Trong lúc đại dịch Covid-19 đang làm suy giảm nền kinh tế và nhiều doanh nghiệp phải cầm cự, thậm chí đối mặt phá sản sớm. Dưới đây là 11 bí quyết giup chủ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng của chuyên gia Jay Abraham đáng để chúng ta học hỏi và áp dụng.

Với những tổn thất mà nó gây ra, khủng hoảng kinh tế – như đợt gần nhất chúng ta trải qua – giúp chúng ta phát hiện vô số cơ hội tăng trưởng, còn nhiều hơn so với thời kỳ thịnh vượng. Và đó là lý do tại sao tôi thích khủng hoảng kinh tế.

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, bạn có thể vượt qua đối thủ, làm chủ sân chơi, đánh bại đối phương – bạn chọn cách nói nào cũng được. Điểm chính là bạn có thể chiến thắng dễ dàng – nếu bạn tìm ra lợi thế trong thời buổi khó khăn. Các đối thủ khác đều bỏ cuộc, và trước mặt bạn là đích đến. Trong khi người khác ngoái nhìn lại phía sau, bạn luôn nhìn về phía trước. Họ sợ hãi, còn bạn kiếm được cả gia tài. Đúng vậy, bạn nhìn thấy những cơ hội và thị trường bị bỏ quên, các mối giao thương và ý tưởng mà giữa thời thịnh vượng không ai nghĩ tới, và chắc chắn giữa lúc tài chính khó khăn như thế này, thì họ lại càng không.

11-bi-quyet-giup-chu-doanh-nghiep-vuot-qua-khung-hoang

Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động cầm cự, thậm chí phá sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

​11 bí quyết giúp chủ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng

  1. Khai thác tối đa lợi thế trong từng hành động, hoạt động đầu tư, thời gian hoặc sức lực mà bạn thực hiện.
  2. Mở rộng quan hệ giao tiếp/vạch kế hoạch/động não với những người có cùng suy nghĩ, hướng đến thành công và chia sẻ kinh nghiệm sống với bạn.
  3. Biến mình thành người có nhiều ý tưởng và người đổi mới được công nhận trong lĩnh vực hoặc thị trường của bạn.
  4. Làm cho “suy nghĩ tăng trưởng” trở thành một phần tự nhiên trong triết lý kinh doanh mỗi ngày của bạn.
  5. Hãy nhớ giảm thiểu rủi ro cho cả bạn và khách hàng trong mọi việc bạn làm (để cho mặt tiêu cực gần như bằng 0, và mặt tích cực gần như vô hạn)
  6. Không ngừng xác định và khám phá những tài sản tiềm ẩn trong công ty.
  7. Tận dụng cơ hội kiếm tiền từ công việc kinh doanh mỗi tháng.
  8. Mang thành công vào từng hành động và quyết định bạn đưa ra.
  9. Xây dựng công ty trên nền tảng nhiều nguồn thu thay vì phụ thuộc vào một nguồn thu duy nhất.
  10. Trở nên khác biệt, độc đáo và lợi thế trong mắt khách hàng.
  11. Để có được lòng trung thành và kết quả cao nhất, tạo ra giá trị thật sự cho khách hàng và nhân viên của bạn.

Nếu có bất kỳ mục nào trong danh sách những việc cần làm của bạn không gắn liền với một hoặc nhiều hơn trong số 11 bí quyết nói trên, hãy bỏ chúng ra – hoặc nếu chúng thật sự cần thiết cho công ty, hãy ủy thác cho người khác. Cái chính là bản thân bạn phải tập trung cho những việc tốt nhất và quan trọng nhất, đừng để mình bị phân tán hoặc phân tâm. Điều này sẽ giúp bạn phát triển tối đa khả năng vạch ra chiến lược của mình. Sau đây là một ví dụ rất hay.

Một trong những khách hàng cũ của tôi tên là Patrick Flanagan chuyên kinh doanh hệ thống tổng đài điện thoại. Anh kiếm được phần lớn khách hàng bằng việc gọi điện thoại chào hàng, một phương pháp không hiệu quả (chưa nói đến việc rất dễ nản lòng). Gần như không có chiến lược gì đằng sau những hành động của Patrick.

Patrick có dịp bán hệ thống tổng đài cho một công ty lớn mà khách hàng của họ được chia thành hai nhóm riêng biệt: những công ty lớn và những công ty có quy mô nhỏ. Tuy vậy, Patrick chỉ được quyền bán cho những công ty nhỏ. Mặt khác, anh không bị giới hạn gì về địa bàn kinh doanh, thế nên anh ta tận dụng tối đa cơ hội đó để tung ra chiến lược có lợi cho mình.

Kế hoạch của Patrick rất đơn giản: anh đi đến tất cả các nhà sản xuất của mình – những công ty lớn – và hỏi mua lại sản phẩm bỏ đi của họ (những hệ thống tổng đài đã trở nên quá nhỏ so với quy mô hiện nay của họ). Sau đó, anh bán lại những món này cho nhóm khách hàng của mình (các công ty nhỏ) và chia cho những công ty lớn đó một khoản lợi nhuận.

Chiến lược này có hiệu quả không? Tất nhiên là có. Patrick Flanagan đã xây dựng cả một công ty hàng triệu đô chỉ bằng cách thay đổi chiến lược. Bằng cách chú trọng vào những điểm quan trọng, anh đã gặt hái được thành công chưa từng có.

11-bi-quyet-giup-chu-doanh-nghiep-vuot-qua-khung-hoang2

Xem xét và khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có là một bí quyết cụ thể.

ĐỪNG SỢ SỰ THAY ĐỔI

Đôi khi, tạo ra một chiến lược tuyệt vời đòi hỏi bạn phải thay đổi cách làm việc hiện tại. Một lần nữa, đây là bài học của Trường Đào tạo Kinh doanh Indiana Jones:

Khi mọi thứ không hiệu quả, hãy thay đổi chiến thuật

Giả sử bây giờ bạn đã thuần thục kỹ năng quản lý thời gian. Bạn thuê trợ lý để sắp xếp e-mail cho mình và chú trọng vào 11 công cụ chiến lược cần thiết để đưa công ty theo hướng đi mới. Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng mọi nền tảng. Vẫn còn một điểm cuối cùng trước khi tung ra chiến lược tầm cỡ thế giới: kiểm tra lại thực tế.

Mọi người đang gặp khó khăn. Cho dù bạn có trả cho nhân viên của mình mức lương như trước hay không, thì họ vẫn bị thiệt thòi. Họ phải vật lộn với nền kinh tế và vật giá leo thang, cũng y như bạn vậy. Khách hàng của bạn cũng gặp khó khăn, có thể là do công ty của họ, ông chủ của họ, thu nhập của họ bị ảnh hưởng hoặc do công ty của họ đang tinh giảm biên chế.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Một sự thật đau lòng: trong thế giới bất ổn ngày nay, 80% doanh nghiệp gặp khốn đốn, còn những công ty nhỏ thì không tăng trưởng. Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp đang suy thoái. Các nhân viên suy sụp tinh thần vì những lo toan thường nhật như chứng kiến quỹ lương hưu của mình bốc hơi, phúc lợi mất đi còn lương thì bị cắt giảm (hoặc may mắn lắm là không tăng).

Bạn có thể nhận ra sự xáo trộn này trong chính doanh nghiệp của mình. Bạn nên biết rằng tình trạng này cũng diễn ra ở các công ty khác nữa, nhiều khả năng là nơi những khách hàng và đối tượng tiềm năng của bạn làm việc. Nhận thức nghiêm túc về tình huống này và mong muốn chân thành làm cho cuộc sống của khách hàng tốt đẹp hơn, giàu có hơn, thoải mái hơn và an toàn hơn có thể giúp bạn cải thiện bản chất kinh doanh của công ty bạn. Trong bối cảnh tàn bạo như vậy, quyết định vươn lên của bạn có thể tạo sự khác biệt cho sự tồn vong của công ty. Tại sao? Bởi bạn đầu tư nhiều hơn vào những trải nghiệm trong và sau khi mua hàng của khách. Bạn chú trọng hơn vào những vấn đề thật sự quan trọng đối với họ, bạn giải quyết và đáp ứng nhiều giá trị mà họ xem trọng hơn, và bạn thể hiện sự cảm thông trong mọi tình huống.

Điểm khởi đầu cho sự cảm thông chính là việc luôn luôn tỏ thái độ tích cực và dễ chịu khi giao dịch với khách hàng hay đối tượng tiềm năng. Đây có vẻ là điều quá hiển nhiên, nhưng rất khó để duy trì sự tự tin, ổn định, và lòng nhiệt thành đối với kết quả mà khách hàng nhận được khi chính công ty bạn đang gặp khó khăn, và bạn đang trong tình trạng căng thẳng. Lòng cảm thông chính là nền tảng của bất kỳ chiến lược kinh doanh hiệu quả nào. Nói một cách đơn giản, bạn phải yêu khách hàng của mình.

Khi yêu bạn như thế nào? Người mà bạn yêu thương sẽ trở thành trung tâm vũ trụ của bạn. Mọi thứ khác trở nên nhạt nhòa, bạn chỉ biết sống, thở và mơ về người đặc biệt đó.

Mối quan hệ của bạn với khách hàng cũng phải giống như vậy. Họ trở thành mối quan tâm hàng đầu của bạn. Điều đó sẽ khiến bạn dễ dàng trở nên sốt sắng hơn vì lợi ích khách hàng, bởi công việc của bạn là giúp họ có được thành quả tốt đẹp hơn sau mỗi giao dịch. Bạn phải đưa ra quyết định sáng suốt để giúp cho cuộc sống của khách hàng tốt đẹp hơn sau khi trao đổi với bạn.

Bạn có thể làm được điều này bằng cách chứng tỏ mình hiểu, tôn trọng, quan tâm và cảm thông với hoàn cảnh của họ như thế nào. Hãy lặp lại những gì bạn nghe họ bày tỏ; diễn đạt lại những vấn đề và cảm xúc của họ để đảm bảo là bạn hiểu được nhu cầu cụ thể mà bạn cần giải quyết cho khách hàng. Sau đây là bài học cơ bản đầu tiên về sự cảm thông:

Bày tỏ sự đồng cảm của bạn với khách hàng

Đừng lo, bạn không cần đăng ký khóa học diễn xuất nào để làm được điều này. Nếu bạn xem thành công của mình và của khách hàng là một, sự cảm thông sẽ diễn ra không tốn chút sức lực nào, đến nỗi bạn sẽ quên rằng đó là một phần trong chiến lược kinh doanh của bạn. Nó sẽ đơn giản trở thành bản chất thứ hai – một phần của bạn như là một con người, không phải như một doanh nhân.

Sự thay đổi về tính cách, sự tập trung, và mối quan tâm này quan trọng vì hai lý do:

  • Đầu tiên, con người cần cảm thấy mình có giá trị và được trân trọng – nhất là được trân trọng một cách thật lòng.
  • Thứ hai, tất cả đối thủ của bạn đang gặp khó khăn, vì vậy họ có thể “đi tắt”, trở nên cáu kỉnh hơn, và chỉ chú tâm vào sự sống còn của mình. Kết quả là họ sẽ mất đi sự nhạy cảm và kết nối với thị trường. Bạn không được làm như vậy.
11-bi-quyet-giup-chu-doanh-nghiep-vuot-qua-khung-hoang3

Hàng loạt cửa hàng, nhà hàng kinh doanh mặt phố đã đóng cửa.

​Bạn phải là nơi vững chãi giữa thời kỳ chao đảo. Đúng vậy, doanh nghiệp của bạn cũng phải tạo ra sự thay đổi; nó phải tiến hóa và phát triển. Nhưng trong lúc này, bạn phải mang đến sự vững vàng mà những người cần nó tìm đến, tin tưởng và còn quay lại nhiều lần sau nữa. Sau đây là một ví dụ.

Có một nhà thầu xây dựng ở Úc chuyên phục vụ đối tượng mua nhà lần đầu. Anh chi khoảng 10.000 đến 15.000 đô cho mỗi giao dịch để thu hút khách hàng. Sau khi tham dự một trong những chương trình huấn luyện dài ngày của tôi, anh nhận ra rằng phần lớn nguồn cung khách hàng mua nhà lần đầu là những người hiện đang thuê nhà chung cư ở. Vậy là anh liên hệ các chủ chung cư, nhờ họ giới thiệu những căn hộ của anh đến khách thuê chung cư như một bước tiến mới trong cuộc sống của họ.

Rõ ràng, người chủ chung cư sẽ không đời nào giới thiệu những khách hàng tốt nếu họ không được gì cả. Bởi vậy, nhà thầu này thưởng cho những chủ chung cư gửi khách hàng đến chỗ anh bằng cách: bất cứ ai chuyển nhà từ chung cư sang căn hộ của anh, chủ chung cư sẽ được 5.000 đô. Và nhà thầu của tôi còn đi một bước xa hơn: anh đảm bảo trả tiền thuê nhà, lên đến một năm, cho bất kỳ căn hộ chung cư bỏ trống nào do người thuê mua nhà của anh. Với giá khoảng 500 đô tiền thuê mỗi tháng cho mỗi căn hộ chung cư mà anh nhắm đến, anh tốn khoảng 6.000 đô một năm. Số tiền đầu tư tối đa của anh trong mỗi giao dịch vào khoảng 11.000 đô – ít hơn 4.000 đô so với chi phí bỏ ra trước đây.

Điều gì xảy ra sau đó? Anh không chỉ bán được hàng triệu, hàng triệu đô tiền nhà, mà còn giúp những người mua nhà lần đầu thực hiện bước nhảy lớn đầu tiên đáng sợ này, giảm thiểu rủi ro khi họ phải rời căn hộ chung cư và giúp người chủ chung cư kiếm được một khoản lợi nhuận kha khá khi hợp đồng được ký kết. Anh đã chuyển chiến lược kinh doanh của mình từ chiến dịch chú trọng vào bản thân, vốn chỉ hao tài tốn của, thành chiến dịch chú trọng vào khách hàng và giải quyết vấn đề. Điều này mang lại cho anh hàng triệu đô.

Khi bạn đủ dũng cảm để thay đổi chiến lược và thủ thuật bán hàng của mình, ba điều quan trọng sẽ xảy ra:

  1. Bạn sẽ biến được rất nhiều đối tượng thành khách hàng, nhiều hơn so với những gì bạn từng đạt được, và bạn sẽ tăng hiệu quả lẫn quy mô giao dịch – những thứ sẽ trở thành lợi nhuận – cũng với từng đó thời gian và công sức.
  2. Bạn sẽ gây ảnh hưởng đến rất nhiều người (và thường là những người tốt nhất, bởi vì họ sẽ rất cảm kích những gì bạn làm), kết quả là bạn tạo nên một khoảng cách rõ rệt so với đối thủ.
  3. Bạn sẽ chiếm được một thị phần rất lớn nhờ những khách hàng mới trên thị trường vì bạn nổi bật hơn hẳn trong số những lựa chọn hấp dẫn bày ra trước mắt họ.
  4. Ba điểm này sẽ xảy ra hiển nhiên nếu bạn có cách suy nghĩ đúng đắn. Luôn luôn là vì họ – những khách hàng và đối tượng tiềm năng. Không bao giờ là vì bạn, người bán hàng. Hãy luôn tâm niệm như thế, và chiến lược của bạn sẽ dần dần định hình.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thể cùng lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng dịch Covid-19 năm nay!

Theo Jay Abraham

Giải pháp nào để THU HÚT khách hàng và BÁN ĐƯỢC NHIỀU HÀNG lúc này?

Để triển khai kế hoạch SEO & Content Marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể liên hệ chuyên viên tư vấn Content Marketing của ONESE để hỗ trợ thông tin và triển khai các chiến dịch tiếp thị nội dung hiệu quả nhất.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn