ODM và OEM có gì khác biệt nhau?
18/11/2021 19:08 | Comments
Thuật ngữ OEM được nhắc đến khá nhiều, là mô hình doanh nghiệp phổ biến tại nước ta. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu OEM là gì? Đặc điểm của OEM và sự khác biệt với ODM như thế nào? Chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm.
Nội Dung Chính
Tìm hiểu về thuật ngữ OEM là gì?
Thuật ngữ OEM được nhắc đến nhiều trong sản xuất, kinh doanh, trong mua sắm. Hàng OEM ảnh hưởng đến người tiêu dùng, một phần trong chuỗi cung ứng hàng hóa, hệ thống kinh tế thị trường. Cùng tìm hiểu về thuật ngữ OEM là gì để lựa chọn kinh doanh, mua sắm phù hợp.
OEM là gì?
Trước tiên, bạn đọc cần làm rõ về thuật ngữ OEM là gì? OEM là viết tắt của Original Equipment Manufacturer có nghĩa là “Nhà sản xuất thiết bị gốc”.
Thuật ngữ OEM mô tả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất đặt hàng các sản phẩm, phụ kiện gốc cho đối tác. Sản phẩm đầu ra sẽ gắn nhãn mác và thương hiệu của công ty đặt hàng sản phẩm.
OEM là các đơn vị sản xuất thiết kế ban đầu, sản xuất sản phẩm theo yêu cầu được đưa ra. Hiện nay, Các sản phẩm OEM được sản xuất và có mức giá thành thấp hơn, thường được nhập sỉ, số lượng lớn cho đối tác.
Thuật ngữ OEM là sự liên kết chặt chẽ của 2 công ty sản xuất sản phẩm nguồn (A) và công ty đặt hàng sản xuất (B).
Ở vị trí đối tác OEM, yêu cầu 2 doanh nghiệp A và B cần đáp ứng 2 tiêu chí sau:
- Doanh nghiệp B cập nhật số lượng, yêu cầu chất lượng, kỹ thuật sản phẩm cho bên A sản xuất. Đồng thời bên A sản xuất đáp ứng số lượng, chất lượng yêu cầu của bên B theo đơn đặt hàng.
- Doanh nghiệp B không được bán các sản phẩm bên A cung ứng dưới dạng riêng lẻ. Yêu cầu sản phẩm đưa ra thị trường dưới dạng hoàn thiện, lắp ráp từ nhiều chi tiết và mang thương hiệu của bên B.
Đặc điểm và ví dụ mối quan hệ OEM
Mô hình doanh nghiệp và mối quan hệ OEM mô tả sự hợp tác sản xuất của chuỗi cung ứng nguyên vật liệu. Công ty A sản xuất sản phẩm gốc cung cấp cho công ty B theo đơn đặt hàng. Bên B sẽ sản xuất, lắp ráp chế tạo sản phẩm để tạo sản phẩm có giá trị sử dụng thực tế.
Ví dụ mối quan hệ OEM trên thị trường hiện nay cụ thể như:
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
- Chuỗi cung ứng linh kiện điện thoại Iphone. Apple là thương hiệu điện thoại Iphone lớn trên toàn thế giới, nhưng cần mối quan hệ OEM với các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử khác như: con chip, card đồ họa, màn hình, bo mạch, tai nghe… Từ các doanh nghiệp sản xuất gốc.
- Chuỗi cung ứng các thiết bị linh kiện điện tử cho máy tính. Trong đó, Foxconn là đơn vị sản xuất thiết bị gốc cho Google, Dell, Xiaomi…
- Việt nam cũng có nhiều công ty sản xuất thiết bị gốc, cung ứng linh kiện điện tử cho các thương hiệu lớn như: Nokia, Iphone, Samsung…
So sánh sự khác biệt giữa OEM và ODM
Khá nhiều người nhầm lẫn 2 thuật ngữ OEM và ODM, khiến việc nhận định về chuỗi cung ứng, thị trường có nhiều sai lệch. Để hiểu được sự khác biệt của 2 thuật ngữ này, bạn đọc cần hiểu về ODM là gì?
Thuật ngữ ODM là viết tắt của Original Design Manufacturing, là đơn vị sản xuất thiết kế ban đầu theo đơn đặt hàng được đưa ra.
Thoạt đầu sẽ thấy OEM và ODM không có gì khác biệt, bởi 2 thuật ngữ đều mô tả các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay cho khách hàng. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa OEM và ODM là OEM quá trình sản xuất.
- OEM tham gia sản xuất sản phẩm theo dữ liệu của chính họ. Trong khi ODM sản xuất và sử dụng dữ liệu của khách hàng.
- OEM tham gia vào quá trình sản xuất trực tiếp, thực tế. Trong khi, ODM tham gia vào khâu thiết kế, chứ không sản xuất trực tiếp. Do vậy, các doanh nghiệp ODM sẽ phải mua lại nguyên mẫu của các công ty sản xuất khác, để đăng lên website như sản phẩm thực. Tuy nhiên, nếu không có hướng dẫn đặt mua thì chắc chắn, công ty đó chính là một ODM.
Lợi thế khi sản xuất hàng OEM cho doanh nghiệp
OEM là mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này.
So với mô hình kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp OEM bỏ bớt 1 phần hoặc toàn bộ quy trình sản xuất. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp OEM:
- Quy trình sản xuất OEM được lược bỏ bớt, đầu tư nhà xưởng, máy móc không nhiều nên chi phí ban đầu thấp. Sản phẩm đầu ra có giá thành thấp bán được nhiều sản phẩm cho các doanh nghiệp khác với số lượng lớn.
- Các công ty OEM có cơ hội tiếp cận với công nghệ sản xuất, thành quả nghiên cứu, phát minh từ công ty đặt hàng.
- Doanh nghiệp OEM có thể thử nghiệm và triển khai nhiều sản phẩm gốc khác nhau, để đánh giá mức độ cạnh tranh, cơ hội phát triển.
Hiểu về đặc trưng hàng OEM là gì
Mặt hàng gốc – OEM chiếm tỷ trọng khá lớn trên thị trường. Sản xuất OEM có những đặc trưng và điều kiện riêng. Do vậy, hàng OEM cũng có những tiêu chí riêng để đánh giá. Hiểu về hàng OEM để đánh giá chọn mua hoặc lựa chọn sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Tiêu chí đánh giá hàng OEM
Hàng OEM là sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp chính hãng. Đặc điểm hàng OEM chất lượng, đạt các tiêu chuẩn riêng theo yêu cầu của đơn vị đặt hàng. Đặc điểm hàng OEM:
- Do được sản xuất theo những tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu riêng, chất lượng hàng OEM có thể đạt 90% sản phẩm chính hãng đưa ra thị trường.
- Mức giá hàng OEM rẻ hơn hàng chính hãng từ 60-70%. Do doanh nghiệp sản xuất hàng OEM không mất quá nhiều chi phí đầu tư và công nghệ.
- Hàng OEM có độ bền và ít tính năng hơn so với sản phẩm chính hãng được đơn vị đặt hàng gia công lại.
- Hàng OEM bị ràng buộc hợp đồng và quy định giữa bên đặt hàng và bên sản xuất. Nên phần lớn các sản phẩm OEM sẽ không bán trên kệ hàng, trực tiếp cho người tiêu dùng.
Cách sản xuất hàng OEM thành công
Lĩnh vực sản xuất hàng OEM với nhiều ưu điểm, khả thi để trở thành mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận. Để đảm bảo sản xuất hàng OEM hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc và lưu ý dưới đây:
Doanh nghiệp phát triển theo mô hình OEM cần có chiến lược và kế hoạch hay định hướng kinh doanh cụ thể. Xác định mặt hàng tiềm năng, nắm vững được công nghệ và kỹ thuật sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn.
Định vị thương hiệu, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp. Xây dựng thương hiệu tốt, sẽ tạo lòng tin và nhận thức tốt cho người tiêu dùng về sản phẩm gốc của doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tốt, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hiệu quả.
Lựa chọn nhà sản xuất, bên A uy tín, nhằm đảm bảo công nghệ, các ứng dụng kỹ thuật và chất lượng sản phẩm đảm bảo.
Bài viết liên quan:
- Tuyệt chiêu tăng tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên cho Website của bạn
- Xây dựng chiến lược nội dung website hiệu quả bằng cách nào?
- 10 bước SEO Audit giúp cải thiện thứ hạng trang website
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.