Khắc phục các lỗi kỹ thuật SEO thường gặp nhất
05/10/2022 16:10 | Comments
SEO là một phần quan trọng, không thể bỏ qua trong phát triển mỗi website. Chú trọng tới SEO giúp trang web của chúng ta có được vị trí tốt trên công cụ tìm kiếm, từ đó được biết tới nhiều hơn, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hiệu quả. Chú trọng tới SEO website lòa điều cơ bản cần thiết. Song thực tế quá trình SEO có nhiều lỗi kỹ thuật hoàn toàn có thể gặp phải. Cùng tìm hiểu về các lỗi kỹ thuật SEO thường gặp để biết cách khắc phục giúp quá trình SEO cho mỗi website đem lại hiệu quả cao hơn.
Nội Dung Chính
- 1 Lỗi kỹ thuật Seo onpage và cách khắc phục
- 1.1 Tốc độ của website
- 1.2 Chưa tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên mobile
- 1.3 Lỗi về cấu trúc URL
- 1.4 Không tối ưu Meta Description
- 1.5 Chưa tối ưu H1 – Title
- 1.6 Không tận dụng Internal link tạo mạng liên kết
- 1.7 Website chứa quá nhiều thin content
- 1.8 Chứa nhiều phần nội dung không liên quan
- 2 Một số lỗi kỹ thuật SEO offpage và cách khắc phục
Lỗi kỹ thuật Seo onpage và cách khắc phục
Tốc độ của website
Tốc độ của website được biết tới là tiêu chí quan trọng để Google đánh giá về chất lượng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới chính time onsite của mỗi người dùng khi ở lại trang web đó. Bởi thế, duy trì tốc độ tải trang trong khoảng 2 – 3 giây là hợp lý nhất. Việc web có tốc độ tải tang quá lâu có thể khiến người dùng mất kiên nhẫn, từ đó việc ở lại trang, tiếp tục tìm kiếm thông tin khó khăn. Bởi thế cần có phương án khắc phục hợp lý.
- Tìm kiếm và thuê một nhân viên có kinh nghiệm để tiến hành tối ưu tốc độ tải của website, cũng như quản lý chung cho trang web.
- Chắc chắn đã cài đặt staging domain để hiệu suất của web không chịu những cản trở nào.
- Chú ý tới việc nâng cấp PHP lên PHP7 khi phát triển web trên nền tảng WordPress hoặc PHP CMS.
Chưa tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên mobile
Người dùng sử dụng điện thoại để truy cập vào website hiện nay vô cùng lớn. Bởi thế, việc không chú ý tới tối ưu hóa người dùng trên mobile là một lỗi cơ bản thường gặp và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới SEO. Khi mà Google đánh giá về một website trước tiên thông qua phiên bản di động thì điều này có thể ảnh hưởng tới vị trí, thứ hạng của trang web.
- Dùng công cụ Mobile-Friendly Test để tiến hành đánh giá, xác định website có phù hợp với trình duyệt di động hay không.
- Tìm cách khắc phục khi website không tương thích trên mọi thiết bị di động phổ biến hiện nay.
- Tiến hành kiểm tra Googlebot trên thiết bị điện thoại có thực hiện việc thu thập thông tin từ website hay không.
- Kiểm tra mọi content có thể tải bình thường, có xảy ra lỗi khi truy cập bằng thiết bị di động.
Từ việc kiểm tra và xác định chính xác vấn đề giúp chúng ta dễ dàng đưa ra được phương án xử lý thích hợp.
Lỗi về cấu trúc URL
Mất dấu vết cấu trúc URL là vấn đề khá dễ gặp. Với cấu trúc kém của website khiến người dùng và bot điều hướng gặp những khó khăn nhất định. Chính điều này tác động tiêu cực tới thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm. Vì vậy cần kiểm tra để xác định lỗi về cấu trúc, tiến hành các phương án khắc phục như:
- Lập kế hoạch chi tiết cho cấp độ của website, nên cân nhắc dùng cấu trúc thư mục dạng mẹ – con.
- Chắc chắn rằng mọi nội dung đều được đặt trong một thư mục, hay thư mục con thích hợp.
- Đường dẫn URL khi sử dụng cần có nghĩa, đồng thời cần đảm bảo dễ đọc.
- Thực hiện việc xóa hoặc hợp nhất được những nội dung được xếp hạng cho cùng một từ khóa.
- Hãy giới hạn ở mức tối đa số lượng thư mục con không vượt quá ba cấp độ.
Không tối ưu Meta Description
Việc không tối ưu Meta Description là lỗi khá dễ gặp trong SEO và có thể sẽ xuất hiện theo 2 trường hợp. Cụ thể là: Thứ nhất, không viết Meta Description lúc này Google sẽ mặc định sử dụng mọt content bất kì trong bài viết để sử dụng làm Meta Description. Thứ hai, phần Meta Description quá dài, nội dung sẽ không được hiển thị đầy đủ trên công cụ tìm kiếm. Bởi thế yêu cầu cần:
- Chú trọng tới việc viết Meta Description đầy đủ, chi tiết trước khi tiến hành publish bài viết.
- Đối với những bài viết thiếu cần nhanh chóng bổ sung Meta Description được tối ưu đầy đủ.
Chưa tối ưu H1 – Title
Với mỗi bài viết trong website thì H1 – Title chính là content quan trọng nhất, giúp thu hút người đọc đầu tiên. H1 sẽ hiển thị ngay trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm như Google. Bởi thế, việc tối ưu Title là điều quan trọng cần chú ý. Song thực tế tình trạng H1 quá dài, không chứa từ khóa chính, hay trùng nhau, thiếu hoặc không được đặt ở đầu bài viết,… đều có khả năng xảy ra.
- Thông qua báo cáo của công cụ Screaming Frog chúng ta xác định những bài viết thiếu H1, hay H1 và Title trùng nhau để đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
- Tiến hành chèn đầy đủ từ khóa chính và LSI cho từ khóa vào H1.
- Quan tâm tới số lượng kí tự giới hạn được sử dụng cho H1 và Title cho từng bài viết.
Không tận dụng Internal link tạo mạng liên kết
Nhờ vào các Meta Description mà việc phân phối mạng lưới liên kết cho mỗi website được thực hiện hiệu quả. Song với các web có ít nội dung, hoặc nội dung hoàn toàn không liên quan thường sẽ có số lượng Meta Description ít ỏi hơn nếu so sánh với những content chất lượng. Đối với lỗi kỹ thuật này chúng ta khắc phục bằng cách:
- Bổ sung content bằng cách dùng những content ở những trang khác trên website, chèn thêm Meta Description vào bài viết khi muốn trang web đó lên top.
- Không nhồi nhét quá nhiều số lượng liên kết, từ khóa dùng để liên kết trong từng content. Cần đảm bảo nó tự nhiên ở mức tốt nhất.
- Chú ý tới việc kiểm tra quy tắc liên kết nofollow cho mọi plugin mà chúng ta dùng để quản lý các liên kết.
Website chứa quá nhiều thin content
Xét về bản chất thì Google chỉ muốn xếp hạng những website có nội dung chuyên sâu, cung cấp những giá trị thực tế cần thiết cho người dùng. Bởi thế, không cần quá chú trọng vào việc viết content theo mục đích SEO mà hãy dựa trên đánh giá của Google.
Với một trang có quá nhiều nội dung kém chất lượng sẽ gây ra những ảnh hưởng tới SEO. Chúng không đáp ứng nhu cầu của người dùng khiến tỉ lệ chuyển đổi giảm, thuật toán của Google không đánh giá cao độ tin cậy và tính liên kết của trang, bên cạnh đó là tỉ lệ thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm giảm,…
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
- Thực hiện việc gom từ khóa vào chung chủ đề trong một bài viết thay vì mỗi từ viết cho một bài.
- Chú ý tập trung vào các trang mà ở đó content có khả năng tương tác cao nhất với người dùng.
- Luôn đặt nhu cầu của người dùng lên trên hết, cần được quan tâm và xem xét đầu tiên để tạo ra được content thích hợp.
Chứa nhiều phần nội dung không liên quan
Không chỉ cần chỉnh những thin content mà nội dung khi sử dụng còn cần đảm bảo có sự liên kết, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những trang không liên quan không giúp ích mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả của cả các mục khác đang hoạt động trên web của bạn. Và tình trạng lỗi như tạo ra các trang ít tương tác, hay để công cụ tìm kiếm quét qua cả những trang không được SEO là khá thường thấy.
- Chú trọng tới việc bổ sung giá trị cho content thay vì số lượng bài viết theo đúng kế hoạch.
- Với những trang không muốn Google xếp hạng hãy thêm chúng vào vị trí file robots.txt.
Một số lỗi kỹ thuật SEO offpage và cách khắc phục
Bên cạnh những lỗi trong SEO onpage thì thực hiện SEO offpage cũng tồn tạ những lỗi kỹ thuật riêng. Trong đó thường thấy như:
Không quản lý tốt lỗi 404
Đây là lỗi thường gặp nhất ở những trang thương mại điện tử khi một sản phẩm bị loại bỏ, hay đã hết hạn song lại bị lãng quên. Lỗi này khi gặp sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới quá trình SEO trong một vài trường hợp cụ thể. Bởi thế chúng ta cần:
- Tiến hành phân tích danh sách lỗi 404 trên website.
- Tiến hành kiểm tra chéo URL với Google Analytics giúp xác định các trang có traffic.
- Thiết lập 01 redirect từ phía máy chủ từ trang 404 sang trang hiện tại đã được xác định.
Lỗi kỹ thuật khi di chuyển trang web
Với lỗi kỹ thuật này thường xuất hiện một vài vấn đề như thiết lập HTTPS không đúng trên web, không chuyển 301 từ web cũ sang web mới, hay index các domain đã được dàn dựng, hoặc không lưu www hay không có www ở trong tệp .htaccess,….
- Kiểm tra kỹ 3 lần để đảm bảo việc thực hiện 301 redirect đã đúng cách.
- Xác định 301 và 302 redirect đã được di chuyển chuẩn xác hay chưa.
- Đảm bảo việc đặt thẻ canonical ở đúng vị trí.
- Ưu tiên chuyển hướng 301 sẽ mang tới an toàn và hiệu quả cao.
- Thực hiện việc kiểm tra và cập nhật đầy đủ tệp .htaccess
- ….
Lỗi liên quan tới Sitemap XML
Sitemap XML có nhiệm vụ chính là liệt kê những URL trên web mà chúng ta muốn công cụ tìm kiếm thu thập thông tin, đồng thời index chúng. Việc sử dụng Sitemap XML mang tới nhiều giá trị và lợi ích thiết thực cho website, cho SEO website. Song đôi khi quá trình SEO xuất hiện những lỗi kỹ thuật cần được xử lý như:
- Cần đảm bảo Sitemap XML đã được kết nối đầy đủ với Google Search Console.
- Phân tích nhật ký của máy chủ sẽ giúp chúng ta hiểu về tần suất mà Google thực hiện thu thập dữ liệu sơ đồ của trang web.
- Google sẽ tiến hành hiển thị những vấn đề để việc sửa chữa, chỉnh sửa được thực hiện dễ dàng.
- Khi dùng plugin để tạo ra sitemap hãy đảm bảo plugin được dùng hoàn toàn mới, đồng thời tệp tạo ra nó có khả năng hoạt động tốt.
Quá lạm dụng thẻ Canonical
Thẻ Canonical được biết tới là một phần trong HTML giúp công cụ tìm kiếm hoàn thành được việc giải mã các nội dung trùng lặp. Bởi thế, nếu có 2 trang giống nhau thì chúng ta có thể dùng thẻ Canonical để thống báo tới công cụ tìm kiếm để công cụ xác định đâu là trang bạn muốn hiển thị. Song việc quá lạm dụng thẻ Canonical lại hoàn toàn không tốt.
- Kiểm tra lại các trang web để xác định xem những thẻ Canonical dang dùng có trỏ sai trang hay không.
- Kiểm tra toàn bộ nội dung giúp xác định thêm những web có nội dung tương tự, hay tìm xem có trang nào cần tới thẻ Canonical.
Nguồn: Mona
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313