Để phát triển trong một thị trường truyền thống lớn, yêu cầu doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp. Chiến lược đại dương đỏ là thuật ngữ khá quen thuộc. Nhưng nhiều người chưa hiểu chiến lược đại dương đỏ là gì? Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu cùng với một số ví dụ cụ thể.

Tìm hiểu về chiến lược đại dương đỏ

Thuật ngữ chiến lược đại dương đỏ được nhắc đến nhiều trong kinh doanh, mang đến những cơ hội và hạn chế cho doanh nghiệp.

Chiến lược phổ biến đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hiểu về chiến lược đại dương đỏ để có nhận định đánh giá và xây dựng giải pháp kinh doanh phù hợp.

Chiến lược đại dương đỏ là gì?

mot-so-bai-hoc-voi-chien-luoc-dai-duong-do

Trước tiên, bạn cần hiểu chiến lược đại dương đỏ là gì? Trong tiết anh, chiến lược đại dương đỏ là Red Ocean Strategy được xây dựng trên cơ sở thị trường cạnh tranh, với những điều kiện, cấu trúc ngành đã được thiết lập. Yêu cầu các doanh nghiệp bắt buộc cạnh tranh trong thị trường đó.

Tại đại dương đỏ, doanh nghiệp sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh, trong cùng lĩnh vực, ngành nghề và cung ứng sản phẩm.

Doanh nghiệp theo chiến lược đại dương đỏ, sẽ tham gia thị trường mà tại đó, các đối thủ cạnh tranh đã được lấp đầy, thị phần đã được phân chia, các luật lệ và quy định đã được thiết lập. Cơ hội mở rộng thị của doanh nghiệp là rất thấp và mức độ cạnh tranh khốc liệt.

Đặc trưng chiến lược đại dương đỏ

Đại dương đỏ là mô tả sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, giữa các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực ngành nghề. Thị trường truyền thống đã được biết đến, hiểu rõ với các quy luật được thiết lập.

Có thể liên tưởng không sai, hình ảnh đại dương đỏ như một thị trường có quá nhiều cá mập, tranh giành thị phần, khách hàng. Lúc này, sẽ xảy ra các cuộc cạnh tranh, cắn xé và dĩ nhiên sẽ có máu làm nhuộm đỏ thị trường.

Đặc điểm nổi bật của Red Ocean Strategy, phải kể đến như:

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng
  • Doanh nghiệp sẽ tập trung vào cạnh tranh trong những thị trường đã tồn tại, quy luật đã được thiết lập.
  • Doanh nghiệp sẽ tập trung xây dựng chiến lược đánh bại đối thủ, xây dựng và định vị thương hiệu.
  • Chiến lược kinh doanh xây dựng những nhu cầu cũ, nâng cao chất lượng và trải nghiệm người dùng về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Tạo sự khác biệt trong những giá trị cũ, cạnh tranh với đối thủ.
  • Doanh nghiệp sẽ tập trung cân bằng những giá trị và chi phí. Tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng với chi phí cao hơn hoặc những giá trị vừa phải với khách hàng và mức chi phí thấp hơn.

Sự khác biệt của chiến lược đại dương đỏ với đại dương xanh

Chiến lược đại dương đỏ quen thuộc với mỗi doanh nghiệp, được nhắc đến trong nền kinh tế.

Bên cạnh đó là chiến lược đại dương xanh được tạo ra năm 2004, bởi Chan Kim và Renée Mauborgne. Chiến lược đại dương xanh mang đến một cơ hội phát triển hoàn toàn mới, khác biệt cho doanh nghiệp.

Hiểu về sự khác biệt của chiến lược đại dương đỏ và đại dương xanh sẽ giúp bạn hiểu để tìm con đường phù hợp cho chiến lược kinh doanh của công ty.

Thị trường hoạt động kinh doanh

Thị trường là nơi người tiêu dùng mua sắm, giao dịch và thanh toán với doanh nghiệp của bạn. Trong khi với chiến lược Red Ocean, doanh nghiệp sẽ tập trung vào thị trường hiện tại, với sự cạnh tranh khốc liệt với đối thủ.

Với Blue Ocean Strategy, doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển ở những thị trường không cạnh tranh hoặc có rất ít sự cạnh tranh. Tại đó, người thắng sẽ là bạn, khách hàng sẽ mua sắm và lựa chọn sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, bởi có quá ít đối thủ cạnh tranh.

Sự cạnh tranh

Chiến lược Red Ocean tập trung vào cạnh tranh và đánh bại đối thủ, tạo ra sự chất lượng, dịch vụ trải nghiệm hoặc mức giá thấp hơn để khách hàng lựa chọn.

Với Blue Ocean Strategy, doanh nghiệp sẽ không tập trung vào sự cạnh tranh mà biến chúng trở nên không cần thiết. Mục tiêu cốt lõi của Blue Ocean là tạo nên giá trị hấp dẫn hơn với chi phí thấp hơn.

Khai thác nhu cầu

Chiến lược khai thác nhu cầu của đại dương đỏ và đại dương xanh cũng khác biệt. Trong khi Red Ocean Strategy, tập trung khai thác những nhu cầu cũ, có sẵn thì Blue Ocean tạo ra những nhu cầu mới, khai thác những khía cạnh mới chưa có doanh nghiệp nào phát triển.

Sự cân bằng giá trị và chi phí

Chiến lược Red Ocean tập trung vào cân bằng 2 yếu tố giá trị và chi phí, để thu hút sự lựa chọn của khách hàng. Blue Ocean Strategy lại phá vỡ 2 yếu tố, mang đến những giá trị mới với mức chi phí thấp nhất cho khách hàng.

Dựa trên những phân tích sự khác biệt trên, có thể thấy chiến lược Blue Ocean Strategy sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho doanh nghiệp.

mot-so-bai-hoc-voi-chien-luoc-dai-duong-do

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tìm và tạo ra những giá trị mới, thị trường mới, biết phá vỡ sự cân bằng của chi phí và giá trị… Thị trường Blue Ocean không tồn tại mãi mãi, bất cứ thị trường nào cũng sẽ dần có nhiều sự cạnh tranh.

Mỗi doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược phù hợp, nắm bắt thời điểm để lựa chọn chiến lược Blue Ocean hay Red Ocean.

3 yếu tố quan trọng tạo nên chiến lược đại dương đỏ thành công

Phát triển Red Ocean Stategy với nhiều cạnh tranh nhưng không phải không có cơ hội thành công. Mỗi doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ tạo nên vị thế, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ.

Lưu ý 3 yếu tố quan trọng tạo nên chiến lược đại dương đỏ trong kinh doanh hiệu quả:

  • Tạo ra giá trị sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu người dùng, với giá trị thấp hơn. Cân bằng chi phí và giá trị sản phẩm, nhắm đến phân khúc khách hàng phù hợp.
  • Định vị thương hiệu, tạo nên nhận thức khách hàng về doanh nghiệp. Mở rộng chiến lược truyền thông, marketing để tạo lòng tin cho khách hàng về thương hiệu. Với thời đại kinh tế số, doanh nghiệp có nhiều kênh và cơ hội xây dựng, định vị thương hiệu hiệu quả. Cân nhắc, lựa chọn kênh truyền thông phù hợp, cân đối ngân sách.
  • Xây dựng chiến lược dựa trên phân tích đối thủ, tạo ra điểm khác biệt dựa trên những giá trị có sẵn.

Các ví dụ về chiến lược đại dương đỏ thành công

Khi đại dương xanh trở nên hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, đại dương đỏ sẽ xuất hiện. Một số ví dụ về chiến lược đại dương đỏ mang lại thành công cho doanh nghiệp:

  • Các hãng taxi truyền thống cạnh tranh với taxi công nghệ, cung cấp giải pháp biết trước giá và không tăng dù thời gian cao điểm hay mưa gió. Đây là một chiến lược mang lại lợi thế cạnh tranh cho nhiều doanh nghiệp taxi truyền thống.
  • Lĩnh vực ngân hàng với nhiều doanh nghiệp phát triển, nhưng không ít ngân hàng mới mở rộng, tạo nên vị thế và sự cạnh tranh trên thị trường như: TPBank, VPbank… Sự chuyển đổi mô hình kết hợp công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh cho ngân hàng truyền thống.

Doanh nghiệp hoạt động trên thị trường với nhiều đối thủ cạnh tranh, yêu cầu doanh nghiệp cần tìm ra điểm khác biệt, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Những chia sẻ trên đây về chiến lược đại dương đỏ hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn