Viết mô tả sản phẩm để hấp dẫn được người mua là cả một nghệ thuật. Nó không chỉ đơn thuần là liệt kê những công dụng của sản phẩm một cách nhàm chán, chúng ta phải hiểu được tâm lý của khách hàng đang thực sự muốn quan tâm và muốn nghe điều gì để từ đó có thể cho ra một mô tả sản phẩm đánh trúng tâm lý người mua. Thế nhưng làm sao để viết một bài mô tả sản phẩm chất lượng và ăn tiền bây giờ? Bài viết sau  sẽ cho bạn đáp án.

Mô tả sản phẩm là gì?

Mô tả sản phẩm là cung cấp những thông tin giới thiệu về các đặc tính như chất lượng, lợi ích, chức năng… của những sản phẩm được đăng tải lên website bán hàng nhằm mang đến thông tin đầy đủ cho người xem để họ có thêm cơ sở cân nhắc khi mua hàng.

Bạn có bao giờ tự hỏi, mình đều cung cấp những thứ mà đối thủ đang làm tương tự nhưng vì sao họ bán đắt hàng nhưng mình thì không?

Mô tả sản phẩm là cung cấp những thông tin giới thiệu về các đặc tính như chất lượng, lợi ích, chức năng… của những sản phẩm

Hãy bỏ chút thời gian để xem lại phần mô tả sản phẩm của bạn xem nó có thực sự hấp dẫn không hay chỉ qua loa, máy móc và sơ sài, thiếu sáng tạo hay thậm chí còn có lỗi sai chính tả. Đừng quên rằng những bài mô ta sản phẩm hay chính là những thông điệp bạn muốn gửi đến khách hàng để họ có thể đánh giá và quyết định có nên mua sản phẩm hay không.

Khách hàng càng ngày càng trở nên khó tính hơn và thường rất dè chừng, kể cả khi họ mua hàng online. Họ thường bỏ ra khá nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin về sản phẩm kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Những lời mô tả sản phẩm đầy đủ, ngắn gọn, dễ thương đôi lúc sẽ kích thích được nhu cầu mua hàng của người đọc và đem đến cho bạn hiệu quả khá bất ngờ đấy!

Cùng đi vào các bước giúp bạn có những bài mô tả hiệu quả nhé.

Các bước để có một bài mô tả sản phẩm hiệu quả và tối ưu

Xác định chân dung khách hàng (Customer Persona)

Trước khi bắt tay vào viết một bài mô tả sản phẩm, hãy hình dung xem khách hàng của bạn đang hướng đến là ai, là giới tính nào, độ tuổi, sở thích của họ ra sao,… Việc làm này sẽ giúp bạn hiểu được khách hàng là người như thế nào, thích gì, điều gì sẽ khiến họ đi đến hành động nhấn nút mua hàng hay là sẽ tỏ ra hoài nghi và không muốn mua hàng nữa.

Xác định chân dung khách hàng (Customer Persona)

Để có thể miêu tả được chân dung khách hàng, bạn thử nghĩ về những thứ họ đọc và những website mà họ ghé thăm, vì việc này giúp bạn định hình được “tone giọng” trong việc tiếp cận họ sao cho phù hợp. Hơn nữa, hãy nghĩ về những điều làm họ thao thức nghĩ đến mỗi tối, muốn đạt được, cách họ đưa ra quyết định và việc này sẽ giúp bạn tìm ra những nội dung liên quan, xoay quanh những mối quan tâm của khách hàng để tạo ra được một thông điệp “chạm” tới họ một cách hoàn toàn thuyết phục.

Có dàn ý cụ thể và thống nhất trước khi “đặt bút”

Nói vui theo ngôn ngữ cộng đồng thì chúng ta thường nghe một câu đó là “tay nhanh hơn não”. Đừng lao đầu vào viết ngay mà không biết được hướng đi của mình là gì, vì việc này chỉ khiến bạn vừa tốn thời gian, công sức nhưng kết quả lại không tốt. Bạn cần dành thời gian để xây dựng dàn ý cho tất cả các bài viết mô tả sản phẩm trước khi thực sự tạo ra chúng.

Việc lập một dàn ý chi tiết, kỹ lưỡng sẽ tạo nên một bộ khung chắc chắn cho toàn bộ các vấn đề trình bày. Ngoài ra việc này còn giúp bạn tiết kiệm thời gian viết, truyền tải được những thông tin cần thiết đến khách hàng một cách có hệ thống hơn.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Dàn ý chung mà các chủ shop online thường xây dựng như sau:

  • Mô tả chung.
  • Các đặc điểm kỹ thuật và các thông số: ngày sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm, nguồn hàng, thành phần,…
  • Lợi ích khi dùng sản phẩm
  • Khuyến mãi, ưu đãi đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.
  • Một số thông tin thêm khác ví dụ như phí giao hàng, thời gian vận chuyển…

Nguyên tắc K.I.S.S

Chúng ta đừng nghĩ rằng khách hàng sẽ muốn đọc tất tần tật về những thông số, đặc tính,… về sản phẩm mà phải mất nhiều thời gian để liệt kê ra hết nhưng kết quả chỉ làm khách hàng chán ngán và lướt qua nhanh hơn mà thôi. Thay vào đó, chúng ta cần biết nguyên tắc cơ bản đó là K.I.S.S – Keep It Short and Simple, nghĩa là giữ cho nó ngắn và đơn giản.

Tiêu đề bài mô tả sản phẩm không nên dài quá 200 từ

Ví dụ bạn đang phải viết một bài mô tả sản phẩm sữa dành cho bà bầu (những người có mối quan tâm về sức khỏe của bé và vẻ ngoài của mình sau sinh), dưới đây là những thông tin bạn có thể tham khảo để hiểu thêm về cách viết làm sao cho thuyết phục:

  • Sản phẩm có xuất xứ từ Nga, được công nhận và kiểm duyệt bởi Cục y tế.
  • Sử dụng sản phẩm này, bạn sẽ ngăn chặn được tình trạng nôn nghén, giảm nguy cơ sảy thai hoặc sinh non, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho bé. Hơn nữa, sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn cảm xúc, giảm thiểu vấn đề nám, ngăn sự xuất hiện các vết rạn da cho các mẹ bầu…

Đây không hẳn là một nội dung mô tả sản phẩm hoàn chỉnh, nhưng hãy tự thử đặt mình vào khách hàng để xoáy vào những vấn đề họ đang thực sự quan tâm để thôi thúc khao khát mua hàng của họ. Giả sử như ví dụ trên, chúng ta hãy hóa thân là một mẹ bầu. Vậy các mẹ bầu thường mong muốn điều gì? Từ đó nội dung sẽ được khai thác một cách triệt để, sát sao và thực tế hơn rất nhiều.

Chọn giọng điệu phù hợp khi giới thiệu sản phẩm

Tông giọng mà bạn sử dụng để mô tả sản phẩm là một trong những yếu tố khiến bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nó đóng vai trò gây ấn tượng khó quên đến tiềm thức của khách hàng về văn hóa, cá tính trong tổ chức của bạn, đồng thời quyết định đến tâm lý mua hàng của người đọc.

Chọn giọng điệu phù hợp khi giới thiệu sản phẩm

Hãy thử nghĩ xem, sẽ chẳng có khách hàng nào hứng thú mua sản phẩm khi đọc một bài giới thiệu với giọng văn buồn tẻ, thiếu sức sống. Hãy thêm một chút cá tính, câu từ hấp dẫn, chút hài hước sẽ giúp người đọc dễ chịu, thoải mái hơn và cũng đưa ra quyết định “chi tiền” cho sản phẩm hơn đó.

Tham khảo cách viết từ các website uy tín khác

Những trang web bán hàng lớn thường có một đội ngũ gồm nhiều nhân viên có khả năng viết tốt và xây dựng nội dung có hệ thống. Vì vậy, bạn có thể tham khảo và học theo những cách họ mô tả sản phẩm, cách xây dựng dàn ý, ngôn ngữ họ sử dụng,… thông qua website.

Viết nháp bản mô tả sản phẩm đầu tiên

Đầu tiên, bạn hãy dành thời gian đọc lại danh sách những lợi ích, tính năng, mục tiêu và sắp xếp chúng theo một thứ tự khoa học, làm sao để khách hàng có thể đọc, hiểu được dễ dàng. Nếu danh sách đó ngắn, hãy sắp xếp lợi ích quan trọng nhất rồi lần lượt tới những lợi ích kém nhất. Với trường hợp danh sách dài hơn, thay vì sắp xếp theo lợi ích, hãy chọn chủ đề.

Viết nháp bản mô tả sản phẩm đầu tiên

Hãy đưa ra những lý lẽ thuyết phục để khách hàng đằng nào cũng sẽ thấy được lợi ích khi mua sản phẩm của bạn. Nếu sản phẩm của bạn có giá cáo, hãy chứng minh cho họ thấy được mức giá đó hoàn toàn hợp lý với giá trị sản phẩm mà bạn sẽ cung cấp cho họ.

Để cho ra được một bản chính hấp dẫn, bản nháp đầu tiên của bạn phải thực sự đầy ắp nhiều ý tưởng và tràn trề năng lượng. Hãy chú tâm vào ý tưởng thay vì ngữ pháp, chính tả trước vì bạn sẽ còn đến giai đoạn chỉnh sửa sau cùng.

Chỉnh sửa bản nháp nhằm tăng tính thuyết phục

Hãy kiểm tra danh sách lợi ích, đặc tính xem bạn có bỏ lỡ điều gì hay không. Rút gọn những câu quá dài và thay thế những từ ngữ có thể gây khó hiểu giúp tiếp cận khách hàng dễ hơn. Thay vì miêu tả chung chung, hãy cố gắng miêu tả chi tiết nhất có thể để khách hàng tin tưởng vào dịch vụ, sản phẩm của bạn. Ví dụ, thay vì dùng “Dịch vụ khách hàng xuất sắc” để thể hiện cam kết rằng bạn sẽ chăm sóc khách hàng tốt, thì bạn hãy dùng “Chúng tôi sẽ trả lời thắc mắc của bạn trong vòng 24 giờ”.

Có thể dùng số liệu để thuyết phục khách hàng và giúp họ có thêm niềm tin vào sản phẩm của công ty bạn. Cuối cùng là hãy đọc lại bài mô tả lần nữa để xem câu văn có trơn tru chưa, có bị vấp không, đủ hấp dẫn để khách hàng mua sản phẩm của bạn chưa để kịp thời sửa chữa và hoàn thiện nó một cách tốt nhất nhé!

Tối ưu hóa mô tả sản phẩm hấp dẫn

Tối ưu hóa mô tả sản phẩm hấp dẫn

Bạn hãy dùng những từ ngữ mà khách hàng mục tiêu thường dùng để mô tả. Điều đó có nghĩa là khi họ muốn biết về sản phẩm, dịch vụ nào đó họ sẽ đánh những cụm từ đó vào Google để tìm kiếm. Vậy là bạn đã thực hiện được tối ưu hóa mô tả sản phẩm cho công cụ tìm kiếm rồi đó.

Một vài điều bạn cần lưu ý:

  • Hạn chế dùng thuật ngữ chuyên môn, chỉ nên dùng các từ ngữ khách hàng mục tiêu thường dùng.
  • Dùng cụm từ khóa ở tiêu đề ảnh, Alt tag và mô tả hình ảnh để tối ưu hình ảnh minh họa cho dịch vụ và sản phẩm.
  • Đưa những cụm từ khóa vào trong tiêu đề chính, tiêu đề phục bà thân bài một cách hài hòa.

Kết luận

Đó là toàn bộ những bước cơ bản để có được một bài viết mô tả sản phẩm hiệu quả và thu hút được khách hàng. Hơn hết, hãy đặt mình vào khách hàng để có thể hiểu được mối quan tâm của họ trong thời điểm hiện tại là gì để tạo ra những nội dung phù hợp, “chạm” đến trái tim người đọc và thúc đẩy ham muốn mua hàng của khách hàng. Mona chúc các bạn thành công!

Nguồn: Mona

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313