Bất kể bạn là ai, hiểu được các chỉ số trong SEO để báo cáo kết quả là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược Marketing nào. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc 7 yếu tố quan trọng trong dữ liệu SEO mà bất kỳ báo cáo Digital Marketing nào cũng cần có.

1. Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic)

marketer-can-theo-doi-7-chi-so-seo-quan-trong-sau-day1

Một trong những yếu tố phổ biến nhất thể hiện sự thành công của một chiến dịch SEO chính là sự gia tăng trong lưu lượng truy cập tự nhiên tới trang web của doanh nghiệp. Điều này sẽ đúng với cả những yếu tố khác như backlink, citation (trích dẫn), content marketing, SEO kỹ thuật và hơn thế nữa. Mục tiêu của bạn có thể là tăng tính xác thực cho tên miền, xếp hạng của từ khóa hoặc chỉ đơn giản là tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bạn sẽ sử dụng lưu lượng truy cập tự nhiên để đo lường hoặc tính toán các KPI chính. Cách tốt nhất để đo lường chỉ số này là thông qua báo cáo từ Google Analytics (GA). Dù GA đã xuất hiện được một thời gian dài, tuy nhiên nó vẫn chứng tỏ là nguồn tốt nhất để theo dõi lưu lượng truy cập website. Để đo lường chỉ số này, bạn sẽ muốn lấy dữ liệu sau từ tài khoản GA của mình:

  • Sessions (Phiên): Tần suất người dùng đến trang web của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm
  • Comparisons over time (So sánh qua thời gian): So sánh phiên của bạn theo tuần/tháng/năm
  • Landing pages (Trang đích): Các trang bạn đã làm để tối ưu hóa có thấy sự gia tăng trong các phiên không?

Ngoài ra vẫn còn những dữ liệu khác về lưu lượng truy cập bạn có thể lấy từ GA, cũng như các cách khác để phân khúc, tùy thuộc vào cách bạn muốn đo lường mức độ thành công cho các hoạt động SEO, tuy nhiên bạn sẽ cần theo dõi tối thiểu 3 chỉ số ở trên.

2. Mức độ tương tác (Engagement)

Yếu tố tiếp theo bạn cần theo dõi chính là mức độ tương tác thực sự mà người dùng tạo ra trên trang web của bạn sau khi ghé thăm. Chúng sẽ hiển thị các dữ liệu hành vi, giúp bạn hiểu được liệu trải nghiệm người dùng trên trang web có đủ để cạnh tranh trong Trang kết quả của công cụ tìm kiếm hay không.

Có thể trang web của bạn sở hữu rất nhiều backlink cũng như có được yếu tố SEO kỹ thuật hoàn hảo, tuy nhiên nếu người dùng không tương tác nhiều trên trang thì chứng tỏ nó có vấn đề. Nếu hầu hết các phiên của bạn kết thúc với việc mọi người nhanh chóng rời đi mà không bao giờ tương tác với trang, Google sẽ không hiển thị trang web của bạn cho người tìm kiếm thường xuyên nữa.

Một lần nữa, Google Analytics sẽ là nơi tốt nhất để theo dõi các dữ liệu về mức độ tương tác. Bạn nên tập trung vào những chỉ số dưới đây cho lưu lượng truy cập tự nhiên của mình:

  • Bounce rate (Tỷ lệ thoát trang): Có bao nhiêu khách ghé thăm thoát web của bạn mà không xem bất kỳ trang nào khác.
  • Avg. session duration (Thời lượng phiên trung bình): Thời lượng trung bình của toàn bộ khách ghé thăm lướt xem web của bạn.
  • Avg. pages per session (Số trang trung bình cho mỗi phiên): Số trang trung bình mà khách ghé thăm xem trên web của bạn trong phiên của họ.

Nếu chỉ số Bounce rate tự nhiên của bạn giảm theo thời gian, đây là dấu hiệu cho một chiến dịch SEO thành công. Điều này (không phải hoàn toàn) về cơ bản là mọi người thích những gì họ thấy khi ghé thăm trang của bạn. Bạn cũng cần cải thiện trong hai chỉ số thời lượng phiên trung bình và số trang trung bình cho mỗi phiên.

3. Mục tiêu và chuyển đổi

Các loại doanh nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt trong cách bạn báo cáo về chuyển đổi và mục tiêu. Một số doanh nghiệp tập trung vào dịch vụ của họ nhiều hơn là sản phẩm. Với những trường hợp này, doanh nghiệp đó sẽ cần báo cáo về các chỉ số như Leads, số lượng cuộc hẹn trước và tương tự. Điều này cũng có thể áp dụng với những doanh nghiệp bán sản phẩm, tuy nhiên chỉ đến khi cuộc hẹn trước được đặt, minh chứng là các đại lý bán xe. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần theo dõi những chỉ số sau từ Google Analytics:

  • Conversion rate (Tỷ lệ chuyển đổi): Với lưu lượng truy cập tăng, bạn cũng muốn tỷ lệ chuyển đổi của khách ghé thăm tăng lên.
  • Conversion volumes (Khối lượng chuyển đổi): Không gì bán hàng tốt hơn sức tăng trưởng trong tổng khối lượng chuyển đổi.
  • Conversion value (Giá trị chuyển đổi): sử dụng khi có một giá trị tiền tệ trung bình liên quan đến các cuộc hẹn đã được đặt.

Bất kỳ doanh nghiệp có yếu tố thương mại điện tử cho trang web của họ sẽ có một khái niệm khác về “chuyển đổi”. Những doanh nghiệp này sẽ báo cáo dựa trên doanh thu tạo ra thông qua trang web như một kết quả cho chiến dịch SEO:

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng
  • Tổng doanh thu: Doanh nghiệp sẽ muốn các chuyển đổi dẫn đến doanh thu cao hơn, chứ không phải những chuyển đổi nhỏ và ít giá trị.
  • Giá trị trung bình mỗi đơn hàng: Giá trị đơn hàng trung bình cao hơn là một cách khác để cân bằng tổng số chuyển đổi với các giao dịch có giá trị.
  • Lợi tức đầu tư (ROI – Return on investment): Doanh nghiệp nên mang lại tổng doanh thu nhiều hơn tổng chi tiêu để tạo doanh thu đó.

4. Trang đích

Bất kỳ chiến lược SEO nào cũng muốn tăng lưu lượng truy cập, thứ hạng hay tỷ lệ chuyển đổi trên một số trang nhất định. Đó có thể là trang chủ hoặc một trang đích cụ thể mà doanh nghiệp đã xây dựng và tối ưu cho một chiến lược. Trong phần đầu tiên về lưu lượng truy cập tự nhiên đã có đề cập sơ qua về trang đích, tuy nhiên doanh nghiệp cần đo lường nhiều hơn thế.

Cụ thể, bạn sẽ cần hiển thị bất kỳ số liệu nào cho các trang đích này liên quan đến loại chiến dịch SEO mà khách hàng của bạn muốn. Ngoài lưu lượng truy cập tự nhiên, những số liệu này bao gồm:

  • Engagement (Mức độ tương tác): Doanh nghiệp đã giảm được Bounce Rate, đồng thời tăng được thời lượng trên trang đích mục tiêu hay chưa?
  • Conversions (Mức độ chuyển đổi): Doanh nghiệp có tạo ra nhiều chuyển đổi hơn qua trang đích mục tiêu hay không?
  • Rankings (Thứ hạng): Doanh nghiệp có tăng được thứ hạng tìm kiếm của trang đích mục tiêu hay không?
  • Backlinks: Doanh nghiệp có xây dựng được thêm backlink cho trang đích mục tiêu hay không?

5. Thứ hạng, từ khóa và mức độ hiển thị tìm kiếm

Dù không phải toàn bộ chiến dịch SEO đều sẽ tập trung vào thứ hạng của từ khóa cho trang web của doanh nghiệp hoặc mức độ hiển thị về lượng tra cứu tự nhiên, tuy nhiên đây vẫn là những yếu tố quan trọng cần đo lường. Ít nhất nó có thể chứng tỏ rằng các hoạt động SEO của bạn tạo ra những ảnh hưởng tích cực. Có hai phần trong đây bạn cần thêm vào trong báo cáo SEO của mình:

  • Thứ hạng của các từ khóa mục tiêu
  • Mức độ hiển thị tra cứu tổng thể

marketer-can-theo-doi-7-chi-so-seo-quan-trong-sau-day2

Yếu tố đầu tiên sẽ là thước đo cho chất lượng còn yếu tố sau là thước đo cho số lượng. Cả hai đều là yếu tố quan trọng cho mọi doanh nghiệp. Khả năng hiển thị tìm kiếm là rất quan trọng khi đo lường, giúp cho khách hàng của bạn thấy rằng bạn đang giúp họ phát triển nhận thức về thương hiệu của họ. Mặt khác, thứ hạng từ khóa mục tiêu đo lường mức độ hiển thị trong các tìm kiếm có liên quan và quan trọng nhất.

Giả sử, bạn là một doanh nghiệp bán giày chạy bộ. Mức độ hiển thị của những tra cứu liên quan tới việc sửa chữa giày chạy không phải là tệ, tuy nhiên nó không giúp doanh nghiệp của bạn tạo ra thêm doanh thu. Thay vào đó, doanh nghiệp cần tìm cách để cải thiện thứ hạng và mức độ hiển thị của những tra cứu liên quan tới việc mua giày chạy bộ.

6. Số liệu về link (liên kết)

Các Backlink là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ chiến dịch SEO nào. Kể cả khi nó không phải yếu tố quan tâm hàng đầu trong chiến lược SEO của bạn, nó vẫn cần dẫn tới nhiều liên kết khác. Một chiến dịch Content Marketing tốt sẽ cần thu về nhiều Backlink, lấy ví dụ:

  • Mức độ phát triển của Link: Liệu chiến dịch có tạo ra nhiều backlink hơn qua thời gian hay không?
  • Tính xác thực của tên miền: Các link từ các tên miền liên quan và chất lượng sẽ giúp cải thiện thứ hạng tên miền của bạn.
  • Các tên miền mới/đã mất: Nên thể hiện những tên miền thu hút được qua thời gian nhiều hơn là số tên miền bị mất.

marketer-can-theo-doi-7-chi-so-seo-quan-trong-sau-day3

Đây là tất cả các dấu hiệu tốt cho thấy tối ưu hóa trên trang của bạn hoặc các chiến dịch tiếp cận bài đăng của khách đã hoạt động. Ngay cả khi mục tiêu chính của khách hàng của bạn tập trung nhiều hơn vào lưu lượng truy cập hoặc doanh thu, việc cải thiện các liên kết và tên miền thu được là một tín hiệu cho thấy chiến dịch của bạn đang hoạt động.

7. Xu hướng

Toàn bộ các báo cáo SEO luôn cần nhớ rằng không được bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào trên thị trường. Bạn cũng không nên hoảng loạn nếu có sự sụt giảm đột ngột của số liệu trong thời gian ngắn và ngược lại, cũng đừng quá tự tin khi thấy thành công trong ngắn hạn. Với hầu hết các chiến dịch SEO, kết quả sẽ được tạo ra và xây dựng dần dần theo thời gian. Nó sẽ liên quan đến xu hướng chứ không phải một sự thay đổi đột ngột nào đó. Một phần của điều này là ghi nhớ các xu hướng tiếp thị cũng như các xu hướng của ngành công nghiệp hoặc khách hàng của bạn. Mỗi bản cập nhật thuật toán mới của Google có xu hướng ảnh hưởng đến một số ngành nhất định hơn các ngành khác. Bạn cần ghi nhớ những xu hướng này bất cứ khi nào bạn thấy một sự thay đổi đáng kể trong báo cáo SEO của mình. Điều này áp dụng để giảm và tăng.

Nguồn: marketingai.admicro.vn

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESENhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn