Quy trình bán hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
25/05/2021 13:10 | Comments
Quy trình bán hàng là điều quan trọng với mỗi doanh nghiệp, một quy trình bán hàng có kế hoạch sẽ đem lại hiệu quả doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy làm sao để có thể xây dựng được một quy trình bán hàng vừa chuẩn và chuyên nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
- 1 I. Quy trình bán hàng là gì?
- 2 II. Các bước xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp
- 2.1 Bước 1: Lên kế hoạch và xác định mục tiêu
- 2.2 Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- 2.3 Bước 3: Tiếp cận khách hàng
- 2.4 Bước 4: Giới thiệu, trình bày về sản phẩm, dịch vụ của công ty
- 2.5 Bước 5: Thuyết phục khách hàng
- 2.6 Bước 6: Thống nhất và chốt đơn hàng
- 2.7 Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
- 3 III. Bí quyết quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả
I. Quy trình bán hàng là gì?
Quy trình bán hàng của doanh nghiệp là trình tự các bước thực hiện hoạt động bán hàng đã được doanh nghiệp quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị bán hàng trong doanh nghiệp.
Một quy trình bán hàng tốt giúp nhân viên Sales chốt đơn một cách nhất quán bằng việc làm theo những bước đã đề ra.
II. Các bước xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp
Bước 1: Lên kế hoạch và xác định mục tiêu
Chuẩn bị kế hoạch và xác định mục tiêu luôn là yếu tố quan trọng của một quy trình bán hàng. Để chuẩn bị kế hoạch một cách cụ thể nhất và xác định mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị một số thông tin sau:
- Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ (ưu, nhược điểm của sản phẩm và dịch vụ) cung cấp cho khách hàng và quan trọng là “lợi ích” khách hàng nhận được.
- Bạn phải lên kế hoạch bán hàng cụ thể, chi tiết nhất để xác định đối tượng khách hàng, khách hàng ở đâu và thời gian tiếp cận như thế nào là hợp lý. Có được kế hoạch rồi bạn hãy tiến hành tìm kiếm danh sách những khách hàng cần phải tiếp cận để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn có thể tìm qua internet, đi thực tế, qua bạn bè, người thân, đối thủ…
- Chuẩn bị các bảng báo giá, giấy giới thiệu hoặc card visit…
- Bạn là nhân viên kinh doanh, bạn có thể gặp khách hàng bất cứ lúc nào nên hãy chuẩn bị cho mình trang phục lịch sự, chuyên nghiệp và phải luôn giữ vững tâm lý tự tin khi gặp khách hàng
Khách hàng tiềm năng không phải là phần hấp dẫn nhất của việc bán hàng, nhưng đó có thể là phần quan trọng nhất. Hãy xác định khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp qua hành vi, đặc điểm, sở thích… qua mạng xã hội, bạn bè, qua thực tế hoặc quảng cáo…
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Bước thứ hai trong quy trình bán hàng chuyên nghiệp của công ty là thiết lập danh sách khách hàng tiềm năng, loại bỏ khách hàng không phù hợp hoặc không có triển vọng.
Phát hiện khách hàng tiềm năng là quá trình bạn tìm kiếm những thông tin liên lạc từ khách hàng mới.
Chìa khóa để tìm kiếm khách hàng tiềm năng là biết rõ cần tiếp cận thị trường nào và tiếp cận ai. Phân biệt khách hàng “đầu mối”, khách hàng “tiềm năng” và khách hàng “tiềm năng đủ điều kiện” là điều vô cùng cần thiết.
Chúng ta có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các phương tiện truyền thông như báo chí, website, những buổi hội thảo, sự kiện về ngành nghề của bạn,…
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Phát hiện khách hàng tiềm năng là bước cơ bản trong quá trình bán hàng, là công việc mà mọi nhân viên sale đều phải làm hàng ngày hàng giờ.
Bước 3: Tiếp cận khách hàng
Sau khi đã tìm được những khách hàng tiềm năng rồi, chúng ta sẽ đến bước tiếp theo trong sơ đồ quy trình bán hàng của công ty đó là bước tiếp cận khách hàng đã tìm được ở bước trên.
Đây chính là một trong những kỹ thuật bán hàng nhằm mục đích là biết được nhu cầu chính của khách hàng và đánh giá được khách hàng.
Bạn cần phải tìm hiểu đầy đủ thông tin về đối tượng, đề ra mục tiêu của cuộc trao đổi và thuyết phục khách hàng. Nhất định phải có chiến lược để tiếp cận đối với từng khách hàng cụ thể dựa trên đặc điểm tính cách và nhu cầu chủ yếu của họ.
Một bước tiếp cận tốt là điều rất quan trọng để bán hàng thành công bởi nó sẽ xác định bạn là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và có tâm hay không, liệu có mang đến cho khách hàng một sản phẩm đáng để mua hay có thể kích thích được nhu cầu của khách hàng đạt tới mức cấp thiết.
Khi bạn đã thành công trong việc gây ấn tượng đầu tiên tốt với khách hàng thì bạn đã thuyết phục được họ tới 50% và toàn bộ những bước còn lại của quy trình bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Bước 4: Giới thiệu, trình bày về sản phẩm, dịch vụ của công ty
Hầu hết các nhân viên Sales, dù có làm việc trong ngành nghề nào đi chăng nữa, đều phải có buổi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ họ đang bán cho khách hàng.
Bạn nên xem xét sản phẩm/dịch vụ về khía cạnh nó sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng thì sự trình bày về sản phẩm của bạn sẽ là một cuộc đối thoại trọng tâm và có liên quan với khách hàng chứ không phải là bài độc thoại của riêng bạn về sản phẩm/dịch vụ của mình.
Trong cuộc gặp gỡ, giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của bạn mà khách hàng cùng tham gia vào, nêu những ý kiến, những thắc mắc của họ thì bạn đã thành công được 70%.
Ngoài ra những sự khuyến mại, giảm giá, chương trình hấp dẫn cũng sẽ thu hút được khách hàng nghe bạn nói (nếu họ đang có nhu cầu).
Bước 5: Thuyết phục khách hàng
Nếu cuộc nói chuyện của bạn đã thành công và bạn nhận được đề nghị báo giá chính thức về giải pháp/sản phẩm/dịch vụ như đã thảo luận với khách hàng. Bạn hãy hỏi khi nào khách hàng cần báo giá và hãy bảo đảm họ nhận được nó đúng thời điểm.
Hãy luôn luôn tin rằng khách hàng tiềm năng sẽ mua và đừng bao giờ nghi ngờ ý định của khách hàng. Thái độ tự tin của bạn sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin và thái độ của khách hàng trong khi đưa ra quyết định.
Trong lúc giải quyết các khúc mắc của họ, bạn phải làm tất cả mọi điều để khiến họ thấy sản phẩm của bạn sẽ đáp ứng họ với lợi ích họ lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra.
Bước 6: Thống nhất và chốt đơn hàng
Một trong các bước quan trọng nhất của quá trình bán hàng đó chính là việc chốt sale. Chốt sale là quá trình giúp cho khách hàng đưa ra quyết định nên bạn phải nhớ rằng mọi điều bạn nói trong khi trình bày hay báo giá đều phải hướng đến việc chốt sale.
Nhân viên bán hàng phải có cái nhìn chính xác như lời nói, cử chỉ, những lời nhận xét về sản phẩm của khách hàng trong bước tiếp cận với khách hàng.
Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Bước cuối cùng vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp là chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Lợi ích của bước này mang lại đó chính là giúp tạo sự gắn bó lâu dài của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng.
Hãy luôn chăm sóc khách hàng và tạo mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
III. Bí quyết quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả
Bán hàng và chăm sóc khách hàng là một việc làm mất nhiều thời gian, công sức và đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, chúng tôi mang đến giải pháp quản trị toàn diện và tối ưu hoạt động marketing.
Bao gồm các công cụ số hóa giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việc, quản lý dự án, chiến dịch. Từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
Đặc biệt là bộ tính năng CRM giúp hỗ trợ quản lý các nghiệp vụ kinh doanh trong doanh nghiệp. Tính năng CRM giúp các nhà quản lý điều hành, đánh giá, theo dõi chiến dịch Marketing.
Phần mềm có thể tự động kết nối & lấy dữ liệu từ Facebook, Google,…để xây dựng được các kịch bản chiến dịch Marketing cụ thể.
Ngoài ra, nhà quản lý có thể dễ dàng truy cập & sử dụng hệ thống tài nguyên Marketing để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp giúp kiểm soát được lợi nhuận, đo lường các chiến dịch Marketing và đánh giá chi tiết kết quả từng chiến dịch.
Theo 1office
Bài viết liên quan:
- Quy trình chăm sóc khách hàng với SMS marketing
- Yếu tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng của khách hàng trên website bán hàng
- Cách tích hợp SMS vào dịch vụ chăm sóc khách hàng
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.