Hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể trong những thời điểm thử thách như hiện tại. Đó là lý do tại sao việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy làm sao để kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu? Cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

Hiểu khách hàng mục tiêu

Cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Trước tiên, thương hiệu cần xác định lại một lần nữa, khách hàng mục tiêu của mình là những ai. Để làm được điều đó, bạn nên dành thời gian xây dựng personas người mua để cụ thể hóa những yếu tố về nhân khẩu học của đối tượng mà bạn đang phục vụ, chẳng hạn như: vị trí địa lý, độ tuổi, địa điểm, mức thu nhập và sở thích của họ.

Nếu đang sở hữu một thương hiệu quần áo nữ, bạn nên tìm cách thu hút và tương tác nhiều hơn với những người phụ nữ có thể mua sản phẩm của bạn (theo các yếu tố về tài chính – phong cách – mục đích sử dụng) và những người sống ở những khu vực mình có thể giao hàng tới.

Bên cạnh những yếu tố về nhân khẩu học, điều quan trọng không kém là phải xác định được các chủ đề mà khách hàng quan tâm cũng như các kênh mà họ hiện diện và hoạt động nhiều nhất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có được hướng đi đúng đắn trong việc tiếp cận và xây dựng các mối quan hệ mạnh mẽ hơn với khách hàng.

Tạo nội dung thu hút sự chú ý của khách hàng

Tiếp thị nội dung không chỉ dừng lại ở việc tạo, phân phối nội dung. Thay vào đó, bạn cần học “nghệ thuật” sáng tạo nội dung phù hợp và có giá trị với khách hàng mục tiêu – đây chính là những yếu tố thúc đẩy khách hàng thực hiện các hành động mà thương hiệu mong muốn.

Bạn nên bắt đầu với các ý tưởng về những chủ đề mà khách hàng mục tiêu muốn tìm hiểu. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể đầu tư sử dụng các nền tảng nghiên cứu nội dung như BuzzSumo hoặc Ahrefs hay học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành. Hoặc, thương hiệu cũng có thể tổ chức những cuộc thăm dò trên mạng xã hội để hỏi chính khách hàng về những nội dung mà họ muốn có thêm thông tin.

Không dừng lại ở đó, việc tận dụng nhiều định dạng nội dung để kết nối với khách hàng mục tiêu qua bài đăng trên blog, email, infographics, hình ảnh và video, v.v cũng là điều nên cân nhắc.

Đặc biệt, cho dù lựa chọn bất kể định dạng nội dung hay chủ đề nào, thương hiệu cũng nên nhấn mạnh với những nội dung sẽ giúp:

  • Giải quyết các điểm đau của khán giả
  • Cung cấp cho họ các giải pháp thực sự
  • Tạo thêm giá trị
  • Không quá tập trung vào mục tiêu tăng doanh thu

Tận dụng sức mạnh của những câu chuyện

Những câu chuyện được khai thác rất nhiều trong kế hoạch truyền thông của thương hiệu nhờ khả năng truyền tải đúng thông tin người tiêu dùng đang cần, đơn giản hóa thông tin và kích hoạt những phản ứng cảm xúc. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ là thương hiệu nên tập trung vào việc xây dựng kết nối cảm xúc với khán giả của mình bằng cách chia sẻ lịch sử, thử thách và thành công của thương hiệu.

Hoặc, bạn cũng có thể tạo các video hậu trường thú vị và hấp dẫn để cung cấp cho người xem những góc nhìn độc đáo hơn về văn hóa làm việc, các giá trị và kế hoạch tương lai của mình.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Và mọi người cũng có khả năng nhớ câu chuyện và thương hiệu lâu hơn nếu họ kết nối với nó ở mức độ cảm xúc. Những câu chuyện, khi được kể một cách hiệu quả, có thể giúp mọi người nhớ đến thương hiệu của bạn nhiều hơn. Đó là lý do tại sao kể chuyện được coi là tương lai của tiếp thị.

Tương tác với khán giả

Tương tác khách hàng có thể giúp thương hiệu tạo dựng niềm tin, củng cố mối quan hệ gắn bó

Tương tác khách hàng có thể giúp thương hiệu tạo dựng niềm tin, củng cố mối quan hệ gắn bó

Mọi người có những cảm nhận và đánh giá chủ quan về thương hiệu dựa trên những khoảnh khắc và trải nghiệm họ có với bạn. Vì lẽ đó, sẽ rất quan trọng để bạn thường xuyên tương tác với đối tượng mục tiêu và có những cuộc trò chuyện ý nghĩa.

Khách hàng muốn có những cuộc trò chuyện thực sự và những cuộc trò chuyện đó không chỉ giới hạn ở những lần đội dịch vụ phải hỗ trợ khách hàng. Do vậy, việc thương hiệu có cung cấp trải nghiệm đặc biệt trên nhiều điểm tiếp xúc khách hàng, cùng với mạng xã hội mới là điều quan trọng.

Tuy nhiên, làm thế nào để có thể trả lời hàng trăm tin nhắn của khách hàng tiềm năng mỗi ngày?

Rất đơn giản. Hãy tận dụng sử dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) để đáp ứng kịp thời mong muốn của người tiêu dùng, cung cấp các giải pháp tức thời và giữ cho họ luôn tương tác với mình. Không những thế, một số nền tảng còn có thể giúp thương hiệu thiết kế, triển khai và phân tích các chiến lược đàm thoại một cách hiệu quả và cá nhân hóa.

Bằng cách sử dụng một chat bot trên website và trong các ứng dụng nhắn tin, bạn có thể tạo ra những trải nghiệm liền mạch, hấp dẫn và đáng nhớ cho đối tượng mục tiêu của mình.

Sử dụng các giải pháp AI để nâng cao trải nghiệm người dùng còn có thể giúp thương hiệu tạo dựng niềm tin, củng cố mối quan hệ gắn bó với khán giả và tạo thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Phân tích khách hàng mục tiêu đưa ra phản hồi

Có một sai lầm mà hầu hết các doanh nghiệp mắc phải là quên theo dõi cách khán giả phản hồi với mọi thứ họ làm. Tại sao bạn làm tất cả công việc khó khăn nếu bạn không biết liệu những nỗ lực của mình có được khách hàng đón nhận?

Bạn nên theo dõi cách khán giả của bạn phản hồi với nội dung bạn đã tạo hoặc sản phẩm mới đã bán ra thị trường. Họ có vui không? Họ có thích và tương tác nhiều hơn với một định dạng nội dung hoặc chủ đề cụ thể không? Có phải một bài đăng cụ thể nào đó đã làm họ thất vọng?

Khi bắt đầu để ý tới phản ứng của khán giả, bạn có thể xác định chiến lược nào hoạt động tốt hơn cho thương hiệu, chiến lược nào không. Nếu khán giả biết rằng bạn đang lắng nghe họ, họ sẽ có nhiều khả năng chia sẻ phản hồi và tương tác tốt hơn với nội dung của bạn.

Bạn có thể phân tích cả tình cảm tích cực – tiêu cực xung quanh thương hiệu và có giải pháp để cải thiện tin nhắn, sản phẩm và dịch vụ để mang đến những kết quả, trải nghiệm tốt hơn.

Bạn đã sẵn sàng nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng?

Xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng giả mục tiêu là một công việc cần có thời gian và tiêu tốn nhiều nguồn lực. Đồng thời, thương hiệu cũng cần nhất quán trong việc nuôi dưỡng các mối quan hệ khách hàng của mình bằng cách cung cấp cho họ những nội dung, sản phẩm có liên quan và thường xuyên gắn kết với họ.

Hy vọng rằng những mẹo đã được chia sẻ ở trên có thể giúp bạn xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Theo subiz.com.vn

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn