IMC không thực hiện truyền thông ở 1 kênh phương tiện duy nhất. IMC thực hiện phân phối truyền thông ví dụ như truyền thông hội chợ thương mại quốc, truyền thông tại triển lãm thương mại quốc tế… Bài viết dưới đây sẽ chi sẻ cho bạn về quy trình lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp chi tiết.

1. IMC là gì?

Mọi doanh nghiệp đều hiểu được tầm quan trọng của các công cụ truyền thông và Marketing trong việc tiếp cận tối đa các đối tượng khách hàng. Chính vì vậy nếu chỉ sử dụng đơn lẻ một công cụ truyền thông cho một chiến dịch sẽ không mang lại được hiểu quả như mong muốn. Và đó là lý do mà Truyền thông tiếp thị tích hợp ra đời.

Định nghĩa IMC

Theo Armstrong & Kotler 2005,

IMC (Integrated Marketing Communication) hay truyền thông tiếp thị tích hợp là những hoạt động truyền thông mang tính phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán và thuyết phục về một số tổ chức và những sản phẩm của tổ chức đó.

Đó là sự kết hợp của tất cả các công cụ truyền thông marketing, nguồn lực trong một công ty nhằm tác động với người tiêu dùng với chi phí hợp lý.

Có 5 công cụ chính trong IMC bao gồm: Advertising (Quảng cáo), Public Relations (PR), Sale/ Promotion (Khuyến mãi), Direct Marketing (Tiếp thị trực tiếp), Personal Selling (Bán hàng cá nhân).

Mỗi công cụ lại có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, kết hợp với 4P (Product, Price, Place, Promotion) trong Marketing Mix giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

2. Quy trình lập kế hoạch truyền thông IMC

IMC đang dần trở thành yếu tố cốt lõi làm nên thành công cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp phải truyền thông cái gì? Tích hợp như thế nào mới hiệu quả?

Dưới đây là một quy trình chuẩn (6 bước) được đưa ra dành cho các Maketer mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Người xưa thường có câu: phải biết mình sẽ đi đâu trước khi tính xem mình đi tới đó bằng cách nào, tức là cần phải xác định mục tiêu trước khi thực hiện bất kỳ điều gì. Và lập kế hoạch truyền thông IMC cũng không phải là một ngoại lệ.

Nếu bạn đang cảm thấy mông lung thì Mô hình SMART sẽ là một gợi ý hữu hiệu cho bạn trong trường hợp này.

  • Specific – cụ thể
  • Measurable – có thể đo lường được
  • Achievable – có thể đạt được
  • Realistic – thực tế
  • Time-focused – tập trung vào yếu tố thời gian

Các mục tiêu này sẽ giúp bạn đo lường hiệu quả và có cơ sở để đánh giá hoạt động truyền thông của mình. Tuy nhiên, có một yêu cầu bắt buộc đó là mục tiêu trong kế hoạch của bạn bắt buộc phải đáp ứng 2 yêu cầu “bất di bất dịch” là “Achievable” và “Realistic”. Nếu mục tiêu chưa đạt 2 tiêu chí này hãy cẩn trọng trong việc thực hiện nó.

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu chính

Khách hàng mục tiêu chính là nhóm người có đặc điểm nhân khẩu học phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp hướng tới. Đó có thể là các nhóm đối tượng online hoặc đối tượng hiện hữu ngoài đời thực, có thói quen mua hàng, hành vi mua hàng cụ thể và quan trọng là có khả năng chi trả, bỏ tiền ra mua các sản phẩm, dịch vụ họ cần.

Việc xác định được đối tượng mục tiêu chính sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng khách hàng mong muốn, tiết kiệm chi phí và đưa ra những kế hoạch phù hợp để “chinh phục” họ.

Để xác định được chính xác đối tượng mục tiêu, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc cơ bản trong Marketing.

Dựa trên nghiên cứu, lý thuyết

– Tiến hành các thống kê, nghiên cứu từ những số liệu thu thập được trên 1 phạm vi khách nhất định (số lượng nghiên cứu phải đủ nhiều để đưa ra được các chỉ số chung)

– Nghiên cứu, phân tích đối thủ trong cùng lĩnh vực, từ đó nghiên cứu về nhóm đối tượng khách hàng mà mình muốn nhắm đến.

Dựa trên yếu tố thực tiễn

– Đi thị trường (market visit)

– Quan sát thực tế (in-home visit)

– Sống thử cuộc sống của người tiêu dùng

– Khảo sát thực tế thói quen truyền thông (media habit)

– Nghiên cứu tâm lý về nhu cầu, mong muốn, khát khao và nỗi sợ hãi của người dùng khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ.

Bước 3: Consumer Insight

Không phải là sự thật hiển nhiên, Insight là sự thật ngầm hiểu, diễn giải về hành vi và xu hướng của khách hàng. Việc khai thác được tâm lý, thói quen, sở thích của khách hàng có thể khiến họ cảm thấy hứng thú vì được thấu hiểu. Điều này sẽ kích thích sự tò mò và mong muốn được trải nghiệm sản phẩm.

Tâm lý và hàng vi của người tiêu dùng thay đổi từng ngày, do đó việc xác định được insight khách hàng đòi hỏi các Marketer phải có một kiến thức nền tảng chắc chắn và một khả năng “cảm thụ” mạnh mẽ. Một vài “chỉ dẫn” được đưa ra để việc tìm ra “sự thật ngầm hiểu” này bao gồm: Collect (thu nhập thông tin) – Connect & Dig Deeper (Kết nối và đào sâu) – Crafting (sắp xếp thủ công)

Bước 4: Big Idea

Khi đã nắm được những insight của khách hàng, các Marketer cần phải đưa ra được một ý tưởng để giải quyết được những vấn đề đó. Nếu như việc chinh phục một cô gái, dồn hết tâm trí để nhận lại “một cái gật đầu” thì với Big idea thành công là khi chiến dịch được thực hiện và nhận được rất rất nhiều cái gật đầu.

Big Idea là những ý tưởng chủ đạo ngắn gọn, súc tích liên quan đến khách hàng và có khả năng tạo ra sự kết nối giữa sản phẩm và khách hàng tiềm năng. Big Idea thành công là ý tưởng khơi dậy được cảm xúc của khách hàng và khiến người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm này chính là điều cần thiết với họ.


Bên cạnh những Insight được khai thác, bạn có thể xây dựng Big Idea dựa trên việc:

– Phân tích đối thủ

– Khảo sát ý kiến khách hàng

– Báo, Tạp chí

Cho dù được tạo nên từ cách nào thì Big Idea của bạn phải thể hiện được vai trò của thương hiệu một cách dễ dang và khiến khách hàng biết, thích, nhớ về thương hiệu của bạn.

Bước 5: Kế hoạch thực hiện kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC

Để hiện thực hóa được những ý tưởng đến gần hơn với khách hàng thì bạn cần phải phát triển nó thành một bản kế hoạch chi tiết hơn. Các yếu tố cần xác lập phải trả lời được các câu hỏi:

– Thời gian, chi phí, ngân sách dành cho từng giai đoạn là bao nhiêu?

– Các hoạt động chính (key hook) và hoạt động truyền thông chủ đạo (key message) là gì?

– Đâu là những hoạt động phụ trợ cho từng giai đoạn?

Trả lời đầy đủ những câu hỏi định hướng trên bạn đã có thể xây dựng cho mình một kế hoạch chi tiết và rõ ràng.

Bước 6: Đánh giá hiệu quả truyền thông

Đánh giá hiệu quả truyền thông kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC là một trong những bước không kém phần quan trọng nhưng lại có rất nhiều Marketer bỏ qua. Kết thúc các chiến dịch truyền thông, dựa trên những số liệu thu thập được từ khách hàng và chi phí thực hiện với những mục tiêu, ngân sách dự kiến ban đầu để đánh giá hiệu quả. Các nội dung đánh giá bao gồm:

– Mức độ nhận biết thương hiệu

– Mức độ nhận biết chiến dịch

– Mức độ nhớ và hiểu biết thông điệp truyền thông

– Sự tác động của chiến dịch về mức độ nhận thức và tình cảm đối với thương hiệu

– Sự tác động của chiến dịch với hành vi mua hàng của khách hàng (bao gồm cả tỉ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ và tỉ lệ khách hàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người khác)

– Phản hồi từ khách hàng

Ngoài ra cũng cần phải đánh giá các hoạt động truyền thông của đối thủ trên chỉ số SOV/SOI để điều chỉnh các hoạt động phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện tốt việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau mỗi chiến dịch sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và gia tăng hiệu quả truyền thông.

3. IMC là gì trong mắt của marketer?

“Truyền thông tích hợp là một cách nhìn vào toàn bộ quá trình tiếp thị từ góc nhìn của khách hàng.” – Philip Kotler

Tưởng tượng bạn đang cố gắng khám phá một thông điệp thương hiệu, hay hiểu rõ hơn về sứ mệnh công ty. Nhưng khi team sales đưa ra một thông điệp khác với chuyên viên social media, bạn sẽ khó có thể hiểu được họ đang muốn truyền tải điều gì, đúng không? IMC trong mắt marketer là cách loại bỏ những mâu thuẫn này, và đảm bảo các phòng ban có sự thống nhất với nhau về cách nhìn nhận thương hiệu.

4. Tại sao lại cần IMC?

Bạn thắc mắc tại sao thương hiệu ưa thích của mình lại “sáng nắng chiều mưa”, sử dụng thông điệp không nhất quán, không có tổ chức, không tạo ra bất kỳ loại trải nghiệm nào cho người tiêu dùng. Tất nhiên, đây là một lỗi chính yếu của nhiều doanh nghiệp – đặc biệt là trong thế kỷ 21, khi hàng chục ý tưởng và kênh truyền thông mới đang được sáng tạo mỗi năm.

IMC cần thiết hay không, phụ thuộc vào thương hiệu.

Truyền tải thông điệp nhất quán: Tại sao? Bởi vì ngay sau khi thông điệp trở nên mờ nhạt, khách hàng sẽ bỏ quên bạn trong trí nhớ ngắn ngủi của họ. Tầm quan trọng của việc có một thông điệp nhất quán không nên được xem thường.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Không chỉ thông điệp mà các yếu tố thương hiệu cũng sẽ “ngay ngắn”, liền mạch hơn. Phong cách, logo, tiêu đề, nội dung và văn phong sẽ hoạt động trên cùng một góc nhìn.
● Tập trung vào kết quả: Có phải startup hoặc doanh nghiệp nhỏ cần một câu chuyện hiệu quả? Đó là lúc IMC chen chân vào và nâng tầm thương hiệu lên một tầng cao mới.

5. Lợi ích của IMC

Marketer dù đầu tư vào chiến lược nào cũng phải đảm bảo đầu ra. Dưới đây là một vài lý do để thử một chiến dịch truyền thông tích hợp.

Hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Những chiến dịch kiểu như thế này giảm chi phí bằng cách sử dụng nguồn lực đa dụng. Video, hình ảnh, chữ viết,… đều có thể được sử dụng từ phương tiện này sang phương tiện khác, từ kênh này sang kênh khác. Điều này đảm bảo tính nhất quán và giúp thương hiệu không phải làm việc với quá nhiều desginer và copywriter.

Ngoài ra, các thông điệp thống nhất có hiệu quả hơn trong việc đầu tư vào các quảng cáo khác nhau. Chúng ta ví von lập một chiến dịch truyền thông tích hợp cũng giống như lên kế hoạch cho bữa tiệc sinh nhật theo chủ đề vậy. Bạn nảy ra ý tưởng ban đầu, sau đó suy nghĩ nhiều cách khác nhau để thực hiện nó. Nếu chủ đề là siêu anh hùng, thì tất cả đồ trang trí, đồ chơi, nhạc và áo quần của bạn đều phù hợp với chủ đề đó. Nếu không, bữa tiệc sinh nhật năm ấy sẽ trở thành một thảm hoạ!

IMC ở khắp mọi nơi

Ngày nay, quảng cáo rất phù hợp với sở thích cá nhân của mỗi người, gần như đúng đến kinh ngạc. Các chiến dịch truyền thông tích hợp có hiệu quả vì chúng… ở khắp mọi nơi. Bạn thấy quảng cáo Snickers không chỉ trên TV giữa các tập của series phim Friends, mà còn trong Superbowl đắt đỏ. Sau đó, bạn thấy quảng cáo đó một lần nữa, nhưng với một người nổi tiếng khác. Sau đó, bạn đi đến một cửa hàng thuốc để mua chút kháng sinh, và nhận raSnickers thay đổi bao bì của nó để phản ánh chiến dịch mà bạn đã xem trước đó.

Nó giống như khi bạn nghe một bài hát pop mới trên youtube. Lúc đầu, bạn có thể không ưa gì việc bài hát cứ lặp lại miết trên youtube. Nhưng sau nhiều tuần và nhiều tháng, khi nghe nó trên đường đi làm mỗi sáng, bạn có thể sẽ thích bài hát đó. Và vào một ngày đẹp trời, bạn ngồi vào hàng ghế đầu tại buổi hòa nhạc của nghệ sĩ, và anh ta đang hát ca khúc mà bạn từng ghét.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

IMC được sử dụng để dành cho khách hàng. Bởi vì thương hiệu luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ với họ, tăng nhận thức về thương hiệu và cải thiện danh tiếng của chính mình.

Những chiến dịch này khiến khách hàng nói về thương hiệu trong cuộc trò chuyện thông thường. Tương tự như cách người ta có thể đề cập đến việc gặp gỡ một người bạn cũ hoặc xem một bộ phim mới vừa ra mắt.

IMC tạo dựng niềm tin giữa bạn và khách hàng. Nghĩ lại những ngày còn đi học. Cha mẹ bạn có một bộ quy tắc, giáo viên của bạn có một bộ quy tắc và hiệu trưởng của bạn có bộ quy tắc riêng. Khi các quy tắc này hoàn toàn tương tự nhau – không đánh nhau, không ăn cắp, không nói xấu – điều đó dễ dàng hơn nhiều để tuân theo. Theo cách đó, họ không phải nghĩ về việc ai ban hành luật gì.

Điều tương tự cũng xảy ra với chiến dịch truyền thông tích hợp. Một thông điệp chứa các giá trị theo đuổi tính nhất quán sẽ dễ “ngấm” hơn cho đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Điều quan trọng là các phòng ban khác nhau đều nói cùng một điều và chia sẻ cùng một thông điệp. Bằng cách này, khách hàng nghĩ rằng họ tin ai cũng được.

6. Khó khăn của IMC

Vượt ra ngoài những lợi ích, hãy hiểu những thử thách có thể nằm ở phía trước sẽ giúp thương hiệu sẵn sàng để xử lý mọi khó khăn phát sinh.

Bất đồng giữa các bộ phận

Nghĩ về tất cả các bộ phận khác nhau tham gia vào một chiến dịch IMC. Trước khi có thể tích hợp bên ngoài, thương hiệu phải… tích hợp bên trong. Điều này có nghĩa làm việc với nhiều agency, với team sales, với team PR,… và bất kỳ bộ phận nào liên quan đến chiến dịch này.

Một thách thức của IMC là các nhà quản lý thường không muốn từ bỏ quyền hạn hoặc chia sẻ ngân sách trong team của họ. Các chiến dịch của IMC yêu cầu các nhóm phải cùng nhau thỏa thuận, đồng thời chia sẻ các tài nguyên để thực hiện điều đó.

Hạn chế về ý tưởng

Khi bắt đầu thực hiện chiến dịch IMC, tất cả các ý tưởng khác từ team creative đều bị trì hoãn. Tại sao? Quan điểm của IMC là trình bày thông điệp gắn kết để người tiêu dùng hiểu rõ góc độ của thương hiệu. Vì lý do này, bất kỳ ý tưởng nào mà team creative tạm thời sẽ phải ở lại phía sau. Ngay cả khi nó là một ý tưởng thực sự đáng yêu, có khả năng cạnh tranh tạo sự chú ý.

Hãy nhớ rằng, tất cả các phòng ban ở trên boong tàu đều phục vụ cùng một mục đích. Trong một số trường hợp, điều này có thể làm cho team creative cảm thấy ngột ngạt hoặc mất hứng khi bị bỏ qua. Khi chọn thực hiện IMC, hãy chú ý đến điều này.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc truyền thông marketing thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 090 340 8006 để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi sẽ giúp các bạn xây dựng được những kế hoạch truyền thông tiếp thị tích hợp giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn