Bạn không nên tham gia cạnh tranh khi không có lợi thế cạnh tranh của riêng mình
05/08/2020 14:14 | Comments
Để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình những điểm riêng biệt và lợi thế cạnh tranh của riêng mình. Nếu không có lợi thế nào thì tốt nhất bạn không nên tham gia vào sự cạnh tranh trên thị trường.
Một thực tế thường thấy là lý do chính dẫn bạn đến khủng hoảng là do bạn rời khỏi con đường chính lúc đầu đang dẫn bạn tới thành công. Đôi lúc, việc hữu ích nhất bạn có thể làm là nhớ lại những gì bạn đã quên trong quá trình trưởng thành và phát triển công việc kinh doanh của mình.
Để đối mặt với những vấn đề, thất vọng hay thất bại khó tránh khỏi trong công việc hay kinh doanh, bạn phải liên tục đặt ra câu hỏi, “Bạn có lợi thế gì? Bạn có thể làm tốt hơn tất cả mọi người việc gì? Cho đến hiện tại, lý do chính khiến bạn thành công là gì?”
Nội Dung Chính
Thành công của bạn chỉ đến từ một vài thứ
Hãy nhớ rằng 80% kết quả bạn đạt được đến từ 20% những điều bạn làm. Nói cách khác, 80% lợi nhuận bạn có được đến từ 20% sản phẩm và dịch vụ của bạn; 80% năng suất của bạn đến từ 20% nhân viên; 80% thành công của bạn đến từ 20% những gì bạn làm, và tương tự như vậy. Bạn cần nhìn rõ lại xem 20% đó là gì mỗi khi đối mặt với thất bại bất ngờ trong kinh doanh.
Hãy bắt đầu từ lĩnh vực chuyên sâu của bạn. Bạn đang tập trung thời gian, sự quan tâm và nỗ lực vào nhóm khách hàng, thị trường hay dòng sản phẩm nào? Nếu bạn tham khảo ý kiến khách hàng về việc kinh doanh của bạn và lĩnh vực bạn đang tập trung, họ sẽ nói gì? Lý do chính cho những vấn đề bạn gặp phải trong kinh doanh thường đến từ việc bạn muốn phát triển, mở rộng sang lĩnh vực mà bạn không có thế mạnh.
Bạn khác biệt và lợi hại ra sao?
Sự khác biệt của bạn trong một lĩnh vực nào đó chính là chìa khóa để thành công trong kinh doanh. Liệu bạn có thể mang đến cho khách hàng thứ mà đối thủ của bạn không có? Doanh nghiệp của bạn có thể làm điều gì cho khách hàng để trở nên đặc biệt?
Nguyên tắc là: Nếu bạn không có lợi thế cạnh tranh thì đừng nên cạnh tranh.
Trách nhiệm lớn nhất của bạn là xác định và phát triển thế mạnh khác biệt, lợi thế cạnh tranh của mình, sau đó tập trung vào các nỗ lực marketing và bán hàng trong lĩnh vực đó. Điều gì chỉ bạn mới có thể làm được cho khách hàng mà không công ty khác nào có thể? Đâu là “ưu thế độc nhất” của bạn?
Mỗi công ty đều phải xuất sắc trong một lĩnh vực. Vậy lĩnh vực của công ty bạn là gì ? Đó là thứ mà bạn giỏi và là thứ quan trọng, có giá trị với khách hàng.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Mỗi cá nhân cũng đều có những điểm mạnh riêng. Vậy bạn có thể làm tốt hơn đồng nghiệp của mình điều gì? Phát triển và khai thác thế mạnh của bạn là chìa khóa để vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Đôi khi chỉ đơn thuần là chuyển sang thực hiện những gì bạn thực sự làm tốt cũng có thể giúp bạn xoay chuyển tình thế.
Bảo vệ giá trị cốt lõi của bạn
Áp dụng “chiến lược Tử Cấm Thành” trong doanh nghiệp của bạn. Hãy tưởng tượng rằng doanh nghiệp của bạn là một kinh thành bị bao vây. Bạn phải từng bước rút lui từ ngoại thành vào nội thành và cuối cùng là đại nội, nơi được bảo vệ nghiêm ngặt. Dưới đây là 8 điểm mấu chốt để tìm ra và bảo vệ giá trị cốt lõi của bạn.
Trách nhiệm lớn nhất của bạn là xác định và phát triển thế mạnh khác biệt, lợi thế cạnh tranh của mình.
1. Thành trì của bạn chính là sản phẩm và dịch vụ quan trọng nhất cho sự phát triển và lợi nhuận của bạn. Nếu sản lượng sụt giảm, bạn sẽ giữ lại những gì để tồn tại và tiếp tục thành công trên thị trường hiện tại.
2. Xác định người chủ chốt trong doanh nghiệp, tổ chức của bạn. Đâu là 20% nhân viên mang lại 80% kết quả kinh doanh của bạn? Đâu là ngân hàng, nhà phân phối, chủ nợ, khách hàng, v.v… giữ vai trò quan trọng cho sự thành công của bạn? Bạn sẽ lập tức làm gì để đảm bảo họ trung thành và hỗ trợ cho bạn?
3. Hoạt động marketing cốt lõi của bạn là gì? Bạn đã làm những gì để thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng? Bạn cần làm gì để tập trung nhiều thời gian và nguồn lực hơn vào những hoạt động đó?
4. Kênh bán hàng quan trọng nhất của bạn là gì? Đó là quy trình, con người, phương pháp để đạt được lượng hàng bán ra, doanh thu và dòng tiền lớn nhất và được kỳ vọng nhất. Đó là gì, và bạn cần làm gì để tối đa hóa kết quả có được từ đó?
5. Đâu là những tâm điểm tạo ra lợi nhuận cho bạn? Đâu là 20% hoạt động tạo ra 80% lợi nhuận? Bạn cần làm gì ngay để củng cố những hoạt động đó?
6. Nhóm khách hàng tiềm năng nhất của bạn là ai? Đó là những khách hàng quan trọng nhất mà bạn có, những người mua nhiều nhất, thanh toán đúng hạn nhất, và là nguồn thu lớn nhất của bạn. Bạn cần làm gì để đảm bảo họ luôn ở bên bạn trong thời kỳ khủng hoảng?
7. Suy nghĩ về kỹ năng, phẩm chất và tính cách của cá nhân bạn? Điều gì bạn có thể làm cả ngày mà có thể mang lại thành công và giúp doanh nghiệp của bạn tồn tại? Bạn sẽ sắp xếp lại thời gian như thế nào để dành nhiều thời gian trong ngày hơn để làm những việc mang lại nhiều đóng góp hơn cho doanh nghiệp của bạn?
8. Cuối cùng, bạn cần xác định vùng mục tiêu chính của doanh nghiệp bạn là gì? Mục tiêu cụ thể nào bạn cần đạt được hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng để bán được hàng và thu lợi nhuận? Thế mạnh của bạn là gì? Điểm yếu của bạn? Bạn cần làm gì để tăng cường điểm mạnh và củng cố điểm yếu trong vùng mục tiêu chính?
Nếu muốn vượt qua thời kỳ khủng hoảng, khả năng khoanh vùng mục tiêu chính và tập trung năng lượng cũng như nguồn lực vào nơi bạn có lợi thế cạnh tranh là điều thiết yếu.
Hãy hành động
1. Xác định sản phẩm, dịch vụ và hoạt động quan trọng mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn nhất và tập trung thời gian cũng như năng lượng của bạn vào đó.
2. Xác định khách hàng, thị trường, cách thức bán hàng và dành 80% thời gian lẫn tiền bạc để tối đa hóa kết quả từ đó.
Bài viết liên quan
- Cách phân tích và học từ đối thủ cạnh tranh trong hoạt động digital marketing
- Bật mí 4 công cụ miễn phí giúp phân tích đối thủ cạnh tranh các marketer nên biết
- Tạo lợi thế cạnh tranh từ việc phân tích đối thủ
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn
* Nguồn: Trí thức trẻ