Thương hiệu nên thu hút ở dáng vẻ bề ngoài, thuyết phục về mặt trí tuệ, gắn kết một cách rộng rãi và hấp dẫn về mặt cảm xúc đồng thời cũng thể hiện nhân cách và đạo đức mạnh mẽ.

Trong các ấn phẩm về tiếp thị gần đây, khách hàng gần như luôn được phác họa là đối tượng quyền lực nhất. Tuy nhiên, người làm tiếp thị thường quên đi khía cạnh con người của khách hàng, điều này được thể hiện rõ nét trong thời đại số; họ không hoàn hảo và dễ cảm thấy bị tổn thương trước những mưu đồ tiếp thị. Do đó họ xây dựng những cộng đồng để củng cố vị thế của mình.

Người làm tiếp thị cần phải thích nghi với thực tế mới này và tạo nên những thương hiệu có cách hành xử như con người – có thể tiếp cận được và dễ được yêu thích nhưng cũng dễ bị tổn thương. Thương hiệu cần trở nên ít đáng sợ hơn. Thương hiệu nên trở thành hình tượng đáng tin cậy và trung thực, chấp nhận sai sót và đừng cố tỏ ra hoàn hảo. Được thúc đẩy bởi những giá trị cốt lõi, các thương hiệu lấy con người làm trung tâm đối xử với khách hàng như những người bạn, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.

Trong Tiếp thị 3.0, chúng tôi đã giới thiệu khái niệm tiếp thị lấy con người làm trung tâm như là sự phát triển tự nhiên của tiếp thị lấy khách hàng làm trung tâm (Tiếp thị 2.0) và tiếp thị lấy sản phẩm làm trung tâm (Tiếp thị 1.0). Trong tiếp thị lấy con người làm trung tâm, người làm tiếp thị tiếp cận khách hàng như những thực thế con người với tâm trí, trái tim và linh hồn. Người làm tiếp thị không chỉ cần phải đáp ứng được những nhu cầu về chức năng và cảm xúc của khách hàng mà còn phải giải quyết những lo lắng và ao ước tiềm ẩn của khách hàng.

Vì chúng ta đang chuyển tiếp qua Tiếp thị 4.0 trong một thế giới công nghệ số ngày càng gia tăng, chúng ta kỳ vọng việc con người làm trung tâm trở nên ngày càng quan trọng. Người làm tiếp thị thậm chí cần nắm bắt sức mạnh của của tiếp thị lấy con người làm trung tâm nhiều hơn. Thử tưởng tượng một thế giới mà trí thông minh nhân tạo và công nghệ robot được tích hợp vào cuộc sống thường mạnh của tiếp thị lấy ngày của con người theo cách tương tự như điện thoại không thông minh đã làm, từ nhà máy tự động hóa, xe người lái, đồ dùng gia đình điều khiển bằng giọng nói đến robot bác Sĩ và luật sư. Đa số các chuyên gia cho rằng việc này sẽ diễn ra sớm vào năm 2025. Trong viễn cảnh đó, khách hàng sẽ trở nên lo lắng hơn bao giờ hết bởi họ. trong tiềm thức, sẽ kiếm tìm bản ngã của chính mình với câu hỏi “Là con người trong thế giới số có nghĩa là gì?”.

Chúng tôi tin rằng tiếp thị lấy con người làm trung tâm sẽ vẫn là chìa khóa cho việc xây dựng sự thu hút của thương hiệu trong thời đại số vì thương hiệu với tính cách của con người sẽ được cho là khác biệt nhất. Quá trình này bắt đầu bằng cách mở khóa những lo lắng và ao ước ẩn sâu nhất của khách hàng. Điều này đòi hỏi việc lắng nghe thấu cảm và nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực được gọi là nhân học (công nghệ) số. Một khi khía cạnh con người của khách hàng đã được khám phá, đây là thời điểm để thương hiệu khám phá ra khía cạnh con người của mình. Thương hiệu cần thể hiện giá trị mang tính con người của mình để thu hút khách hàng và xây dựng mối quan hệ người-với-người.

cac-chien-thuat-tiep-thi-ap-dung-trong-nen-kinh-te-so

Doanh nghiệp nên áp dụng Marketing trong nền kinh tế số như thế nào?

Hiểu về con người bằng cách áp dụng nhân học số

Nhân học số tập trung vào mối liên hệ giữa con người và công nghệ số. Nó khám phá cách con người tương tác với những giao diện kỹ thuật số, cách họ hành xử trong bối cảnh công nghệ và cách công nghệ được sử dụng bởi con người để tương tác với người khác. Nó cũng có thể được sử dụng để hiểu cách con người nhận thức về thương hiệu trong cộng đồng số của họ và điều gì thu hút họ đến với một số thương hiệu cụ thể.

Phân ngành này còn khá mới trong lĩnh vực nhân học nhưng những áp dụng gần đây trong việc khám phá các hiểu biết về thị trường đã thúc đẩy sự phổ biến của nó trong giới làm tiếp thị. Trong bối cảnh của tiếp thị lấy con người làm trung tâm, nhân học số mang đến một cách thức hữu hiệu để phát hiện ra những lo lắng và ao ước ẩn sâu của con người mà các thương hiệu cần tiếp cận. Rất nhiều những phương pháp phổ biến đang được người làm tiếp thị sử dụng, bao gồm lắng nghe người dùng trên phương tiện truyền thông xã hội (social listening), nhân học Internet (netnography) và nghiên cứu xâm nhập (emphatic research).

Lắng nghe người dùng trên phương tiện truyền thông xã hội

Lắng nghe người dùng trên phương tiện truyền thông xã hội là một quy trình chủ động giám sát những điều được thảo luận về một thương hiệu trên Internet, đặc biệt trên các phương tiện truyền thông xã hội và cộng đồng trực tuyến. Nó thường liên quan đến phần mềm giám sát phương tiện truyền thông xã hội để lọc những số lượng lớn dữ liệu chưa được cấu trúc từ các cuộc thảo luận trên mạng thành các thông tin tình báo khách hàng có thể sử dụng được. Phương pháp phân tích dữ liệu lớn thường được áp dụng cho mục đích lắng nghe mạng xã hội này.

Lắng nghe người dùng trên phương tiện truyền thông xã hội được dùng trong việc đánh giá tiếp thị nội dung để theo dõi những cuộc trò chuyện xảy ra xung quanh nội dung được quảng bá (xem Chương 9). Nó còn là một công cụ hữu ích để xác định khách hàng tiềm năng và hiểu được đối tượng có nhu cầu (với sản phẩm/dịch vụ) trong lĩnh vực bán hàng qua phương tiện truyền thông xã hội. Lắng nghe truyền thông xã hội cũng thường được sử dụng trong hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng trên truyền thông xã hội để phát hiện trong các thảo luận có xuất hiện những lời than phiền hoặc ý kiến tiêu cực có khả năng dẫn tới khủng hoảng thương hiệu. Khi người làm tiếp thị theo dõi các cuộc thảo luận xã hội xung quanh thương hiệu của mình và của đối thủ, lắng nghe xã hội có thể trở thành công cụ hữu hiệu cho việc thu thập thông tin tình báo để cạnh tranh.

Ngoài những ứng dụng trên, lắng nghe mạng xã hội còn rất hữu ích cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Trong các phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống (như phỏng vấn trực tiếp, khảo sát qua điện thoại và khảo sát trực tuyến), khách hàng không phải lúc nào cũng chia sẻ thật sự những gì họ nghĩ và hành động với người làm tiếp thị. Thực tế, không phải lúc nào họ cũng có thể bày tỏ hết những gì họ thực sự suy nghĩ và hành động, kể cả khi họ muốn như vậy. Thêm vào đó, phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống theo nhóm (ví dụ: các nhóm trọng điểm – focus group) thường không thể nắm bắt được các động lực xã hội của khách hàng vốn thường diễn ra một cách tự nhiên trong các cộng đồng thật sự của họ. Ở những điểm này, phương pháp lắng nghe mạng xã hội nổi trội hơn hẳn. Khách hàng thường thoải mái và cởi mở hơn khi chia sẻ với các khách hàng khác về những gì họ nghĩ và hành động. Các cuộc thảo luận tự nhiên trong môi trường riêng của khách hàng giúp họ có thể chia sẻ hết những lo lắng và ao ước tiềm ẩn của mình. Phương pháp lắng nghe mạng xã hội thật sự nắm bắt được động lực xã hội của các cộng đồng.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Nhân học Internet

Được phát triển bởi Robert Kozinets, nhân học Internet là một phương pháp phỏng theo sự áp dụng nhân học để tìm hiểu hành vi con người trong các “bộ tộc trên mạng” hoặc các cộng đồng trực tuyến. Tương tự với nhân học, nhân học Internet nhắm đến việc nghiên cứu con người thông qua việc xâm nhập vào các cộng đồng tự nhiên của họ một cách kín đáo. Sự khác biệt chủ chốt giữa nhân học Internet với lắng nghe mạng xã hội là nhân học Internet đòi hỏi những người nghiên cứu phải gắn kết sâu trong các cộng đồng trực tuyến như những thành viên tích cực. Những người nghiên cứu nhân học Internet tham gia vào các cộng đồng, hòa mình vào các mối quan hệ trong đó, tham gia vào các cuộc thảo luận và xây dựng sự đồng cảm với những thành viên xung quanh. Vì vậy, bản thân nhân. học Internet là một hình thức quan hệ người – với-người trong quá trình nghiên cứu thị trường.

Trong nhiều trường hợp, nhân học Internet trở thành bước tiếp theo chuyên sâu hơn của hoạt động lắng nghe mạng xã hội. Lắng nghe mạng xã hội có thể giúp các nhà nghiên cứu nhân học Internet xác định những cộng đồng mà họ nên xâm nhập một cách hiệu quả. Các cộng đồng trực tuyến có nhiều nguồn thông tin phong phú thường là những cộng đồng tự quản bởi khách hàng hơn là thuộc về doanh nghiệp nào đó. Chúng bao trùm nhiều chủ đã rất cụ thể với một lưu lượng truy cập và số lượng thành viên hoạt động đáng kế. Trong đa số trường hợp, những người nghiên cứu nhân học Internet cần thiết phải khai báo mục đích của việc nghiên cứu và xin phép các thành viên trong cộng đồng.

Trong khi lắng nghe mạng xã hội hầu như chỉ sử dụng phần mềm theo dõi mạng xã hội đế tự động tạo ra các hình ảnh hóa dữ liệu, phương pháp nhân học Internet vẫn yêu cầu người nghiên cứu phải tổng hợp những thông tin sâu hơn. Phương pháp nhân học Internet đòi hỏi người nghiên cứu phản ánh những gì họ quan sát được cũng như những gì mà họ cảm thấy khi trở thành thành viên của các cộng đồng. Vì vậy, nhân học Internet đòi hỏi mức độ đồng cảm cao và một tổ hợp những kỹ năng cụ thể mà không phải mọi nhà nghiên cứu đều có.

Nghiên cứu xâm nhập

Là tiền đề của phương pháp thiết kế lấy con người làm trung tâm (Human-Centered Design – HCD), nghiên cứu xâm nhập là một phương pháp – được phổ biến rộng rãi bởi những công ty thiết kế như IDEO và Frog – kết hợp giữa quan điểm về con người và sự thấu hiểu con người trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này thường bao gồm quan sát có sự tham gia và hòa mình vào môi trường của các cộng đồng khách hàng với mục tiêu khám phá ra những nhu cầu tiềm ẩn của họ. Không giống lắng nghe mạng xã hội và nhân học Internet, nghiên cứu xâm nhập đòi hỏi sự quan sát, đối thoại, động não và hợp tác trực tiếp giữa người nghiên cứu với những thành viên cộng đồng để tổng hợp ra những hiểu biết phù hợp nhất. Vì vậy, nghiên cứu xâm nhập là phương pháp gần nhất với nhân học – dân tộc học truyền thống.

Để đảm bảo có được quan điểm toàn diện và giàu tính nhân văn, quá trình nghiên cứu thường có sự tham gia của một đội ngũ đa ngành bao gồm các nhà tâm lý học, nhân học, thiết kế sản phẩm, kỹ sư và người làm tiếp thị. Các thành viên trong đội thường ra ngoài và hòa mình vào các cộng đồng khách hàng để quan sát những thất vọng cũng như những hành vi ngạc nhiên của họ. Do có chuyên môn khác nhau nên mỗi thành viên thường sẽ đưa ra các kết quả nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, các thành viên này cần phải ngồi lại và tổng hợp các phát hiện của mình thông qua các buổi động não. Các hiểu biết mới về người tiêu dùng được khám phá bằng cách này thường dẫn đến việc phát triển sản phẩm mới, trải nghiệm khách hàng mới hoặc chiến dịch thương hiệu mới làm cho khách hàng ngạc nhiên một cách thích thú.

Society of Grownups là một ví dụ. Một nghiên cứu xâm nhập được tiến hành bởi MassMutual và IDEO khám phá ra lo lắng và ao ước tiềm ẩn của thế hệ Y là hiểu biết về tài chính. Sau đó, MassMutual và IDEO đã phát triển ra Society of Grownups để cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt dành riêng cho thế hệ này. Doanh nghiệp nây tổ chức các lớp học và những buổi tư vấn tài chính trực tiếp trong một không gian đẹp, thoải mái giống như trong quán cà phê. Họ cũng cung cấp những công cụ số cho thế hệ Y để lập kế hoạch tài chính. Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp này là làm cho việc lên kế hoạch tài chính trở thành một phần không thể tách rời trong lối sống xã hội và lối sống công nghệ số của thế hệ Y.

1 Thế hệ Y, còn gọi là thế hệ Thiên niên kỷ, chỉ những người sinh ra từ năm 1980 đến năm 2000.(ND)

cac-chien-thuat-tiep-thi-ap-dung-trong-nen-kinh-te-so2

Hiểu về con người bằng cách nhân học số và nhân học internet.

Xây dựng sáu đặc tính của thương hiệu lấy con người làm trung tâm

Hiểu được khía cạnh con người của khách hàng thông qua những phân tích nhân học công nghệ số là bước đầu quan trọng của tiếp thị lấy con người làm trung tâm. Quan trọng không kém là công khai khía cạnh con người của thương hiệu để có thể thu hút khách hàng.

Theo tác giả Stephen Sampson trong cuốn sách Leaders without Titles của mình, những nhà lãnh đạo theo hàng ngang có sáu đặc tính con người giúp thu hút người khác đến với mình, cho dù họ không hề có quyền lực gì đối những người khác, bao gồm: thể chất, trí tuệ, hòa đồng, cảm xúc, nhân cách và đạo đức. Sáu đặc tính này cấu thành một con người hoàn chỉnh, một hình mẫu điển hình. Khi thương hiệu muốn ảnh hưởng đến khách hàng như những người bạn mà không lấn át họ, những thương hiệu này phải sở hữu sáu đặc tính con người nêu trên.

Thể chất

Một con người được xem là hấp dẫn về mặt thể chất thường có ảnh hưởng lớn đến người khác. Do đó, thương hiệu nhắm đến việc tạo ảnh hưởng đến khách hàng của mình nên có những điểm thu hút về thể chất để trở nên độc đáo, dù không hoàn hảo.

Đối với thương hiệu, sự hấp dẫn về thể chất có thể đến từ hệ thống nhận diện thương hiệu như logo được thiết kế đẹp và những câu khẩu hiệu sáng tạo. Hãy xem trường hợp của Google và MTV, hai đơn vị này có hệ thống logo linh hoạt, có thể thay đổi thay vì cố định, tùy thuộc vào tình huống. Google liên tục thay đổi logo để chào mừng những sự kiện hoặc cá nhân đặc biệt và gọi đó là Google Doodle.

Sự hấp dẫn về thể chất cũng có thể đến từ thiết kế sản phẩm hấp dẫn hoặc thiết kế trải nghiệm khách hàng chặt chẽ. Hãy xem Apple như một ví dụ. Apple nổi tiếng không chỉ trong thiết kế sản phẩm kỹ thuật mà còn trong thiết kế giao diện người dùng. Giao diện người dùng của Apple thường được xem là vô cùng đơn giản và rất thân thiện kể cả với những người dùng không sành sỏi. Các cửa hàng Apple (Apple Store) cũng được xem là mỘt trong những thiết kế tốt nhất trong ngành bán lẻ.

Trí tuệ

Trí tuệ là khả năng của con người đế có hiểu biết, để suy nghĩ và để tạo ra ý tưởng. Trí tuệ có liên hệ mật thiết tới khả năng suy nghĩ vượt qua những điều hiểu nhiên và khả năng đổi mới. Những thương hiệu có trí tuệ cao thường sáng tạo và có khả năng tung ra những sản phẩm và dịch vụ mà trước đây doanh nghiệp khác và khách hàng chưa nghĩ tới. Thương hiệu, từ đó, thả hiện khả năng giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề của khách hàng.

Khi công ty Tesla lấy tên của một nhà phát minh nổi tiếng, Nikola Tesla, để đặt cho mình, thương hiệu này đã hứa sẽ tiếp tục sáng tạo như cái tên của nó. Thương hiệu này đã không gây thất vọng khi đang ở vị trí tiên phong trong những phát minh chủ đạo trên thế giới như xe điện, phân tích dữ liệu ô tô và công nghệ tự lái. Trí tuệ của Tesla tạo nên sự lôi cuốn thương hiệu mạnh mẽ, mặc dù không hề có quảng cáo.

Những sáng kiến đột phá lớn như Uber và Airbnb cũng thế hiện trí tuệ của các doanh nghiệp này khi đưa ra giải pháp kết nối khách hàng với người cung cấp dịch vụ. La những doanh nghiệp đi đầu trong nền kinh tế chia sẻ, Uber và Airbnb được khách hàng xem là những thương hiệu thông minh.

Hòa đồng

Một người có khả năng hòa đồng cao sẽ rất tự tin trong việc hòa nhập với người khác, thể hiện những kỹ năng giao tiếp qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ tốt. Tương tự, thương hiệu với sự hòa đồng cao không ngại Có những cuộc trò chuyện với khách hàng của mình. Họ lắng nghe khách hàng cũng như những cuộc trò chuyện giữa các khách hàng. Họ trả lời những thắc mắc và giải quyết những phàn nàn một cách có trách nhiệm. Những thương hiệu này còn thường xuyên gắn kết khách hàng thông qua nhiều phương tiện truyền thông. Họ chia sẻ những nội dung thú vị trên mạng xã hội để thu hút khách hàng của mình.

Chẳng hạn, Denny’s Diner – nhà hàng ẩm thực truyền thống kiểu Mỹ – xây dựng tính cách hòa đồng trên mạng xã hội là thân thiện, vui vẻ và dễ thương. Thương hiệu này thường đăng tải những lời bình hóm hỉnh và truyện cười trên Twitter làm mọi người “thích” (like) và “đăng tải lại” (retweet), khiến thương hiệu trở nên người hơn. Denny’s Diner ứng xử như một người bạn mà ai cũng có thể liên hệ đến, từ đó nhận được rất nhiều lời truyền miệng. Zappos cũng được biết đến như một thương hiệu rất hòa đồng. Khách hàng có thể trò chuyện với các điện thoại viên tại trung tâm cuộc gọi của Zappos hàng giờ liền để thảo luận về giày dép và các vấn đề khác như những người bạn. Trên thực tế, Zappos giữ kỷ lục cuộc gọi chăm sóc khách hàng lâu nhất với 10 giờ và 43 phút.

Cảm xúc

Những người có thể kết nối cảm xúc với người khác để thúc đẩy hành động của họ là những người gây ảnh hưởng đẩy quyền lực. Những thương hiệu khơi gợi cảm xúc có thể thúc đẩy những hành động có lợi từ phía khách hàng. Họ kết nối với khách hàng trên cấp độ tình cảm với những thông điệp truyền cảm hứng. Đôi khi, những thương hiệu này còn kết nối với khách hàng bằng cách thể hiện khía cạnh hài hước của họ.

Dove là một thương hiệu có cảm xúc mạnh mẽ. Là một thương hiệu được nhân cách hóa, Dove giải quyết vấn đề về lòng tự trọng ở người phụ nữ bằng cách khuyến khích họ yêu bản thân và trân trọng vẻ đẹp thật sự của mình. Với một chiến dịch lớn kéo dài qua hơn một thân ki, Dove đã thành công trong việc kết nối cảm xúc với phụ nữ trên toàn thế giới.

Doritos mang đến một ví dụ khác với quảng cáo Superbowl 50 “Ultrasound”, kế về một người phụ nữ mang thai đang được siêu âm trong khi chồng của cô đang ăn một gói bánh Doritos. Mẩu quảng cáo kết thúc với hình ảnh đứa bé tự bắn mình ra khỏi bụng để lấy miếng bánh Doritos. Mẫu quảng cáo này sau đó nhận được nhiều ý kiến trái chiều; một số người cảm thấy nó khá hài hước trong khi những người khác lại xem nó là ghê tởm. Hơn thế nữa, công nghệ theo dõi khuôn mặt cho biết mẫu quảng cáo này có sự thu hút về mặt cảm xúc nhất, mặc dù những cảm xúc được gợi lên khá lân lộn.

Nhân cách

Những người có nhân cách cao đẹp thường tự nhận thức về bản thân tốt; họ ý thức được những điều họ làm tốt đồng thời thừa nhận những điều họ chưa biết. Họ thể hiện sự tự tin và động lực để cải thiện bản thân mình. Tương tự, những thương hiệu có nhân cách cao đẹp biết chính xác những gì họ đại diện – lý do tồn tại của thương hiệu mình. Nhưng những thương hiệu này cũng không ngần ngại thể hiện những khiếm khuyết và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những hành động của mình.

Ví dụ như Patagonia, công ty thời trang của Mỹ này ủng hộ sự bền vững về xã hội và môi trường. Nó đặt mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động kinh doanh của mình đến xã hội và môi trường. Với ý tưởng Footprint Chronicles của mình, Patagonia cho phép khách hàng tìm lại xuất xứ của bất kỳ sản phẩm nào mà họ mua và xem ảnh hưởng về mặt xã hội và môi trường tạo ra bởi sản phẩm đó. Patagonia có đủ sự trung thực và tự tin để cho thấy quá trình kinh doanh của mình không hoàn hảo và trên thực tế vẫn gây hại đến môi trường. Nhưng công ty này cũng có quyết tâm cải thiện qua thời gian.

Domino’s là một ví dụ khác. Doanh nghiệp bánh pizza này đã có một động thái dũng cảm vào năm 2010 khi thừa nhận bánh pizza của mình không hấp dẫn. Trong một quảng cáo, Domino’s công khai chia sẻ những phải hồi của khách hàng về sản phẩm pizza của họ. Để hồi đáp, doanh nghiệp này đã chế biến lại bánh pizza và tặng cho những người chê sản phẩm. Domino’s đã tự tin chịu trách nhiệm cho những yếu kém của mình và điều này khiến thương hiệu trở nên con người hơn rất nhiều.

Đạo đức

Đạo đức có nghĩa là tử tế và chính trực cao độ. Một người có phẩm chất đạo đức tích cực có khả năng phân biệt được điều phải điều trái. Quan trọng nhất, họ dũng cảm làm điều đúng đắn. Tương tự, thương hiệu có đạo đức tốt được thúc đẩy bởi những giá trị. Thương hiệu này đảm bảo rằng sự cân nhắc đúng đắn về mặt đạo đức trở. thành một phần chính yếu trong tất cả quyết định kinh doanh. Trên thực tế, một số thương hiệu áp dụng mô hình kinh doanh có đạo đức như điểm khác biệt cốt lõi của mình. Những thương hiệu này vẫn giữ đúng lời hứa kể cả khi khách hàng không theo dõi.

Chẳng hạn như Unilever, công bố kế hoạch Unilever Sustainable Living Plan vào năm 2010, với mục tiêu tăng gấp đôi quy mô kinh doanh trong khi giảm một nửa ảnh hưởng của nó đến môi trường vào năm 2020. Nó cũng đặt mục tiêu gia tăng sức khỏe và hạnh phúc của hơn 1 tỷ người và tăng cường sinh kế của hàng triệu người trong quá trình này. Kim chỉ nam về đạo đức trong toàn tập đoàn đã được biến thành các sáng kiến cấp nhãn hiệu trong một chiến dịch nhằm tạo nên nhiều nhãn hiệu nhân văn trong công ty. Những ví dụ bao gồm nỗ lực của Knorr để chống lại suy dinh dưỡng ở Nigeria, nó lực của Wall’s để tạo nên những doanh nghiệp vi mô ở Ấn Độ hay chiến dịch tiết kiệm nước ở Brazil của Omo.

cac-chien-thuat-tiep-thi-ap-dung-trong-nen-kinh-te-so3

Nền kinh tế số giúp doanh nghiệp dễ dàng lắng nghe khách hàng trên nền tảng internet.

Khi thương hiệu trở thành con người và áp dụng tiếp thị trong nền kinh tế số

Ngày càng nhiều thương hiệu tiếp nhận những đức tính của con người để thu hút khách hàng trong thời đại lấy con người làm trung tâm. Để làm được điều này, chúng ta cần giải mã những lo lắng và ao ước tiềm ẩn của khách hàng thông qua lắng nghe mạng xã hội, nhân học Internet và và nghiên cứu xâm nhập. Để giải quyết một cách triệt để những lo lắng và ao ước này, người làm tiếp thị nên xây dựng khía cạnh con người cho thương hiệu của mình. Thương hiệu nên thu hút ở dáng vẻ bề ngoài, thuyết phục về mặt trí tuệ, gắn kết một cách rộng rãi và hấp dẫn về mặt cảm xúc đồng thời cũng thể hiện nhân cách và đạo đức mạnh mẽ.

Câu hỏi dành cho doanh nghiệp của bạn

  • Những lo lắng và ao ước tiềm ẩn của khách hàng bạn là gì?
  • Thương hiệu của bạn có sở hữu tính cách nào của con người? Bạn có thể làm gì để làm nó trở nên “con người” hơn?

Theo MARKETING 4.0 (Philip Kotler)

Làm sao để áp dụng Tiếp Thị 4.0 giúp doanh nghiệp bạn Bán Được Hàng và Có Lợi Nhuận?

Để thực hiện kế hoạch SEO & Content Marketing giúp BÁN HÀNG hiệu quả, doanh nghiệp hãy liên hệ chuyên viên tư vấn Content Marketing của ONESE để hỗ trợ thông tin và triển khai các chiến dịch tiếp thị nội dung hiệu quả nhất.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn