Bộ kỹ năng mới marketer cần cập nhật để phù hợp với bối cảnh kinh doanh ngày nay
15/07/2020 15:42 | Comments
Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp thì càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đầy đủ các vị trí có chuyên môn tương ứng để phát triển. Điều này khiến cho chi phí nhân sự tại các công ty tăng cao khiến doanh nghiệp không phát triển đúng như mong đợi. Với các công ty lớn họ khả dĩ có thể tuyển người theo kiểu này. Nhưng với các công ty SME thì chắc chắn họ phải tìm một hướng đi khác. Hướng đi đó là việc tuyển các marketer đa năng với nhiều kỹ năng thực dung cao, có thể đảm nhận cùng lúc nhiều công việc. Marketer muốn làm được điều này thì bắt buộc phải update những bộ kỹ năng mới.
Nội Dung Chính
Trước đây, bộ kỹ năng căn bản mà 1 marketer cần phải có, bao gồm các kỹ năng
– Thiết kế định vị sản phẩm & thương hiệu ở các phân khúc nhu cầu phù hợp với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
– Thiết kế danh mục đa sản phẩm Product Portfolio để phù hợp với nhu cầu đa dạng của các tập khách hàng.
– Thiết kế Product Concept cho sản phẩm mới.
– Thiết kế Concept của bao bì, xuất phát từ Product Concept (trong lĩnh vực hàng tiêu dùng).
– Thiết kế câu chuyện truyền thông Communication Concept (câu chữ & hình ảnh).
– Lập kế hoạch Brand Plan, các loại Planning khác & thực thi chuẩn xác ra ngoài thị trường.
– Đánh giá kế hoạch media & đề xuất sáng tạo từ agency quảng cáo.
Các kỹ năng mới cần thiết, cần được marketer upgrade để trở nên đa năng hơn, phù hợp hơn với bối cảnh kinh doanh ngày nay với tư duy của 1 người khởi nghiệp Entrepreneur. Bộ kỹ năng mới này bao gồm
– Thiết kế phương pháp nghiên cứu thị trường, guideline phỏng vấn, bảng câu hỏi để trả lời các câu hỏi lớn của doanh nghiệp, tư duy về các loại data cần thiết & phương pháp tìm. Năng lực phân tích & tổng hợp dữ kiện để thiết kế ra các loại phân khúc thị trường (Segmentation) để đưa ra quyết định chiến lược lớn như tung ra sản phẩm mới, 1 brand mới để nắm bắt tập khách hàng tiềm năng.
Kỹ năng này được yêu cầu dựa trên bối cảnh, chủ doanh nghiệp không muốn chi tiền tốn kém cho nghiên cứu thị trường nhưng vẫn đòi hỏi có dữ liệu để ra quyết định chiến lược.
– Am hiểu tài chính (Finance): trang bị thêm góc nhìn tài chính quản trị – hiểu chi phí & lợi nhuận trong toàn bộ quy trình vận hành tạo ra giá trị của sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng. Tư duy về tài chính giúp tương tác hiệu quả hơn với bộ phận tài chính về việc chiến lược định giá, cải thiện lợi nhuận biên Gross Profit, lập ngân sách marketing hàng năm, tính toán Return on Investment cho các chiến dịch & mô phỏng Business Case hòa vốn cho 1 sản phẩm mới với mức định giá chiến lược cùng với 1 ngân sách quảng bá nhất định.
Kỹ năng này được yêu cầu dựa trên bối cảnh marketer ngày càng bị áp lực bởi Commercial KPI: các khoản tiền doanh nghiệp thu vào so với các khoản tiền marketing chi; và sử dụng các công cụ của marketing để cải thiện các chỉ số lợi nhuận.
– Thiết kế chuỗi giá trị mới cho doanh nghiệp: tư duy cải thiện năng lực cạnh tranh của thương hiệu bằng cách phá vỡ quy chuẩn hiện tại của thị trường, tái định nghĩa chuỗi giá trị thị trường để giúp doanh nghiệp trở nên unique. Kết quả là sự sáng tạo về những giá trị mới mà tiền lệ trong quá khứ chưa bao giờ có, hay cả 1 mô hình kinh doanh rất mới, hay đơn thuần là ở cấp độ 1 sản phẩm mới rất đột phá, hoặc tạo ra trải nghiệm dịch vụ xuất sắc.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Kỹ năng này được yêu cầu dựa trên bối cảnh kinh doanh trở nên chững lại, và bắt đầu đi vào lối mòn, cạnh tranh trên những giá trị cũ của thị trường hiện tại, cần phải có sự đột phá về giá trị mới thì mới giải quyết được bài toán tăng trưởng.
– Am hiểu sâu hơn về Digital Marketing: kỹ năng này dc đòi hỏi ngày càng cao, trong bối cảnh kênh Digital bị phân mảnh rất khủng khiếp, việc chi ngân sách cho tất cả mọi Digital Platform sẽ trở nên thiếu khôn ngoan, vì mỗi thứ 1 chút thì giống muối bỏ bể. Hoặc cũng tệ ko kém, là xu hướng rập khuôn máy móc cách làm Digital Marketing từ 1 thị trường khác mà Marketer đó có trải nghiệm quá khứ mà ko hiểu về bản chất. Ví dụ, áp dụng máy móc cách làm Digital Marketing từ hàng tiêu dùng nhanh sang lĩnh vực bất động sản, thị trường giáo dục tiếng Anh, hay là thời trang.
Vì thế, Marketer ngày càng được chủ doanh nghiệp kỳ vọng là phải am hiểu về đa dạng các loại hình Digital Marketing để đảm bảo hiệu quả chạy ra doanh số bán mà vẫn đảm bảo yếu tố quảng bá Branding. Ngoài ra, phải am hiểu các công cụ tech hỗ trợ trong thị trường đó như là app, website chính, website vệ tinh, các Landing Page, các thủ thuật SEO để tập trung nguồn lực & ngân sách 1 cách hiệu quả, tránh rớt vào bẫy cái gì cũng muốn làm, vừa lãng phí vừa kém hiệu quả.
– Thiết kế trải nghiệm thương hiệu: tạo ra những trải nghiệm thương hiệu xuất sắc, kích hoạt cảm xúc của shopper & cuối cùng là để chiêu dụ hành vi mua tại các show room, cửa hàng dạng chuỗi như thị trường thời trang, giày dép, cafe quán, showroom xe hơi, phòng tập gym, spa, mỹ phẩm, v.v…ngoài ra còn có tên gọi khác là Visual Merchandizing (VM).
Kỹ năng này được đòi hỏi trong bối cảnh chủ doanh nghiệp ý thức rõ là hành vi mua hàng được quyết định phần lớn tại điểm bán, nên marketer được kỳ vọng phải có năng lực thiết kế những trải nghiệm đặc biệt tại các cửa hàng với các điểm chạm hợp lý, kết nối nhau dưới cùng 1 concept decor trong cửa hàng.
– Am hiểu cả Sales & Trade Marketing: tức là có tư duy rất mạnh về kênh phân phối, các loại hình kênh phân phối, điểm bán & hành vi của shopper ở từng loại kênh khác nhau. Hiểu tính chất, đặc thù & mức cạnh tranh khi thâm nhập hàng hóa ở từng loại kênh, cũng như hiểu các loại tâm lý & hành vi mua của các tập shopper tương ứng.
Doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi bắt buộc Marketer hiểu cả kỹ năng Sales & Trade Marketing để có góc nhìn toàn diện khi xây dựng 1 bản kế hoạch Brand Plan dẫn dắt để kết nối cả 3 bộ phận chiến lược để giúp doanh nghiệp đạt doanh số.
Ngoài ra, hiểu cả Brand Trade & Sales còn giúp đánh giá mức độ hiệu quả 1 hoạt động lớn, hay 1 chiến dịch, hay khám nghiệm thương hiệu Brand Audit 1 cách toàn diện hơn, vì lúc đó bạn đã hiểu được, để có được hành vi mua hàng thực sự từ shopper, thì truyền thông, hay bao bì sản phẩm của Marketing ko phải là công cụ duy nhất, mà còn nhiều công cụ khác của phòng Sales, Trade marketing, Customer Service như các chủng loại SKU hiện diện tại điểm bán, cách phục vụ của nhân viên tại show room, chương trình khuyến mại tại cửa hàng, dịch vụ hậu mãi v.v…
Nguồn BrandsVietNam
Bài viết liên quan
- Ưu và nhược điểm của chiến lược Micro Influencer trong marketing
- Doanh nghiệp nên lựa chọn affiliate marketing hay referral marketing?
- Cách phân tích và học từ đối thủ cạnh tranh trong hoạt động digital marketing
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn