Đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào để có thể tối ưu hóa lợi nhuận, gia tăng doanh thu. Chính vì vậy việc xây dựng chiến lược sản phẩm mới là một trong những điều quan trọng với tất cả các nhà kinh doanh.

1. Tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm mới

Để có thể tạo ra một sản phẩm mới và đưa ra thị trường thì phía nhà sản xuất phải cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường và tâm lý người tiêu dùng. Thông qua những phân tích đó giúp nhà sản xuất có thể xây dựng những tính năng cần thiết nhằm đáp ứng khách hàng.

Sau đó thì điều mà doanh nghiệp quan tâm tiếp theo sẽ cần có một chiến lược để đưa sản phẩm ra thị trường thành công. Theo các phân tích của chuyên gia thì quy trình phát triển của sản phẩm sẽ mang lại cho doanh nghiệp những giá trị nhất định khi có chiến lược cụ thể.

Tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm mới.

1.1 Nâng cao vị thế thương hiệu

Một sản phẩm khi đưa ra thị trường để có thể đáp ứng mong muốn và yêu cầu từ khách hàng thì khi tiếp thị chúng đến được với những khách hàng, uy tín của doanh nghiệp cũng nhờ đó mà nâng cao lên và mang lại giá trị về vị thế cũng như lợi nhuận trong tương lai.

1.2 Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng

Với một chiến lược marketing phù hợp cho sản phẩm mới sẽ giúp mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả nhất định, giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng, chọn đúng đối tượng mục tiêu mà mình cần hướng đến.

1.3 Gia tăng khả năng bán hàng

Khi đã tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình thông qua tiếp thị, truyền thông, thì doanh nghiệp sẽ gia tăng khả năng bán hàng của mình, từ đó giúp mang lại những lợi nhuận trong doanh thu.

2. Các chiến lược sản phẩm mới nổi bật

Khi xây dựng bất cứ chiến lược marketing nào thì nó đều đang được hướng đến và tập trung vào mục tiêu mà doanh nghiệp đã đưa ra. Dưới đây là một số chiến lược marketing phổ biến được ứng dụng khi ra mắt sản phẩm mới.

2.1 Chiến lược Marketing giá thấp

Để có thể cạnh tranh được với thị trường cùng lĩnh vực khi tung ra sản phẩm mới thì hầu hết các doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lược marketing giá thấp, vì với chiến lược này bạn mới có thể tranh giành được với “miếng bánh lớn” cùng phân khúc.

Tuy nhiên chiến lược này sẽ đạt hiệu quả cao đối với trường hợp sản phẩm của đối thủ cùng phân khúc chưa chiếm được lòng trung thành của khách hàng, vì khi đó với một sản phẩm mới mang tính năng tương tự khi tung ra thị trường sẽ có cơ hội chiếm ưu thế và chiếm lĩnh thị trường.

Nhưng doanh nghiệp cũng cần lưu ý khi ứng dụng chiến dịch marketing về giá. bởi khi triển khai chiến lược này thì đối thủ cạnh tranh cũng sẽ tìm cách để chiếm lại thị phần của mình bằng việc đưa ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá để kéo lại lượng khách hàng.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

2.2 Chiến lược Marketing tập trung vào giá trị của sản phẩm

Vì những rủi ro của chiến lược giá nên doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược tiếp thị tập trung đến những tính năng nổi bật của sản phẩm. Điều này sẽ khiến khách hàng hiểu được những giá trị mà sản phẩm mang đến cho họ.

Ví dụ: Khi doanh nghiệp triển khai những thiết kế bao bì đẹp mắt, ấn tượng và có hướng dẫn cách sử dụng chi tiết, dễ hiểu. Hay những chính sách mua hàng, bảo hành mang đến những lợi ích cho khách hàng.

Các chiến lược sản phẩm mới nổi bật.

2.3 Xây dựng các chương trình khuyến mãi 

Một trong những chiến lược giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh về giá cả so với đối thủ cùng lĩnh vực nhưng không cần giảm giá cho mặt hàng, đó chính là xây dựng những chương trình khuyến mãi đối với những khách hàng mua sản phẩm mới. Một vài chương trình ví dụ mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Chương trình “đổi cũ lấy mới” thường được áp dụng cho các sản phẩm như điện thoại, thiết bị điện máy.
  • Tặng phiếu, mã giảm giá cho lần mua tiếp theo.
  • Chương trình lắp ráp miễn phí tại nhà, chương trình bảo hành cho phép hoàn lại tiền.
  • Miễn phí các dịch vụ, sản phẩm đi kèm.

3. Các bước xây dựng chiến lược sản phẩm mới

Để có thể triển khai một chiến lược marketing cho sản phẩm mới giúp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, đạt hiệu quả tối ưu thì các bước để triển khai là rất cần thiết. Dưới đây là 5 bước xây dựng quy trình:

Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu

Bước đầu tiên cũng là một trong những bước quan trọng khi xây dựng chiến lược cho sản phẩm mới, đó chính là doanh nghiệp cần xác định được thị trường mục tiêu rõ ràng, cụ thể.

Phân khúc tiếp thị sản phẩm là vô cùng quan trọng bởi có thể sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của phân khúc khách hàng mà bạn nhắm đến. Chính vì vậy phân tích nhân khẩu học, sẽ xác định được hành vi, tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.

Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cùng lĩnh vực

Bằng cách phân tích SWOT (Strengths -Điểm mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội và Threats – Thách thức), doanh nghiệp sẽ xác định được mình đang ở đâu trên thị trường, mình cần làm gì, nắm bắt được đối thủ của mình đang làm gì.

Khi đã xác định được những điều đó, doanh nghiệp cần phân tích về đối thủ của mình từ nội dung, hình thức quảng cáo, nội dung cho đến chiến lược của họ, từ đó đưa ra đánh giá ưu và nhược điểm để xây dựng chiến lược sản phẩm riêng cho mình.

Các bước xây dựng chiến lược sản phẩm mới.

Bước 3: Đặt mục tiêu cho sản phẩm

Sau khi tiến hành tiếp thị sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần đưa ra mục tiêu về doanh thu và thị phần mình sẽ chiếm được trong khoảng thời gian tới là như thế nào. Đặt mục tiêu cũng cần lưu ý về tính khả thi, khả năng thực hiện và triển khai chiến lược cho sản phẩm mới một cách hiệu quả.

Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông

Sau khi đã lập được kế hoạch triển khai mục tiêu đề ra một cách cụ thể, tiếp theo thì doanh nghiệp cần chọn ra kênh truyền thông phù hợp cho sản phẩm của mình để đưa đến khách hàng tiềm năng.

Dựa vào phân tích khách hàng và thị trường, doanh nghiệp sẽ tìm ra được nhóm khách hàng mục tiêu của mình và tìm hiểu những mong muốn của họ, từ đó có thể lựa chọn được kênh tiếp thị phù hợp cho sản phẩm.

Bước 5: Thiết lập ngân sách Marketing

Đối với chiến lược marketing thì doanh nghiệp cần phải xây dựng ngân sách phù hợp để có thể tối ưu được tất cả chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao cho các chiến dịch được đề ra.

Bước 6: Triển khai chiến lược và theo dõi

Bước cuối cùng là triển khai chiến lược cho sản phẩm mới, doanh nghiệp cần đo lường được kết quả, hiệu quả mà chiến dịch mang lại theo từng giai đoạn, qua đó nắm bắt được những giá trị mà chiến dịch mang lại cho doanh nghiệp. Một vài công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để đo lường:

Thu thập ý kiến của khách hàng, đánh giá những mục tiêu KPI và so sánh với kết quả đạt được.

Đo lường hiệu quả đạt được thông qua chiến lược với bộ công cụ đo lường trên thị trường: Google Console, Google Analytics,… Nhưng nếu những công cụ đó không được tích hợp trên website để có thể đo lường được những con số chính xác thì nó chỉ là một đánh giá hời hợt.

Vậy làm thế nào để có thể đo lường được hiệu quả sau mỗi chiến lược marketing sản phẩm. Cũng như những chiến lược để mang chương trình marketing đến gần hơn với khách hàng của bạn.

Nguồn Gosell

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.