Bật mí cách viết thẻ meta description chuẩn SEO
27/06/2020 10:45 | Comments
SEO Onpage chính là việc tối ưu bên trong website, trên từng trang con, được lặp đi nhiều lần mỗi khi đăng một bài viết mới. Việc này nhằm mục đích chính là để đưa website này đứng ở vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Có rất nhiều bước để tối ưu SEO Onpage và một trong số đó là tối ưu thẻ meta description. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết thẻ meta description chuẩn SEO.
Nội Dung Chính
- 1 Meta Description là gì?
- 2 Cách viết thẻ meta description chuẩn SEO
- 2.1 1. Độ dài tối ưu đối với công cụ tìm kiếm
- 2.2 2. Từ khóa phải nằm trong thẻ mô tả
- 2.3 3. Không sử dụng kí tự đặc biệt trong thẻ meta description
- 2.4 5. Viết bằng giọng văn tích cực, thu hút
- 2.5 6. Làm nổi bật lên bản sắc thương hiệu
- 2.6 7. Gắn CTA – lời kêu gọi hành động
- 2.7 8. Hiển thị thông số kỹ thuật
- 2.8 9. Không sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ meta
- 3 Kết luận
Meta Description là gì?
Meta description là một thẻ trong html nhằm thông tin ngắn gọn trong kết quả tìm kiếm để tóm tắt nội dung tổng quát của website. Meta description giúp người dùng lẫn công cụ tìm kiếm nắm tổng quát về nội dung mà họ sắp truy cập. Tối ưu tốt meta description giúp tăng tỉ lệ người dùng click vào bài viết.
Cách viết thẻ meta description chuẩn SEO
Thẻ mô tả có vai trò tóm tắt nội dung trang hay bài viết cần SEO. Nó cần phải hấp dẫn và tóm tắt đủ thông tin bài viết đến với người tìm kiếm. Để viết thẻ mô tả tốt, các bạn cần phải biết những điều sau:
1. Độ dài tối ưu đối với công cụ tìm kiếm
Google đã đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể về độ dài dành cho thẻ mô tả đó là 140-160 kí tự. Nếu như bạn viết thẻ mô tả dài hơn thì phần kí tự phía sau không được hiển thị mà chuyển thành dấu “…”. Điều đó sẽ khiến cho thẻ mô tả không hiển thị được đầy đủ thông tin. Đẫn đến việc không truyền đạt được hết nội dung đến với người đọc.
Viết thẻ metadescription quá ngắn hay quá dài đều thì không tốt cho SEO. Tốt nhất bạn nên tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn của Google để được đánh giá cao và cung cấp đủ thông tin đến bạn đọc.
2. Từ khóa phải nằm trong thẻ mô tả
Cũng giống như việc bạn tối ưu thẻ tiêu đề thì thẻ meta description cũng cần tối ưu để chuẩn SEO. Vì vậy trong mô tả phải chứa từ khóa thì Google mới biết được trang web nói đến nội dung gì. Khi người dùng tìm kiếm theo từ khóa thì nó sẽ được in đậm trong thẻ mô tả trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Đó chính là một yếu tố giúp người đọc biết được bài viết có đang đề cập đến nội dung mà họ muốn tìm kiếm hay không?
Thẻ mô tả không những phải chứa từ khóa mà còn cần phải làm tốt nhiệm vụ quảng cáo, thu hút với người dùng. Bởi khi người dùng tìm kiếm một chủ đề nào đó, sẽ có rất nhiều kết quả khác nhau trả về để họ lựa chọn. Khi bạn nằm trong trang một sẽ có cơ hội được người dùng nhấn đọc nhiều hơn. Nhưng trang website trở nên khác biệt so với phần còn lại thì bạn cần phải viết thẻ metadescription hấp dẫn, chuẩn SEO.
Ví dụ: Nếu bạn tìm kiếm từ khóa “dịch vụ SEO” trên Google thì mình tối ưu thẻ meta Description.
3. Không sử dụng kí tự đặc biệt trong thẻ meta description
Google sẽ cắt những đoạn nội dung có chứa ký tự đặc biệt trong thẻ mô tả. Chính vì vậy mà bạn cần lưu ý không cho các ký tự không thuộc bảng chữ cái và chữ số vào trong thẻ mô tả của bài.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Dù thẻ meta description không hiển thị trong nội dung của bài viết nhưng sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Đó cũng là nội dung đầu tiên mà người đọc sẽ tiếp cận ngay sau tiêu đề. Vì thế, người viết content cần hiểu được tầm quan trọng của thẻ mô tả để tối ưu nó. Bạn cũng không nên nhồi nhét từ khóa vào trong thẻ mà hãy chèn một cách tự nhiên và đúng nhu cầu của người đọc.
Thẻ tiêu đề và mô tả sẽ quyết định đến 20% thành công việc SEO của bạn. Bên cạnh viết thẻ metadescription hấp dẫn thì cũng cần cung cấp nội dung chất lượng để mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt nhất.
4. Tạo thẻ meta description unique
Mỗi thẻ meta description của từng trang, từng bài viết trên website phải có sự khác biệt để hiện được nội dung của trang đó. Thẻ mô tả của bạn đang hướng đến người dùng chứ không phải công cụ tìm kiếm.
5. Viết bằng giọng văn tích cực, thu hút
Meta Description giúp thu hút khách hàng thì bạn nên biến chúng thành lời mời thân thiện, súc tích và dễ hiểu nhất có thể. Đồng thời từ ngữ trong thẻ meta cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng và có tính thuyết phục cao.
6. Làm nổi bật lên bản sắc thương hiệu
Đây là hình thức marketing tối ưu để khẳng định lại một đặc tính riêng biệt hoặc lời cam kết thương hiệu bạn muốn xây dựng. Đặc biệt là thẻ meta cho các trang hompage.
Chỉ qua câu giới thiệu ngắn gọn, một lần nữa PNJ dễ dàng tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng.
7. Gắn CTA – lời kêu gọi hành động
Những lời mời như: “Xem thêm, Nhận ngay, Dùng thử miễn phí,…” vào đoạn mô tả sẽ thêm thu hút người dùng.
Kết hợp với giọng văn tích cực bạn sẽ tạo được điểm nhấn người dùng click chuột hơn.
8. Hiển thị thông số kỹ thuật
Nếu bạn đang bán một sản phẩm dành cho những người am hiểu công nghệ. Hãy tập trung và hiển thị thông số kỹ thuật ở trong phần này.
Chúng có thể là tên nhà sản xuất, module, giá cả sản phẩm,…
Những thông tin hiển thị này sẽ kích hoạt việc nhấp chuột nhiều hơn (tăng CTR).
Các thông tin này sẽ giúp bạn có đoạn meta description dài hơn thông thường, không chỉ giới hạn ở 140 – 160 kí tự.
9. Không sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ meta
Google sẽ cắt bỏ phần mô tả trong dấu ngoặc kép sử dụng trong HTML của một meta description khi nó xuất hiện trên SERP.
Để hạn chế điều này, bạn nên loại bỏ tất cả các kí tự không phải chữ và số ra khỏi đoạn meta này.
Nếu bạn bắt buộc phải chèn dấu ngoặc kép, hãy sử dụng HTML để thay thế.
10. Cân nhắc sử dụng rich snippets
Rich snippets hiện đang được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều website. Nó là đoạn thông tin hiển thị dưới dạng sao, hình ảnh, xếp hạng đánh giá,…
Nó sẽ giúp cho website nổi bật và giúp người dùng có những trải nghiệm thực tế. Nhìn thấy các đánh giá hay hình ảnh từ trang kết quả tìm kiếm sẽ kích thích người dùng click chuột vào website của bạn hơn.
Kết luận
Thẻ metadescription vừa phải đảm bảo độ dài, chứa từ khóa, thu hút là không dễ. Để viết được hay thường mất khá nhiều thời gian dài và tùy kinh nghiệm của mỗi người.
Nguồn Công ty SEO HapoDigital
Bài viết liên quan
- Bật mí 10 thủ thuật làm SEO website hiệu quả trên nền tảng WordPress
- 6 điều cơ bản bạn cần làm khi SEO để phát triển website
- Buyer Keyword là gì? Phương pháp SEO cho Buyer Keyword
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn