. Đương nhiên, người tiêu dùng bao giờ cũng sẽ đặt lòng tin ở những thương hiệu có danh tiếng, uy tín hơn là những thương hiệu không tên tuổi.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Thử nghiệm tính năng, sản phẩm mới: Thông qua feedback, đừng ngần ngại thử nghiệm tính năng, sản phẩm mới của mình. Tất nhiên, điều này sẽ được nghiên cứu dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng. Nếu thành công, đương nhiên việc tăng doanh số trong tương lai là điều hoàn toàn không hề khó chút nào.

Nguồn: Openend

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn