Digital Marketing và Internet/Online Marketing có những sự khác biệt gì?
14/05/2020 15:25 | Comments
Nội Dung Chính
Vậy Digital Marketing là gì?
Chúng ta đang nói về định nghĩa và tùy theo mỗi người sẽ có những định nghĩa và cách hiểu khác nhau về Digital Marketing là gì. Nhưng đối với tôi thì Digital Marketing được chia làm 2 phần rất riêng biệt và rõ ràng đó là Online Marketing (hay Internet Marketing) và Non-online Marketing
Online Marketing / Internet Marketing
Search Marketing (SEO & SEM): quảng cáo có trả phí trên các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo và Bing (SEM) và tối ưu hóa website để đạt thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm tự nhiên của các bộ máy tìm kiếm (SEO).
Mobile Marketing: quảng cáo thông qua các thiết bị di động trong đó có thể bao gồm việc tối ưu hóa ứng dụng để hiển thị tốt hơn trên chợ ứng dụng (app store optimization – ASO), quảng cáo push, display trong các ứng dụng để khuyến khích người dùng cài đặt.
Email Marketing: quảng cáo bằng hình thức gửi email tới các khách hàng có trong danh sách hoặc cơ sở dữ liệu và giới thiệu với họ về dịch vụ, sản phẩm hay cập nhật tin tức.
Content Marketing: phương pháp quảng cáo bằng cách tạo ra những nội dung trên tất cả các nền tảng mà có khả năng tạo tương tác tốt và thu hút người người dùng và qua đó gia tăng lượt truy cập hay khuyến khích việc tạo ra giá trị.
Social Marketing: quảng cáo và truyền tải các thông điệp tới người dùng thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn nhằm tạo ra giá trị, doanh thu hay gia tăng nhận diện thương hiệu.
Display: quảng cáo lập trình (programmatic advertising) thông qua các nền tảng (publishers, ad networks, ad exchange, DSP) với hình thức hiển thị các định dạng như hình ảnh, video, html trên các website và ứng dụng trong hệ thống của nhà cung cấp.
Non-online Marketing
SMS: quảng cáo thông qua tin nhắn SMS trên điện thoại. Chỉ tính tin nhắn SMS brandname (chăm sóc khách hàng và quảng cáo).
TV / Radio: quảng cáo trên các kênh truyền hình và đài phát thanh.
Digital Out-of-Home (OOH): quảng cáo ngoài trời ở định dạng điện tử như các màn hình hiển thị LCD (các tòa nhà, sân bay và ngoài trời), biển hiệu điện tử, v.v…
Sự khác nhau giữa online marketing và non-online marketing là gì?
Dưới đây là 3 sự khác biệt cơ bản của 2 kênh online marketing và non-online marketing:
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Sự khác biệt đến từ 3 góc độ:
1. Đo lường
Online marketing thì có khả năng đo lường một cách dễ dàng và hiệu quả hơn với sự hỗ trợ của các công cụ đo lường (Google Analytics chẳng hạn). Bạn có thể biết chính xác có bao nhiêu click đến từ kênh nào, thời gian khách hàng trên website bao lâu, họ đi khỏi website ở trang nào và họ có mua hàng hay không. Chú ý là tôi chỉ nói là online marketing thì đo lường dễ dàng hơn thôi chứ không nói là đo lường chính xác hơn.
Với các kênh non-online marketing thì không dễ dàng như vậy vì chúng không phụ thuộc vào website hay mạng internet và do vậy khó đo lường hơn (tương tự như các kênh outdoor và truyền thống vậy). Ví dụ: bạn không thể nào biết được có bao nhiêu người đọc tin nhắn của bạn khi bạn gửi SMS và có bao nhiêu người trong đó thực hiện việc mua hàng sau đó.
2. Phương thức hoạt động
Các kênh online marketing thì phụ thuộc vào mạng internet (đương nhiên rồi). Không có internet thì không có online marketing, vậy thôi.
Các kênh non-online marketing thì không phụ thuộc mạng internet mà phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng viễn thông (sóng truyền hình, sóng radio, sóng điện thoại, v.v…) và do đó có internet hay không thì chúng vẫn hoạt động.
3. Mục đích sử dụng
Có 2 mục đích chính khi làm quảng cáo 1 là để tăng cường chuyển đổi (converison – bán hàng, đăng ký, etc.), 2 là để tăng nhận diện thương hiệu (brand awareness).
Online marketing có thế mạnh là giúp tăng cường chuyển đổi vì chúng có thể đo lường được dễ dàng nhờ vậy có thể nhanh chóng tối ưu hóa và cải thiện hiệu quả chiến dịch ngay cả khi đang thực thi.
Non-online marketing có thế mạnh là giúp tăng cường nhận diện thương hiệu vì chúng có khả năng phủ rộng rãi.
Chú ý là nói thế thì không có nghĩa là các kênh online marketing sẽ không có khả năng tăng nhận diện thương hiệu hay các ngược lại các kênh non-online marketing thì không thể tăng chuyển đổi. Và lại càng không có nghĩa là nhận diện thương hiệu thì không giúp bán được nhiều hàng hơn hay ngược lại. Cái mình muốn nói ở đây là mỗi kênh có một thế mạnh đặc trưng và tùy theo mục đích mà người làm marketing cần sử dụng cho đúng.
Để chuẩn bị cho kế hoạch SEO và Marketing Online thật tốt, doanh nghiệp có thể liên hệ chuyên viên tư vấn SEO và Digital Marketing của dịch vụ SEO & Digital Marketing ONESE đã hỗ trợ thông tin và triển khai các chiến dịch SEO từ khóa hiệu quả.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn