Chia sẻ kinh nghiệm mở đại lý kinh doanh thành công
09/11/2022 17:38 | Comments
Mở đại lý kinh doanh được xem là một trong những hình thức kinh doanh mang lại nguồn lợi nhuận tương đối lớn cũng như khá an toàn với người kinh doanh. Vậy trên thực tế đây là mô hình kinh doanh như thế nào và đâu là những điều bạn cần lưu ý trước khi trở thành đại lý của một thương hiệu? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
Nội Dung Chính
5 kinh nghiệm buộc phải nhớ để mở đại lý bán hàng thu lời hiệu quả
1. Tìm hiểu thị trường trước khi mở đại lý
Việc tìm hiểu thị trường không chỉ giúp bạn có thể đánh giá được khả năng tiêu thụ cho sản phẩm bạn dự định kinh doanh mà còn giúp bạn có thể hiểu rõ được nhu cầu cũng như mối quan tâm của các khách hàng mục tiêu đối với từng thương hiệu.
Điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn được thương hiệu làm đại lý phù hợp, đảm bảo khả năng tiêu thụ cũng như quyền lợi của chính mình.
2. Ghi nhớ các tiêu chí đánh giá về nguồn cung hàng hóa
Tùy theo việc bạn muốn trở thành đại lý cấp 1 hay cấp 2 mà bạn cần có những tiêu chí đánh giá riêng để vừa đảm bảo về chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo được quyền lợi.
Thông thường, việc lựa chọn đơn vị để làm đại lý sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Sự uy tín: Ở mỗi ngành hàng, sự uy tín của thương hiệu được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự tin dùng của khách hàng.
Không quá khó để bạn có thể đánh giá được sự uy tín của từng thương hiệu, điều này có thể dễ dàng nhận biết được trong quá trình tìm hiểu thị trường cũng như theo dõi về hành vi, thói quen của người tiêu dùng.
Và tất nhiên, một nhà cung cấp có đủ khả năng, sự uy tín sẽ đảm bảo được khả năng duy trì cũng như tính bền vững của thương hiệu. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa rủi ro về hợp đồng, giấy tờ, giá thành cũng như là nguồn cung đảm bảo.
Rõ ràng về chính sách, giấy tờ: Thương hiệu nổi tiếng không có nghĩa là bạn nên tin tưởng hoàn toàn vào chính sách của họ. Hãy luôn cẩn trọng, giấy trắng mực đen là yếu tố quyết định giúp bạn có thể đảm bảo tuyệt đối về quyền lợi của mình. Một thương hiệu uy tín cần rõ ràng trong vấn đề pháp lý và minh bạch trong các thông tin hợp tác, ký kết để đi đến mối quan hệ lâu dài.
Chất lượng sản phẩm: Nếu bạn là đại lý cấp 1, các hãng sản xuất thường sẽ có các buổi tham quan nhà máy sản xuất, điều này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về quy trình sản xuất, hay chất lượng của sản phẩm.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chất lượng sản phẩm cũng cần được đánh giá khi nhập về để đảm bảo rằng sản phẩm mà bạn được nhận là chính hãng và đảm bảo mọi tiêu chuẩn quan trọng nhất.
Hiệu suất cung cấp sản phẩm/ dịch vụ: Quyết định được đơn vị làm đại lý thôi chưa đủ, hãy quan tâm đến khả năng cung cấp hàng hóa để đưa ra đánh giá tổng quan nhất về đơn vị giao đại lý. Có một số tiêu chí để đánh giá hiệu suất cung cấp của một đơn vị mà bạn cần ghi nhớ:
Thời gian giao hàng: Trong các đợt nhập hàng, đơn vị giao đại lý chuyển hàng có bạn trong thời gian bao lâu, có đảm bảo như thỏa thuận hay điều này có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn hay không.
Thông tin giao hàng: Hàng hóa được giao có đúng như hợp đồng, từng đợt nhập không? Có đảm bảo cả về chất lượng, loại hàng và số lượng không?
Mức độ hỗ trợ: Bên giao đại lý có bảo bảo được khả năng thích ứng với yêu cầu của bạn hay khả năng hỗ trợ về sản phẩm/ dịch vụ cho cửa hàng của bạn như thế nào?
Giá cả sản phẩm: Giá cả rõ ràng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn đảm bảo khả năng chi trả cũng như lợi nhuận cho việc kinh doanh của cửa hàng. Một số bên giao đại lý sẽ niêm yết giá bán, vì vậy bạn chỉ cần quan tâm đến giá cũng như chính sách nhập để đánh giá nhằm đảm bảo sự phù hợp.
Ngoài ra, giá cả cần phải tương đương với giá của các nhà cung cấp khác, bạn có thể theo dõi báo giá của nhiều nhà cung cấp để so sánh cũng như đưa ra được các lựa chọn phù hợp hơn.
Đặc biệt, việc thay đổi về giá cả sau bán phải được thông báo trước cũng như ổn định một cách hợp lý về mặt thời gian. Và giá trên đơn đặt hàng sẽ không được phép chênh quá nhiều so với trên hóa đơn.
Cùng với đó, một trong những vấn đề tương đối nhạy cảm mà bạn cần lưu ý là về hình thức thanh toán. Trong một vài trường hợp, bạn sẽ không thể trả hết một lần tiền hàng cho nhà cung cấp, đây là thời điểm mà một bên giao đại lý cho phép thanh toán nhiều lần sẽ mang lại những thuận lợi nhất định cho việc kinh doanh của bạn.
3. Tiếp thị đúng cách
Ngay cả khi là đại lý của những thương hiệu lớn thì việc tiếp thị đúng cách cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn cần lưu ý để đảm bảo khả năng tiếp cận khách hàng cũng như đưa khách hàng tiềm năng đến với cửa hàng của bạn.
Trở thành đại lý của một thương hiệu, đặc biệt là đại lý độc quyền, bạn sẽ có thể có cơ hội nhận được sự tư vấn và truyền thông trực tiếp từ thương hiệu mà bạn làm đại lý. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí và truyền thông hiệu quả hơn.
4. Tối ưu quy trình bán hàng
Việc tối ưu quy trình bán hàng có thể bắt đầu từ việc tối ưu thanh toán, quản lý hàng hóa cũng như quản lý đơn hàng một cách hiệu quả. Trên thực tế, nhiều cửa hàng đã chọn ứng dụng công nghệ như các phần mềm quản lý bán hàng vào việc vận hành cửa hàng để tiết kiệm chi phí nhân công.
Bởi những giải pháp quản lý này không chỉ giúp quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp hơn mà còn mang lại hiệu quả quản lý vừa hàng toàn diện.
5. Lên kế hoạch kinh doanh cho từng thời điểm
Thực tế, một kế hoạch kinh doanh sẽ không thể dùng được cho tất cả thời điểm. Điều này có nghĩa là, việc lên kế hoạch, chiến dịch nào đó cần phải dựa trên tình hình thực tế hay thời điểm. Ví dụ, bạn sẽ cần một chiến dịch đặc biệt cho dịp mùng 8/3 hay bạn sẽ cần một kế hoạch thật hiệu quả để thanh lý loạt hàng tồn kho khó bán.
Để làm được điều này, việc đánh giá và theo dõi các báo cáo bán hàng, báo cáo tồn kho sẽ là yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý để theo dõi khả năng tiêu thụ cũng như tình hình kinh doanh của cửa hàng.
Nguồn: Sapo
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn