Ngụy biện quảng cáo trong Marketing là gì?
18/11/2022 16:33 | Comments
Tranh luận, ngụy biện được sử dụng phổ biến không chỉ trong cuộc sống mà còn hiện diện ngay cả trong quảng cáo. Một số quảng cáo có thể sử dụng các ngụy biện như một phần của chiến lược thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy việc biết một số ngụy biện phổ biến được sử dụng trong Marketing có thể giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt về việc mua hàng.
Nội Dung Chính
1. Advertising fallacies hay ngụy biện quảng cáo là gì?
Ngụy biện quảng cáo là những sai sót logic mà nhà quảng cáo sử dụng để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Để thuyết phục người xem mua một sản phẩm, nhà quảng cáo có thể nói rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mang lại lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, những tuyên bố này có thể chứa các sai lệch về logic, không chính xác hoặc mâu thuẫn, làm cho tuyên bố đó không đúng sự thật hoặc không hợp lệ. Một số ngụy biện có thể tinh tế hơn những ngụy biện khác. Điều này giúp chúng trở thành phương tiện thuyết phục mạnh mẽ khi được áp dụng hiệu quả trong Marketing.
2. Vì sao cần sử dụng ngụy biện quảng cáo?
Các nhà quảng cáo sử dụng ngụy biện để thu hút khách hàng, vì không phải tất cả các quảng cáo đều yêu cầu tính logic nhằm nêu rõ lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. Thay vào đó, các nhà quảng cáo thường sử dụng ngụy biện để thúc đẩy cảm xúc hoặc thái độ cụ thể của khách hàng đối với sản phẩm. Khi cảm xúc của khách hàng được đẩy lên cao trào, họ có xu hướng dễ bị thuyết phục hơn khi mua sản phẩm.
3. Các ngụy biện được sử dụng trong quảng cáo
3.1 Ad hominem
Đây là dạng quảng cáo hấp dẫn khách hàng bằng cách tạo ra sự nghi ngờ về độ tin cậy của đối thủ cạnh tranh. Cụm từ tiếng Latinh “ad hominem” được dịch là “nhắm tới cá nhân”, hay còn được gọi là lập luận công kích cá nhân. Thay vì tấn công lý luận của đối thủ, kiểu ngụy biện này nhằm mục đích hạ bệ đối phương, làm mất uy tín hoặc khiến người khác nghi ngờ về mức độ đáng tin cậy của cá nhân đó. Trong Marketing, ngụy biện này có thể tập trung vào việc làm mất đi hình ảnh của đối thủ cạnh tranh hơn là tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Ví dụ trong đời sống:
- Làm được như người ta rồi hẵng nói.
- Có làm được gi cho đất nước đâu mà to mồm thế.
Ví dụ trong quảng cáo:
Đây là một trong những ngụy biện logic phổ biến nhất trong các cuộc tranh luận và chiến dịch về chính trị. Thay vì lập luận để phản biện về kế hoạch đánh thuế của Mitt Romney, chiến dịch này lại tấn công chính bản thân Romney.
3.2 Appeal to emotions
Hay còn gọi là ngụy biện lợi dụng cảm xúc. Kiểu ngụy biện này tập trung vào việc khơi gợi cảm xúc cụ thể ở người xem, ngay cả khi những cảm xúc đó không có cơ sở logic. Đây là một chiến thuật phổ biến và hiệu quả mà các nhà quảng cáo thường sử dụng trong chiến dịch Marketing. Một số cảm xúc mà quảng cáo có thể khơi gợi bao gồm:
- Tức giận
- Sợ hãi
- Thương tiếc
- Yêu mến
- Hài lòng
- Phấn khích
- Tiếc nuối
- Tự hào
- Đồng cảm
Ví dụ trong đời sống:
- Liệu có thể tha cho tôi không? Tôi ăn trộm bởi vì nhà tôi quá nghèo, tôi có 3 đứa con nhỏ ở nhà và một người mẹ già bị bại liệt.
- Ăn trộm là phạm pháp và người nói đang lợi dụng sự đồng cảm của người khác để thoát tội.
Ví dụ trong quảng cáo:
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Kiểu ngụy biện này là một công cụ thuyết phục hiệu quả, kêu gọi sự thương cảm vô cùng phổ biến trong quảng cáo – đặc biệt là những quảng cáo của các tổ chức từ thiện và quyên góp.
3.3 False dilemma
Ngụy biện song đề sai là kiểu ngụy biện đưa người khác vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, phải chọn một trong hai lựa chọn mà không xem xét rằng còn có những lựa chọn khác bên ngoài hai lựa chọn đó. Đây được xem là một trong những chiến thuật thao túng tâm lý. Các nhà quảng cáo đưa ra loại ngụy biện này nhằm khiến cho khách hàng cảm thấy họ nên chấp nhận lời đề nghị của nhà quảng cáo.
Ví dụ trong đời sống:
Bây giờ một là anh đón em không thì mình chia tay.
Ví dụ trong quảng cáo:
Chiến dịch thử nghiệm trên động vật – chiến dịch này nhấn mạnh rằng thử nghiệm trên động vật và sự sống của trẻ em là hai lựa chọn duy nhất.
3.4 Appeal to popularity
Ngụy biện này cho rằng lập luận này đúng bởi vì hầu hết mọi người đều tin vào điều đó. Trong quảng cáo, bởi vì hầu hết mọi người tin điều gì đó là sự thật, nên khách hàng cũng nên tin điều đó là sự thật. Bởi con người là sinh vật bầy đàn, mọi người thường có xu hướng chạy theo đám đông, sử dụng lỗi ngụy biện này vô cùng có hiệu quả với những quảng cáo chứng minh khoa học.
Ví dụ trong đời sống:
Toshiba là hãng điện tử tốt nhất vì hầu hết mọi người đều sử dụng.
Ví dụ trong quảng cáo:
Một chuỗi nhà hàng pizza tuyên bố rằng họ đã thực hiện một cuộc thăm dò trong đó 95% người tham gia tin rằng bánh pizza của họ sử dụng nguyên liệu chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Bởi vì quảng cáo nói rằng nhiều người tin tưởng vào chất lượng của pizza, nên khách hàng có thể tin pizza được làm với chất lượng cao.
Nguồn: Marketingai
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn