Các thuật ngữ trong Google Analytics bạn cần phải biết
23/06/2021 16:56 | Comments
Các thuật ngữ trong Google Analytics hiện đang là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất bởi những người làm Marketing, truyền thông hoặc quản trị website. Bạn cần phải nắm chắc được các thuật ngữ trong Google Analytics thì mới có thể bắt đầu sử dụng được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải mã các thuật ngữ đó.
Nội Dung Chính
Tổng quan về Google Analytics
Để giải thích Google Analytics nghĩa là gì (GA là gì) thì Google Analytics là công cụ được Google phát triển, dùng để thống kê số lượng người truy cập website, theo dõi số lượng người dùng, hành vi người dùng và phân loại họ theo các nhóm giới tính, độ tuổi, ngôn ngữ,… Để người quản trị website đẩy một từ khóa lên top thì những số liệu này đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua các phân tích của Google Analytics cung cấp, người quản trị website có thể phân tích được xu hướng tìm kiếm từ khóa hiện nay, phân loại được những người truy cập website thường xuyên – cơ sở để lên chiến lược SEO phù hợp. Ngoài ra, những nhà quản trị web còn có thể nhìn ra được bức tranh tổng thể về người dùng, biết được đối tượng của họ là ai và họ cần những gì, từ cơ sở đó đưa ra được những chiến lược Marketing dài hạn phù hợp.
Hiện nay, Google Analytics đã và đang trở thành công cụ “gối đầu giường” đối với các nhà quản trị Website và các Marketer bởi đây là công cụ cung cấp dữ liệu trực quan, đầy đủ và chuyên nghiệp. Đặc biệt, Google Analytics còn liên kết với các công cụ “chung nhà” khác như Google Adwords, Google Webmaster Tool giúp cho những nhà kinh doanh dễ dàng hơn trong việc quản lý nguồn dữ liệu.
Các thuật ngữ trong Google Analytics có thể bạn chưa biết
21 thuật ngữ dưới đây là những thuật ngữ cơ bản nhất mà những người sử dụng Google Analytics cần phải nắm chắc.
Visit: Là số lượt truy cập trong 1 khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó thông thường sẽ là 30 phút kể từ hành động cuối cùng trên trang hoặc đến hết ngày hoặc giữa các chiến dịch khác nhau.
New Visitor: Là lượt truy cập mới, tức là lượt truy cập lần đầu tiên đến với trang web của bạn.
Returning Visitor: Là lượt truy cập trở lại từ lần thứ 2 trở lên.
Unique Visitor: Là số lượt truy cập được tính trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như trong thời gian 1 tuần, có một người vào trang web của bạn thì unique visitor chỉ tính là 1 dù cho người ấy có thực hiện bao nhiêu lượt truy cập đi chăng nữa. Có hai trường hợp tính unique visitor do Google Analytics đưa ra, hoặc là dựa vào khoảng thời gian hoặc dựa vào việc kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau (là cách khá phức tạp, có thể theo dõi trên browser hay nguồn traffic).
Pageview: Là số lượt trang được xem, kể cả là một trang được xem rất nhiều lần.
Session: Là một nhóm các tương tác của người dùng với website trong một khoảng thời gian nhất định. 1 session sẽ kết thúc khi sau 30 phút không có tương tác, một ngày kết thúc hoặc khi chiến dịch thay đổi.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Unique Pageview: Số lượt trang được xem trong 1 session.
Pages/visit: Số lượt trang được xem được tính cho mỗi lượt truy cập.
Avg. Visit Duration: Khoảng thời gian trung bình của mỗi lượt truy cập.
Bounce Visit: Số lượt truy câp chỉ ghé thăm một trang duy nhất của bạn trước khi rời khỏi trang web.
Non-bounce Visit: Non-bounce Visit mang ý nghĩa ngược lại với Bouncer Visit
Bounce rate: Tỉ lệ phần trăm của số lượt truy cập chỉ ghé thăm một trang duy nhất trước khi rời khỏi website trên tổng số lượt truy cập.
Paid Search Traffic: Paid Search Traffic hay còn có tên gọi khác là cost per click, là những traffic bạn phải trả tiền thông qua các công cụ tìm kiếm.
Non-paid Search Traffic: Non-paid search traffic hay còn có tên gọi là Organic Search Traffic, tức là những traffic tự nhiên, người dùng tìm kiếm và vào trang của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm.
Search Traffic: Là tổng của của Paid Search Traffic và Non-paid Search Traffic.
Direct Traffic: Là những traffic trực tiếp mà bạn đánh url trên trình duyệt hoặc click bookmark
Referral Traffic: Là những traffic đến từ những website khác có đặt link trang web của bạn.
Mobile Traffic: Là lượng traffic đến từ những thiết bị di động.
Tablet Traffic: Là lượng traffic đến từ những thiết bị Tablet.
Visit with Conversion: Là những lượt truy cập không chỉ đọc, lướt mà còn thực hiện nhiều hành động khác như là ấn vào quảng cáo, đặt hàng, đăng ký thành viên,….
Visit with Transaction: Là những lượt truy cập có thực hiện các giao dịch.
Một số lợi ích của Google Analytics
Sau khi đã hiểu được các thuật ngữ trong Google Analytics, hẳn bạn cũng sẽ rất quan tâm xem những lợi ích của Google Analytics đem lại. Google Analytics mang đến rất nhiều những lợi ích cho những người quản trị website hoặc là những người làm SEO. Cụ thể:
- Phân tích những thống kê về lượt truy cập vào trang web hàng ngày của bạn. Một số thống kê chính mà bạn có thể theo dõi bao gồm: trang web của bạn một ngày có bao nhiêu lượt truy cập, thời gian vào xem trang web là bao lâu, phần nào trên web được nhiều người ghé thăm nhiều nhất. Thậm chí, bạn còn có thể xem một cách chi tiết hơn về những người truy cập website xem họ đến từ đâu; họ dùng điện thoại, máy tính hay máy tính bảng; họ truy cập từ những nguồn nào,…
- Theo dõi những hành vi của những người truy cập website, từ đó bạn có thể đề ra những chiến lược Marketing sao cho phù hợp. Ngoài ra, từ hành vi của người truy cập website, bạn còn có thể biết được những điểm mạnh và điểm yếu của trang web của mình, từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp.
Lợi ích khi tích hợp Google Analytics vào website
Khi bạn tích hợp Google Analytics vào website, bạn có thể nhận được rất nhiều lợi ích như:
- Phân tích website, từ đó bạn có thể biết được chất lượng nội dung trang web của mình tới đâu và đưa ra được những cải tiến để phục vụ khách hàng một cách tốt hơn.
- Cảnh báo tự động hàng ngày, hàng giờ tùy theo bạn điều chỉnh.
- Nắm được nhu cầu của khách hàng thông qua các theo dõi và phân tích.
- Biết được người dùng truy cập trang web của bạn từ những nguồn nào, từ đó đề ra được cách thức để có thể tiệp cận người dùng từ nguồn này một cách hiệu quả nhất.
Tầm quan trọng của Google Analytics trong kinh doanh
Trong kinh doanh, Google Analytics là công cụ vô cùng quan trọng mà những người làm kinh doanh không thể bỏ qua.
Phân tích được nhu cầu, hành vi của người dùng.
- Biết được nội dung tại trang web của mình có hấp dẫn và có ích cho người dùng hay không.
- Đề ra được những phương án tối ưu nhất thông qua các dữ liệu về tỉ lệ chuyển đổi.
- Tìm ra được trong những nguồn như Facebook, Email,… đâu là nguồn có hiệu suất quảng cáo tốt nhất.
- Theo dõi được doanh số của sản phẩm.
- Ngoài ra, những người kinh doanh sử dụng Google Analytics còn có thể trả lời được những câu hỏi như: cách để thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất, tại sao khách hàng lại không ghé thăm trang web thường xuyên,….
Lời kết
Tóm lại, Google Analytics là một công cụ vô cùng quan trọng đối với người kinh doanh, người quản trị trang web hoặc Marketer bởi những lợi ích mà nó mang lại. Google Analytics là một công cụ rất dễ sử dụng cũng như được tích hợp với nhiều công cụ “cùng nhà” khác như Google Adwords, Google Webmaster Tool. Tuy nhiên, để sử dụng thành thạo công cụ này, bạn cần phải nắm được thật vững các thuật ngữ trong Google Analytics. Mong rằng bài viết này của trang chúng tôi có thể giúp ích cho bạn trong việc trả lời những câu hỏi cũng như những thắc mắc.
Nguồn: marketingai.admicro.vn
Bài viết liên quan:
- Cách liên kết tài khoản Google Analytics và Google Ads
- Làm sao để liên kết Search Console với Google Analytics?
- Google Analytics: cách phân biệt New Users, Users và Returning Visitors
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.